• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 4:04:42 CH - Mở cửa
Khó lý giải nguyên nhân nhập khẩu cao su tăng đột biến
Nguồn tin: BizLIVE | 30/08/2021 10:43:09 CH
Tuy đứng thứ ba về sản xuất cao su, chiếm 7,7% tổng sản lượng toàn cầu nhưng từ 1/1 - 15/8/2021, Việt Nam đã nhập khẩu 1.157.837 tấn cao su, trị giá 1,676 tỷ USD, tăng 2,27 lần về lượng và 2,42 lần về kim ngạch.

 
Khai thác mủ cao su (Ảnh minh họa)
 
Nhập khẩu cao su tăng đột biến
 
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 15 ngày đầu tháng 8/2021, nhập khẩu cao su của Việt Nam đạt 93.316 tấn, trị giá 126,453 triệu USD, so với nửa đầu tháng 8/2020 tăng 2,05 lần về khối lượng và tăng 2,35 lần về giá trị kim ngạch. Luỹ kế từ đầu năm đến ngày 15/8/2021, nhập khẩu cao su đạt 1.157.837 tấn, trị giá 1,676 tỷ USD, so với cùng kỳ tăng 2,27 lần về khối lượng và tăng 2,42 lần về kim ngạch.
Việt Nam nhập khẩu cao su chủ yếu từ các thị trường khu vực châu Á và hầu hết đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó Campuchia là thị trường nhập khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam. Bảy tháng đầu năm nhập khẩu cao su từ Campuchia đạt 630 ngàn tấn, trị giá 674,21 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái tăng 4,81 lần về khối lượng và tăng 5,72 lần về kim ngạch. 
Thị trường nhập khẩu cao su lớn thứ hai là Hàn Quốc đạt 87.834 tấn, với 185.988.969 USD. Kế đến là thị trường Trung Quốc đạt 57.087 tấn, trị giá 131,261 triệu USD; Đài Loan đạt 49.349 tấn, trị giá 110,50 triệu USD; Thái Lan đạt 36.343 tấn, trị giá 73,80 triệu USD.
Theo chuyên gia ngành cao su, nếu chỉ nhìn báo cáo thống kê nhập khẩu cao su của Tổng cục hải quan sẽ thấy nhập khẩu cao su tăng mạnh gấp 2,27 lần về lượng và tăng 2,42 lần về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác tình hình nhập khẩu cao su trong thời gian qua cần phải kiểm tra từng chủng loại cao su nhập khẩu, là cao su nhân tạo (cao su làm từ dầu mỏ) hay là cao su thiên nhiên (khai thác từ cây cao su). 
“Nhìn chung để phân tích vấn đề này rất phức tạp, bởi theo báo cáo của Tổng cục hải quan chỉ nói là nhập khẩu cao su thì rất khó đánh giá, vì khi đề cập đến lượng nhập khẩu cao su cần phải làm rõ loại cao su nhập khẩu. Do vậy, muốn đánh giá thì Hiệp hội cao su Việt Nam phải kiểm tra số liệu hải quan và căn cứ trên mã số (code) nhập khẩu, chủng loại cao su nhập khẩu và phải biết cách tính của hải quan như thế nào mới đánh giá được”, vị chuyên gia này cho biết.
Bị ảnh hưởng bởi giá cước vận chuyển xuất khẩu cao su vẫn tăng trưởng mạnh
 
 
Ở chiều ngược lại, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong nửa đầu tháng 8/2021, xuất khẩu cao su đạt 87,34 nghìn tấn, trị giá 143,1 triệu USD, so với nửa đầu tháng 8/2020 giảm 18,5% về lượng, nhưng tăng 10,2% về trị giá. 
Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/8/2021, xuất khẩu cao su đạt trên 1 triệu tấn, trị giá 1,68 tỷ USD, tăng 27% về lượng và tăng 66,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. 
Theo Cục xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, xuất khẩu cao su đang bị ảnh hưởng bởi nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng sản xuất do nằm trong khu vực phong tỏa, hoặc sản xuất bị ảnh hưởng bởi công nhân nghỉ việc, bị cách ly, sống trong vùng có dịch... Trong khi đó, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, tình hình vận chuyển chưa có dấu hiệu được cải thiện, tình trạng thiếu container rỗng sẽ tiếp tục diễn ra. 
Đồng thời, giá cước vận chuyển cao được dự báo kéo dài sang năm 2022, do đó sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu cao su của Việt Nam.
Tuy nhiên, xuất khẩu cao su sang các thị trường lớn như EU, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ dự báo tiếp tục xu hướng tăng nhờ nhu cầu tại các nước này được cải thiện và kinh tế đang dần hồi phục do các biện pháp phong tỏa được nới lỏng. 
Tháng 7/2021, xuất khẩu cao su đạt 204,52 nghìn tấn, trị giá 338,2 triệu USD, so với tháng 7/2020 tăng 1% về lượng và tăng 38,1% về trị giá. Lũy kế 7 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cao su đạt 918,79 nghìn tấn, trị giá 1,54 tỷ USD, tăng 34,2% về lượng và tăng 74,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. 
Xuất khẩu cao su trong tháng 7/2021 tăng nhờ xuất khẩu sang phần lớn các thị trường đều tăng mạnh.
Trong bảy tháng đầu năm 2021, cao su của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc, chiếm 70% trong tổng lượng và chiếm 67,4% trong tổng kim ngạch cao su xuất khẩu của cả nước, đạt trên 643.167 tấn, tương đương 1,04 tỷ USD, giá trung bình 1.615,8 USD/tấn. So với cùng kỳ năm 2020 tăng 26,4% về lượng, tăng 62,7% về kim ngạch và tăng 28,8% về giá.
Kế tiếp là thị trường EU đạt 49.815 tấn, tương đương 89,79 triệu USD, giá trung bình 1.802,5 USD/tấn, tăng 71,4% về lượng, tăng 124,7% về kim ngạch và tăng 31% về giá so với cùng kỳ năm 2020; chiếm trên 5% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu cao su của cả nước.
Xuất khẩu cao su sang thị trường Ấn Độ đạt 47.363 tấn, tương đương 85,5 triệu USD, giá 1.805,3 USD/tấn, tăng 70,6% về lượng, tăng 119,4% kim ngạch, giá tăng 28,6% so với cùng kỳ, chiếm trên 5% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu cao su của cả nước.
Nhìn chung, xuất khẩu cao su 7 tháng đầu năm sang hầu hết các thị trường chủ đạo đều tăng cả lượng, kim ngạch và giá so với cùng kỳ năm 2020.