15h00
Do phiên hôm nay các quỹ ETF thực hiện hoàn tất giao dịch cho kỳ cơ cấu danh mục quý III. Theo công bố trước đó, FTSE Vietnam Index chỉ số cơ sở của quỹ FTSE Vietnam Swap UCITS ETF (FTSE ETF) thêm KDH và VCI. Còn MVIS Vietnam Index - chỉ số cơ sở của quỹ VanEck Vectors Vietnam ETF (V.N.M ETF) thêm đến 9 cổ phiếu Việt Nam gồm THD, SAB, DGC, KDC, DIG, VND, DPM, PVS và SHS.
Trong kỳ cơ cấu này, tỷ trọng của hàng loạt cổ phiếu cũ trong danh mục của 2 quỹ ETF kể trên bị giảm đáng kể và sẽ bị bán ra, chính điều này khiến nhiều cổ phiếu có biến động rất mạnh. VRE giảm 2,7%, PDR giảm 2,2%, MSN giảm 2,5%...
Trong khi đó, đa số các cổ phiếu được thêm vào đều tăng giá tốt. DGC tăng trần, DIG tăng 2,9%, VND tăng 3%, DPM tăng 2,1%, SHS tăng 3,6%...
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 6,77 điểm (0,5%) lên 1.352,64 điểm. Toàn sàn có 280 mã tăng, 126 mã giảm và 53 mã đứng giá. HNX-Index tăng 4,73 điểm (1,34%) lên 357,97 điểm. Toàn sàn có 139 mã tăng, 97 mã giảm và 52 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 1,15 điểm (1,19%) lên 97,4 điểm.
Thanh khoản thị trường tăng vọt so vưới phiên trước. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 30.018 tỷ đồng, tăng 37,4%, trong đó, giá trị giao dịch riêng sàn HoSE tăng 41% lên mức 23.696 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng hơn 1.700 tỷ đồng do ảnh hưởng từ hoạt động cơ cấu danh mục của các quỹ ETF kể trên.
Diễn biến giao dịch khối ngoại sàn HoSE. Nguồn: FireAnt.
13h55
Nhóm ngân hàng và chứng khoán đang giao dịch theo chiều hướng tích cực. Trong đó, ở nhóm ngân hàng TPB tăng 5%, VPB tăng 3,1%, SHB tăng 2,3%... Đối với nhóm chứng khoán, VCI tăng 4,8%, VND tăng 4,2%, SSI tăng 3,3%.
Hiện tại, VN-Index tăng 9,67 điểm (0,72%) lên 1.355,54 điểm. HNX-Index tăng 5,45 điểm (1,54%) lên 358,69 điểm. UPCoM-Index tăng 0,93 điểm (0,97%) lên 97,18 điểm.
11h30
Về cuối phiên sáng, hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn tăng giá và góp phần giữ vững sắc xanh của các chỉ số, trong đó, TPB tăng 3,9%, VNM tăng 2,1%, BID tăng 1,8%, VPB tăng 1,5%, FPT tăng 1,5%.
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 6,84 điểm (0,51%) lên 1.352,71 điểm. HNX-Index tăng 3,84 điểm (1,09%) lên 357,08 điểm. UPCoM-Index tăng 0,62 điểm (0,64%) lên 96,8 điểm.
Thanh khoản thị trường cải thiện so với phiên sáng hôm qua. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 14.619 tỷ đồng, tăng 11,7%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng 16,4% lên 11.506 tỷ đồng.
Khối ngoại bán ròng hơn 120 tỷ đồng trên HoSE.
Diễn biến giao dịch khối ngoại sàn HoSE. Nguồn: FireAnt.
11h29
Nhóm cổ phiếu "họ Louis" chỉ có APG còn giảm sàn. Dù thoát khỏi mức giá sàn nhưng các cái tên như DDV, SMT, BII hay AGM vẫn giảm sâu. TGG đảo chiều tăng trở lại 1,2% lên 61.000 đồng/cp.
10h12
FPT tăng 1,7% lên 96.300 đồng/cp. FPT (HoSE: FPT) công bố kết quả kinh doanh 8 tháng đầu năm với doanh thu và lợi nhuận trước thuế đạt 21.842 tỷ đồng và 4.005 tỷ đồng, tăng 19,2% và 19,8% so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận trước thuế tăng từ 18,2% lên 18,3%. Lợi nhuận sau thuế cho cổ đông công ty mẹ và EPS lần lượt đạt 2.629 tỷ đồng và 2.904 đồng, tăng 17,0% và 16,4%.
