• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.285,46 -1,06/-0,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.285,46   -1,06/-0,08%  |   HNX-INDEX   229,21   -0,91/-0,40%  |   UPCOM-INDEX   92,70   +0,00/+0,00%  |   VN30   1.362,69   -0,20/-0,01%  |   HNX30   498,32   -2,61/-0,52%
19 Tháng Mười 2024 2:32:25 CH - Mở cửa
Giá cổ phiếu than tăng vọt dù kết quả kinh doanh sụt giảm
Nguồn tin: Người đồng hành | 25/08/2021 10:37:25 SA
Đa phần doanh nghiệp than báo cáo doanh thu và lợi nhuận giảm so với cùng kỳ.
Doanh thu của Xuất nhập khẩu Than giảm mạnh nhất với tỷ lệ 69%, Than Cọc Sáu đứng đầu về giảm lợi nhuận lên đến 80%.
Nhiều mã cổ phiếu ngành than đã tăng giá mạnh mẽ như NBCtăng hơn 180%, MVB cũng tăng hơn 80% so với cuối năm ngoái.
 
Doanh thu, lợi nhuận đa phần sụt giảm
 
Tại thời điểm này, các doanh nghiệp ngành than niêm yết trên sàn chứng khoán đã báo cáo kết quả kinh doanh bán niên với doanh thu và lợi nhuận đa phần giảm so với cùng kỳ.

 
Xuất nhập khẩu Than (HNX: CLM) có mức sụt giảm doanh thu mạnh nhất 69% về còn gần 1.397 tỷ đồng. Tiếp đó là Than Cọc Sáu (HNX: TC6) với doanh thu giảm 25% do sản lượng than tiêu thụ đạt 41% so với kế hoạch, Than miền Bắc (HNX:TMB) doanh thu bán hàng 6 tháng đầu năm cũng giảm 10% về 5.684 tỷ đồng. Song một số công ty vẫn ghi nhận tăng trưởng doanh thu như Than Núi Béo (HNX: NBC) Than Mông Dương (HNX :MDC), Than Hà Tu (HNX: THT), tuy nhiên mức tăng tương đối thấp, khoảng 5-20%.
 
Mặc dù doanh thu nghìn tỷ nhưng lợi nhuận của hầu hết các doanh nghiệp lại khá mỏng và chủ yếu đi xuống so với cùng kỳ năm trước, tương tự như biến động của doanh thu. Trong đó, lãi sau thuế của Than Cọc Sáu giảm đến 80% về còn hơn 3 tỷ đồng, nguyên nhân chính do doanh thu bán hàng giảm 25% và chi phí tài chính tăng 45% do không còn hoàn nhập như kỳ trước. Lợi nhuận Xuất nhập khẩu Than cũng giảm 60% xuống 12,5 tỷ đồng. Tiếp đến là Than miền Bắc và Than Vàng Danh với lãi giảm khoảng 35%...
 
Đáng chú ý trường hợp lãi bứt phá của Mỏ Việt Bắc (HNX: MVB), lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp này tăng 112% lên mức 228 tỷ đồng. Nguyên nhân chính là do doanh thu bán hàng tăng, trong khi chi phí bán hàng và chi phí lãi vay đều giảm so với cùng kỳ. Than Núi Béo cũng ghi nhận gần 17 tỷ đồng lãi, cải thiện so với khoản âm 144 tỷ nửa đầu năm ngoái.

 
Nguyên nhân giảm lợi nhuận
 
Bản chất hoạt động của các công ty Việt Nam không giống như các doanh nghiệp than thế giới có quyền của chủ mỏ. Các doanh nghiệp than nội địa phần lớn hoạt động khai thác theo kế hoạch và theo định mức được giao từ công ty mẹ Tập đoàn Than - khoáng sản Việt Nam (Vinacomin, TKV). Theo Chứng khoán BIDV (BSC), khi giá than tăng, phần lớn lợi thế sẽ dồn về công ty mẹ, các đơn vị thành viên hưởng định mức lãi theo kế hoạch và quy mô doanh thu. Xét về hiệu quả kinh doanh, các công ty con sẽ chỉ được lợi khi quy mô doanh thu tăng và chủ động tiết kiệm chi phí thường là khấu hao, nhân công, lãi vay.
 
Tuy nhiên, doanh thu bán hàng nửa đầu năm giảm do tiêu thụ than gặp khó khăn trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều ngành phải dừng, giãn sản xuất. Nhu cầu tiêu thụ than phần lớn đến từ các nhà máy nhiệt điện, song sản lượng điện than giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 6 tháng, lượng than tiêu thụ của TKV giảm 5% xuống 22,54 triệu tấn; sản lượng than nguyên khai sản xuất cũng giảm 4% so với cùng kỳ, về mức 20,62 triệu tấn. TKV cũng đưa ra dự báo nhu cầu than cho nền kinh tế năm nay không có sự tăng trưởng, chỉ ở mức tương đương năm ngoái.
 
Mặt khác, sản lượng than nhập khẩu kinh doanh giảm mạnh dẫn đến các chỉ tiêu đều giảm so với cùng kỳ. Theo kế hoạch năm 2021, TKV sẽ giảm lượng than nhập khẩu xuống còn 1,4 triệu tấn. Thêm vào đó, trữ lượng các mỏ lộ thiên đã dần cạn, đa số mỏ khai thác hầm lò sâu; chi phí khai thác với hệ số bóc đất đá (tỷ lệ đất đá so với than được khai thác) tăng dẫn đến giá than kém cạnh tranh. Giá nguyên liệu đầu vào cùng nhiều loại thuế và phí cao cũng đang kìm hãm sự phát triển của ngành than Việt Nam.
 
Cổ phiếu ngành than tăng giá

 
Diễn biến giá cổ phiếu nhóm than. Ảnh: Tradingview
 
Mặc dù tình hình kinh doanh không mấy khởi sắc nhưng nhiều mã cổ phiếu ngành than đã tăng giá mạnh mẽ. Riêng cổ phiếu NBC của Than Núi Béo tăng hơn 180%, thị giá mã MVB của Mỏ Việt Bắc cũng tăng hơn 80% so với cuối năm ngoái.
 
Theo phân tích của nhiều chuyên giá, cổ phiếu than trải qua chuỗi tăng mạnh thời gian qua do hưởng lợi từ sự tăng giá than quốc tế.
 
Kể từ đầu năm, giá than nhiệt của Australia tại cảng Newcastle - giá tiêu chuẩn cho thị trường châu Á đã tăng 106% lên hơn 166 USD/tấn. Giá nhiên liệu này trong thời gian tới có thể lên mức cao nhất mọi thời đại từng ghi nhận được vào hồi tháng 7/2008 là 195,2 USD/tấn.

 
Diễn biến giá than nhiệt Australia. Ảnh: Index Mundi
 
Nhu cầu than tăng vọt từ Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng nâng giá than Indonesia lên mức cao nhất trong vòng hơn một thập kỷ, đạt 130,99 USD/tấn vào đầu tháng 8.
 
Xu hướng giá than tăng sẽ còn tiếp diễn, ít nhất là trong năm nay, do nhu cầu cao từ các nhà sản xuất Trung Quốc và nhiều quốc gia khác sau đại dịch. Điều này đã hỗ trợ cho nhóm cổ phiếu than có đà tăng trưởng tích cực nửa đầu năm.