Giá tiêu dùng của Mỹ đã tăng trong tháng 12/2021, và là mức tăng nhiều nhất trong gần 40 năm, qua đó làm cũng cố đồn đoán Fed sẽ bắt đầu tăng lãi suất vào tháng 3/2022.
Giá vàng châu Á ổn định trong phiên ngày 13/1 và giao dịch gần mức cao của một tuần đạt được trong phiên trước đó, trong bối cảnh đồng USD và lợi suất trái phiếu giảm sau khi số liệu về lạm phát của Mỹ không nằm ngoài dự kiến, củng cố đồn đoán lãi suất tăng nhanh hơn.
Giá vàng châu Á gần mức cao của một tuần trong phiên 13/1. Ảnh: TTXVN
Vào lúc 13 giờ 37 phút theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay đi ngang ở mức 1.825,82 USD/ounce. Giá vàng kỳ hạn của Mỹ cũng không đổi ở mức 1.826,50 USD/ounce.
Trong phiên trước đó, kim loại quý này đã chạm mức cao nhất kể từ ngày 5/1 là 1.827,92 USD/ounce.
Hareesh V., người đứng đầu bộ phận nghiên cứu hàng hóa tại Geojit Financial Service, Kochi, Ấn Độ cho biết thị trường đang chờ đợi chỉ dấu rõ ràng hơn từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng như diễn biến của đồng USD. Đó là lý do khiến vàng hầu hết đi ngang.
Giá tiêu dùng của Mỹ đã tăng trong tháng 12/2021, và là mức tăng nhiều nhất trong gần 40 năm, qua đó làm cũng cố đồn đoán Fed sẽ bắt đầu tăng lãi suất vào tháng 3/2022.
Sau số liệu lạm phát, đồng USD đã suy yếu xuống mức thấp của hai tháng, giúp vàng hấp dẫn hơn cho nhà đầu tư nước ngoài. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ cũng giảm, rời khỏi mức cao nhất của hai năm đạt được đầu tuần này. Lợi suất thấp làm giảm chi phí cơ hội nắm giữ tài sản không sinh lời như vàng.
Vàng vốn được xem là nơi trú ẩn an toàn trong giai đoạn lạm phát, tuy nhiên, kim loại quý này nhạy cảm với lãi suất Mỹ tăng.
Trên thị trường kim loại quý khác, giá bạc giao ngay đi ngang ở mức 23,11 USD/ounce, giá bạch kim giảm 0,4% xuống 973,65 USD/ounce, còn giá bạch kim giảm 0,4% xuống 1.903,35 USD/ounce.
Tại thị trường Việt Nam, giá vàng SJC được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết ở mức 61 - 61,67 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra)./.