15h00
Về cuối phiên giao dịch, do là phiên đáo hạn HĐTL chỉ số VN30 nên thị trường có biến động mạnh. VIC gây bất ngờ nhất khi bật tăng đến 6,2% lên 104.000 đồng/cp và là nhân tố chủ chốt giúp VN-Index lên mạnh cuối phiên. Bên cạnh đó, những cái tên như SSI, GVR, VCB, MSN hay SAB cũng tăng mạnh và giúp củng cố vững sắc xanh của VN-Index.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 13,91 điểm (1,02%) lên 1.374,85 điểm. Toàn sàn có 218 mã tăng, 161 mã giảm và 36 mã đứng giá. HNX-Index tăng 1,25 điểm (0,36%) lên 346,07 điểm. Toàn sàn có 131 mã tăng, 72 mã giảm và 64 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,23 điểm (0,24%) lên 94,71 điểm.
Thanh khoản thị trường duy trì ở mức cao nhưng giảm nhẹ so với phiên trước. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 27.754 tỷ đồng, giảm 0,6%, trong đó, giá trị khớp lệnh sàn HoSE giảm 2,6% xuống 21.959 tỷ đồng. SSI phiên này có giao dịch thỏa thuận 36,9 triệu cổ phiếu, trị giá 2.081 tỷ đồng.
Diễn biến giao dịch khối ngoại sàn HoSE. Nguồn: FireAnt.
14h00
Sự phân hóa của các cổ phiếu lớn vẫn là khá mạnh nên các chỉ biến động động với những nhịp giảm và hồi liên tục. Trong đó, với việc lực cầu gia tăng ở một số mã như SSI, GVR, NVL, VHM, HPG... nên VN-Index được kéo nhích lên trên mốc tham chiếu. SSI tăng 4%, GVR tăng 2,8%, NVL tăng 1,5%...
VN-Index tăng 0,28 điểm (0,02%) lên 1.361,22 điểm. HNX-Index tăng 1,69 điểm (0,49%) lên 346,51 điểm. UPCoM-Index tăng 0,11 điểm (0,12%) lên 94,59 điểm.
11h30
Tâm điểm của thị trường phiên này là nhóm cổ phiếu chứng khoán và mía đường. Đối với nhóm mía đường, LSS được kéo lên mức giá trần, KTS tăng 5,4%, SBT tăng 4,5%, SLS tăng 3,8%. Còn về các cổ phiếu chứng khoán, các mã như DSC, CTS, VIX hay APG đều được kéo lên mức giá trần. SSI tăng 3,2%, WSS tăng 7,8%, AGR tăng 4,7%...
VIX mới đây thông báo đã nhận được giấy chứng nhận đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng. Doanh nghiệp dự kiến phát hành 146,8 triệu cổ phiếu, tỷ lệ phân phối 115%. Trong đó, 127,7 triệu chào bán cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ 1:1 và 19,2 triệu trả cổ tức, tỷ lệ 15%. Như vậy, vốn điều lệ doanh nghiệp có thể tăng từ 1.277 tỷ đồng lên 2.745 tỷ đồng.
Trong khi đó, với việc các cổ phiếu dầu khí và ngân hàng đồng loạt giảm đã đây ra áp lực lớn khiến VN-Index tạm dừng phiên sáng trong sắc đỏ. GAS giảm 2,3%, MBB giảm 1,6%, PVD giảm 1,5%, TPB giảm 1,5%... Bên cạnh đó, các mã như VIC, PDR, BVM... cũng đều chìm trong sắc đỏ.
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 3,15 điểm (-0,23%) xuống 1.357,79 điểm. Toàn sàn có 153 mã tăng, 213 mã giảm và 43 mã đứng giá. HNX-Index tăng 0,69 điểm (0,2%) lên 345,51 điểm. Toàn sàn có 98 mã tăng, 85 mã giảm và 59 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,22 điểm (--0,23%) xuống 94,26 điểm.
Thanh khoản thị trường ở mức tương đương phiên sáng hôm qua với tổng giá trị khớp lệnh đạt 15.721 tỷ đồng, tăng 0,2%, trong đó, giá trị khớp lệnh sàn HoSE giảm 0,7% xuống 12.412 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng khoảng 285 tỷ đồng trên sàn HoSE, trong đó, dòng vốn này không còn bán ròng quá mạnh VHM như các phiên trước đó. VHM phiên sáng tăng trở lại 0,1% lên 110.100 đồng/cp.
Diễn biến giao dịch khối ngoại sàn HoSE. Nguồn: FireAnt.
