• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.250,17 +1,06/+0,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 12:25:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.250,17   +1,06/+0,08%  |   HNX-INDEX   222,60   +0,12/+0,06%  |   UPCOM-INDEX   92,99   -0,12/-0,13%  |   VN30   1.315,94   +2,46/+0,19%  |   HNX30   462,84   +0,65/+0,14%
20 Tháng Giêng 2025 12:29:44 CH - Mở cửa
MASVN - P/E thị trường hiện tại đã quay về vùng định giá hấp dẫn
Nguồn tin: Người đồng hành | 04/08/2021 11:38:17 SA
MASVN ước tính tổng lợi nhuận sau thuế quý II tăng hơn 59% so với cùng kỳ, lũy kế 6 tháng đầu năm tăng khoảng 69%.
Sau khi điều chỉnh trong tháng 7, mức P/E thị trường hiện tại đã quay về vùng định giá hấp dẫn xét về cả so sánh lịch sử lẫn so sánh tương đối với các thị trường khác.
MASVN điều chỉnh dự phóng VN-Index trong khoảng 1.222 đến 1.440 điểm đến cuối năm, với mục tiêu cơ sở là 1.350 điểm. 
 
Theo báo cáo chiến lược của Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MASVN), mặc dù dịch bệnh tác động đến 2 tháng cuối quý II nhưng tăng trưởng lợi nhuận vẫn duy trì ở mức cao. Tính đến ngày 30/7, hơn 70% doanh nghiệp niêm yết trên sàn HoSE đã có báo cáo kết quả kinh doanh quý II (chiếm khoảng 92% vốn hóa). Theo đó, MASVN ước tính tổng lợi nhuận sau thuế tăng hơn 59% so với cùng kỳ, lũy kế 6 tháng đầu năm tăng khoảng 69%.

 
Thời gian kiểm soát dịch càng lâu càng ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. MASVN kỳ vọng lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS) của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HoSE sẽ tăng hơn 33% trong năm 2021 trong trường hợp lạc quan nhất (dịch bệnh sớm được kiểm soát trong tháng 8). Ngược lại, trong trường hợp xấu, dịch bệnh kéo dài đến cuối tháng 10, mức tăng trưởng EPS chỉ kỳ vọng ở mức 28%. Tương ứng với mức tăng EPS kỳ vọng, MASVN điều chỉnh dự phóng VN-Index trong khoảng 1.222 đến 1.440 điểm đến cuối năm, với mục tiêu cơ sở là 1.350 điểm. Hơn nữa, sau khi điều chỉnh trong tháng 7, mức P/E thị trường hiện tại đã quay về vùng định giá hấp dẫn xét về cả so sánh lịch sử lẫn so sánh tương đối với các thị trường khác.
 
Hiện tại, tiêu dùng trong nước có dấu hiệu chậm lại và bị tác động đáng kể bởi dịch bệnh. Trong khi đó, dòng vốn FDI, xuất khẩu, đầu tư công tiếp tục là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong bối cảnh đó, ngành bất động sản khu công nghiệp, ngành cảng biển, logistic, các doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng sẽ có triển vọng tốt. Ngoài ra, xem xét lại bài học từ đợt dịch năm 2020, MASVN nhận thấy công nghệ thông tin, nguyên vật liệu, ngân hàng, chứng khoán là các nhóm ngành ít bị ảnh hưởng bởi dịch.
 
Về yếu tố vĩ mô, MASVN cho biết việc gia tăng thực hiện giãn cách xã hội một cách nghiêm ngặt, trong bối cảnh diễn biến phức tạp của đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư, đã gây tác động tiêu cực đến các hoạt động kinh tế trong tháng 7 vừa qua. Cụ thể, trong tháng 7, sản xuất công nghiệp giảm đà hồi phục, chỉ tăng trưởng nhẹ so với cùng kỳ; tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu giảm đáng kể so với giai đoạn 6 tháng đầu năm; vốn FDI đăng ký giảm mạnh; hoạt động bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng tăng trưởng âm so với cùng kỳ tháng thứ 3 liên tiếp. Do vậy, tính chung trong 7 tháng đầu năm, tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam có phần chậm lại so với đà hồi phục trước đó.
 
MASVN hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2021 xuống mức 5,9% trong kịch bản cơ sở, từ mức 6,5% trong dự báo trước đó, do tình hình dịch Covid-19 kéo dài hơn so với kỳ vọng trước đó. Đà hồi phục của nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào tốc độ kiểm soát dịch, cũng như tình hình triển khai vắc xin ở Việt Nam và các nước đối tác của Việt Nam. Các động lực tăng trưởng có thể dần lấy lại đà hồi phục khi dịch được khống chế, bao gồm dòng vốn FDI ky vọng tăng trưởng trở lại khi dịch được kiểm soát, khi Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của làn sóng FDI toàn cầu.
 
Bên cạnh đó, nhu cầu bên ngoài phục hồi đáng kể nhờ việc triển khai vaccine toàn cầu và các gói hỗ trợ kích thích kinh tế ở các đối tác thương mại lớn giúp xuất khẩu tăng trưởng hai con số và thúc đẩy các hoạt động sản xuất công nghiệp trong nước. Cùng với đó là Chính phủ đẩy mạnh đầu tư công trong các tháng cuối năm 2021 và sang 2022. Điểm tích cực là Chính phủ đã và đang tích cực thực hiện các chính sách tiền tệ và tài khóa hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong mùa dịch và lạm phát và tỷ giá tiếp tục duy trì ổn định.

 
Các rủi ro chính đối với triển vọng tăng trưởng của Việt Nam gồm diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trên phạm vi toàn cầu. Bên cạnh đó là việc triển khai vaccine của Việt Nam chậm hơn kỳ vọng là rủi ro đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Cuối cùng, lĩnh vực dịch vụ du lịch, hàng không sẽ mất nhiều năm để hồi phục; do đó, tiêu dùng, nói chung, sẽ kéo đà tăng trưởng chung của nền kinh tế.