FPT lãi ròng 2.629 tỷ đồng sau 8 tháng, tăng 17% so với cùng kỳ
9h30
Nhóm cổ phiếu họ "Louis" đồng loạt lao dốc mạnh ngay từ đầu phiên. Trong đó, APG, TGG, BII, SMT hay DDV đều bị kéo xuống mức giá sàn trong tình trạng trắng bên mua. GKM cũng giảm đến 8,8% xuống 27.900 đồng/cp, cổ phiếu này cũng có lúc giảm sàn. AGM giảm 6,7% xuống 36.300 đồng/cp.
Diễn biến giá cổ phiếu liên quan đến "hệ sinh thái Louis".
9h26
Ngay từ đầu phiên giao dịch, các chỉ số tăng điểm nhờ lực đẩy ở nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn đặc biệt là nhóm ngân hàng. Trong đó, SHB tăng 2,7%, VPB tăng 1,6%, ACB tăng 1,1%, CTG tăng 1,3%... Bên cạnh đó, các cổ phiếu như VIC, FPT, HVN... cũng đồng loạt tăng mạnh. HVN tăng 6,7% sau 2 phiên giảm mạnh trước đó, FPT tăng 1,6%, VIC tăng 1,4%.
Ở chiều ngược lại, các mã lớn khác như MSN, PNJ, SAB, BVH, GAS hay VCB đang giảm giá và phần nào gây áp lực lên các chỉ số.
VN-Index tăng 6,28 điểm (0,48%) lên 1.352,35 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 75 triệu cổ phiếu, trị giá 1.578 tỷ đồng. HNX-Index tăng 3,06 điểm (0,87%) lên 356,3 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 25 triệu cổ phiếu, trị giá 481 tỷ đồng. UPCoM-Index tăng 0,54 điểm (0,56%) lên 96,79 điểm.
VN-Index rung lắc trong phiên 17/9 khi nhóm cổ phiếu lớn có sự phân hóa mạnh. Trong đó, VIC và VHM giảm sâu gây áp lực rất lớn lên chỉ số này. Thanh khoản thị trường giảm so với phiên trước, tổng giá trị khớp lệnh giảm 3,4% xuống còn 21.842 tỷ đồng.
Điểm tiêu cực của thị trường ở phiên này là khối ngoại đẩy mạnh bán ròng 1.266 tỷ đồng trên toàn thị trường, trong đó, VIC bị bán ròng đến hơn 1.144 tỷ đồng.
Chứng khoán Asean (AseanSC) lưu ý ngày 17/9 là ngày các quỹ ETF hoàn thành cơ cấu danh mục quý III và có khả năng xảy ra biến động mạnh vào cuối phiên.
Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) dự báo VN-Index có thể tiếp tục biến động giằng co với biên độ trong khoảng 1.325- 1.350 điểm phiên cuối tuần.
Một số thông tin quốc tế đáng chú ý:
Chốt phiên 16/9, Dow Jones, S&P 500 giảm, Nasdaq tăng. Dow Jones giảm 63,07 điểm, tương đương 0,18%, xuống 34.751,32 điểm. S&P 500 giảm 6,95 điểm, tương đương 0,16%, xuống 4.473,75 điểm. Nasdaq tăng 20,4 điểm, tương đương 0,13%, lên 15.181,92 điểm.
Các thị trường chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương trái chiều trong phiên 16/9. Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương không gồm Nhật Bản giảm 0,7%. Tại Nhật Bản, Nikkei 225 giảm 0,62%, Topix giảm 0,3%. Thị trường Trung Quốc đi xuống với Shanghai Composite giảm 1,34%, Shenzhen Component giảm 1,954%. Hang Seng của Hong Kong giảm 1,46%. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 0,74%. ASX 200 của Australia tăng 0,58%.
Chốt phiên 16/9, giá dầu Brent tăng, WTI giữ nguyên. Giá dầu Brent tương lai tăng 21 cent, tương đương 0,3%, lên 75,67 USD/thùng, trong phiên trước đó có lúc chạm 76,13 USD/thùng, cao nhất kể từ ngày 30/7. Giá dầu WTI tương lai giữ ở 72,61 USD/thùng sau khi lên cao nhất kể từ ngày 2/8 hôm 15/9.