11h14
9h57
Cổ phiếu mía đường đồng loạt tăng
Các cổ phiếu ngành mía đường gồm LSS, SLS, KTS, SBT hay QNS đều đua nhau bứt phá, trong đó, LSS tăng 3,7%, SLS tăng 3,5%, KTS tăng 2,2%... Thông tin giúp nhóm cổ phiếu này đi lên là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản gửi Bộ Công Thương về việc triển khai đấu giá thí điểm hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm nay.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, về chủng loại, số lượng đường (đường thô, đường tinh luyện) trong tổng số lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu năm nay, Bộ đề nghị Bộ Công Thương tiếp tục thực hiện đấu giá thí điểm quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan như đã thực hiện những năm trước và theo tỷ lệ lượng đường thô là 70%, đường tinh luyện là 30% trong tổng lượng hạn ngạch thuế quan.
9h35
Thị trường bước vào phiên giao dịch ngày 19/8 với áp lực vẫn lớn đến từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Dù sự phân hóa vẫn diễn ra mạnh ở nhóm cổ phiếu lớn nhưng sắc đỏ đang có phần chiếm ưu thế hơn. Các cổ phiếu ngân hàng như MBB, TPB, STB, VPB, TCB, VCB... đều chìm trong sắc đỏ và gây áp lực lớn lên VN-Index. MBB hiện giảm 1,3%, TPB giảm 1,2%, STB giảm 1%, VPB giảm 0,8%...
Ở hướng ngược lại, một số cổ phiếu lớn khác như HPG, SSI, SAB, BVH, FPT hay MSN vẫn giữ được sắc xanh và phần nào kìm hãm được đà giảm của VN-Index.
Hiện tại, VN-Index giảm 2,15 điểm (-0,16%) xuống 1.358,79 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 111,5 triệu cổ phiếu, trị giá 3.570 tỷ đồng. HNX-Index tăng 0,03 điểm (0,01%) lên 344,85 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 31,1 triệu cổ phiếu, trị giá 791 tỷ đồng. UPCoM-Index giảm 0,22 điểm (-0,2%) xuống 94,26 điểm.
Thị trường chứng khoán tiếp tục rung lắc mạnh trong phiên 18/8 trước áp lực đến từ nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn. Thanh khoản thị trường đi xuống so với phiên trước nhưng vẫn duy trì ở mức cao. Điểm tiêu cực của thị trường là khối ngoại bán ròng rất mạnh ở phiên này với giá trị lên đến 1.881 tỷ đồng, trong đó vẫn tập trung bán mạnh VHM.
Chứng khoán Agriseco (AGR) cho rằng tâm lý thị trường khả năng vẫn sẽ giữ được sự ổn định và VN-Index sẽ tiếp tục hướng dần lên mốc 1.400 điểm.
Theo Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), do tín hiệu hỗ trợ chưa rõ ràng nên có thể VN-Index sẽ cần thêm thời gian tích lũy tại vùng 1.355-1.370 điểm.
Một số thông tin quốc tế đáng chú ý:
Chốt phiên 18/8, Dow Jones, Nasdaq và S&P 500 đều giảm. Dow Jones giảm 382,59 điểm, tương đương 1,08%, xuống 34.960,69 điểm. S&P 500 giảm 47,81 điểm, tương đương 1,07%, xuống 4.400,27 điểm. Nasdaq giảm 130,27 điểm, tương đương 0,89%, xuống 14.525,91 điểm.
Các thị trường chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương tăng trong phiên 18/8. Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương không gồm Nhật Bản tăng 0,46%. Tại Nhật Bản, Nikkei 225 tăng 0,59% còn Topix tăng 0,44%. Chính phủ Nhật Bản quyết định gia hạn tình trạng khẩn cấp ở Tokyo và các khu vực khác đến ngày 12/9, Kyodo News đưa tin. Thị trường Trung Quốc đi lên với Shanghai Composite tăng 1,11% còn Shenzhen Component tăng 0,721%. Hang Seng của Hong Kong tăng 0,35%. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 0,5%. ASX 200 của Australia ở chiều ngược lại, giảm 0,12%.
Chốt phiên 18/8, giá dầu Brent, WTI đều giảm. Giá dầu Brent tương lai giảm 80 cent, tương đương 1,2%, xuống 68,23 USD/thùng. Giá dầu WTI tương lai giảm 1,13 USD, tương đương 1,7%, xuống 65,46 USD/thùng. Giá dầu gần đây chịu áp lực trong bối cảnh số ca nhiễm Covid-19 do biến chủng Delta gây ra trên thế giới gia tăng. Một số quốc gia phải tái áp các hạn chế đi lại.