• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.227,63 -0,70/-0,06%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 10:35:00 SA

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.227,63   -0,70/-0,06%  |   HNX-INDEX   220,98   -0,78/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   91,38   -0,12/-0,14%  |   VN30   1.285,58   -1,09/-0,08%  |   HNX30   466,82   -2,99/-0,64%
22 Tháng Mười Một 2024 10:36:09 SA - Mở cửa
Cổ phiếu khuyến nghị hôm nay (21/1): KDH, BID và DGW
Nguồn tin: VietNam Finance | 21/01/2022 8:14:28 SA
Yuanta cho biết, KDH vừa thực hiện thương vụ mua lại 2 dự án mới tại khu vực phía Đông TP. HCM, có tổng diện tích 10-15ha giúp thúc đẩy quỹ đất của doanh nghiệp lên khoảng 614ha, tương ứng với 8 dự án đều tọa lạc ở TP. HCM. Đây là nhân tố quan trọng giúp KDH duy trì hoạt động kinh doanh ổn định trong thời dịch, bất chấp ngành bất động sản đang vấp phải những khó khăn.
 
Yuanta: Khuyến nghị mua KDH với giá mục tiêu 61.300 đồng/cổ phiếu
 
Trong quý III/2021, Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (HoSE: KDH) ghi nhận doanh thu đạt gần 1.200 tỷ đồng, giảm 32% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận sau thuế đạt 316 tỷ đồng, giảm 12,5% so với cùng kỳ.
 
Gộp chung 3 quý năm 2021, KDH ghi nhận doanh thu đạt 3.147 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 790 tỷ đồng, lần lượt giảm 3% và tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, doanh nghiệp đã thực hiện được 65% kế hoạch doanh thu và kế hoạch lợi nhuận năm.
 
Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) cho biết, KDH vừa thực hiện thương vụ mua lại 2 dự án mới tại khu vực phía đông TP. HCM, có tổng diện tích 10-15ha giúp thúc đẩy quỹ đất của doanh nghiệp lên khoảng 614ha, tương ứng với 8 dự án đều tọa lạc ở TP. HCM.
 
Với vị thế là thương hiệu bất động sản có uy tín trên thị trường, quỹ đất rộng lớn giúp KDH duy trì hoạt động kinh doanh ổn định trong thời dịch mặc dù ngành địa ốc đã và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn.
 
Đáng chú ý, KDH chia sẻ rằng có 4 dự án (bao gồm giai đoạn mở rộng của dự án khu công nghiệp LMX, Armena, Clarita, An Dương Vương và Bình Hưng 11A) sẽ hoàn thiện toàn bộ thủ tục pháp lý và sẽ được chào bán trong năm 2022. Bên cạnh đó, tiến độ đền bù đất đang tiến triển rất tốt, đặc biệt là tại dự án Tân Tạo. Vì vậy, Yuanta kỳ vọng KDH sẽ cho ra mắt dự án này trong năm 2023.
 
Yuanta hiện duy trì khuyến nghị mua với giá mục tiêu 61.300 đồng/cổ phiếu dành cho KDH, tương ứng mức sinh lời là 14%. Giá trị tài sản ròng (NAV) của KDH tăng thêm 23.700 tỷ đồng so với mô hình định giá trước đó, trong đó giá trị ước tính của dự án Tân Tạo tăng 15.900 tỷ đồng sau khi điều chỉnh một vài giả định trong mô hình định giá của Yuanta.
 
Trong đó, Yuanta tăng giá bán bình quân  của các dự án Clarita, Corona và Armena lên thêm 8-20% so với trước đó; ước tính khoảng 72ha đất nông nghiệp/trồng cây sẽ có giá 6,5 triệu đồng/m2 theo giá trị thị trường, cao hơn mức trước đó 1,9 lần.
 
Yuanta nhấn mạnh, quan điểm này chủ yếu dựa vào tiềm năng của dự án Tân Tạo thay vì dựa vào chí phí như trong mô hình trước đó. Giá trị ước tính mới của Yuanta đối với dự án Tân Tạo là 21.600 tỷ đồng, trong trường hợp KDH bán dự án cho công ty bất động sản trung gian với mức giá này thì tổng chi phí phát triển cho lô đất rơi vào khoảng 40 triệu đồng/m2, trong khi giá trị bình quân tại phường Tân Tạo rơi vào khoảng 75 triệu/m2 đối với nhà trong hẻm.
 
Vì vậy công ty bất động sản trung gian có thể đạt được biên lợi nhuận gộp ít nhất là 46%, theo quan điểm của Yuanta thì đây là mức hợp lý.
 
MASVN: Khuyến nghị tăng tỷ trọng dành cho BID
 
Kết thúc năm 2021, tổng tài sản của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (HoSE: BID) tăng 13,4% so với năm trước, đạt 1.720.000 tỷ đồng; cho vay khách hàng đạt xấp xỉ 1.330.000 tỷ đồng, tăng 11,8% cùng kỳ và chiếm 13% tổng tín dụng toàn ngành.
 
Trong đó, cho vay khách hàng cá nhân ghi nhận mức tăng trưởng tích cực với 25% so với cùng kỳ. Chất lượng tài sản cải thiện đáng kể, với tỷ lệ nợ xấu (NPL) giảm từ mức 1,7% năm 2020 xuống còn 0,8% 2021 và tỷ lệ bao phủ nợ xấu tăng mạnh lên mức kỷ lục là 235%.
 
Trong quý IV/2021, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng ước đạt khoảng 2.700 tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ năm trước. Cả năm 2021, lợi nhuận trước thuế đạt khoảng 13.400 tỷ đồng, tăng trưởng gần 50%.
 
Công ty Chứng khoán Mirae Asset (MASVN) kỳ vọng biên lãi thuần (NIM) của BID sẽ tiếp tục mở rộng trong năm 2022, là một nhân tố hỗ trợ tích cực cho lợi nhuận. Hiện tại, cho vay doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong danh mục cho vay của BID với khoảng 60%.
 
Với mục tiêu giảm thiểu rủi ro tập trung và gia tăng lợi suất danh mục cho vay, BID đã và đang tập trung gia tăng tỷ trọng mảng ngân hàng bán lẻ. Gần đây, ngân hàng cũng đã chính thức miễn giảm phí giao dịch cho dịch vụ SmartBanking, cho thấy sự quyết tâm của BID trong việc thu hút khách hàng cá nhân.
 
Trong khi đó, chi phí dự phòng đã đạt đỉnh trong năm 2021. Với việc trích lập dự phòng gần 33.000 tỷ cho nợ xấu trong năm qua, MASVN kỳ vọng chi phí này sẽ giảm dần trong các năm tiếp theo, qua đó giảm bớt gánh nặng cho tăng trưởng lợi nhuận.
 
Thu nhập bất thường và chi phí hoạt động giảm sẽ hỗ trợ cho chính sách miễn giảm chi phí dịch vụ của BID. Theo đó, nhờ quá trình số hóa, tỷ lệ chi phí hoạt động của BID đang dần được cải thiện. Ngoài ra, tăng trưởng thu nhập bất thường từ thu hồi nợ xấu đã xử lý cũng phần nào loại bỏ ảnh hưởng của chính sách miễn giảm phí giao dịch.
 
MASVN vừa nâng giá mục tiêu cho BID lên mức 49.000 đồng/cổ phiếu, dựa trên hai phương pháp định giá là giá trị sổ sách mục tiêu và thu nhập thặng dư. Giá mục tiêu mới tương đượng 2,1 lần giá trị sổ sách.
 
Một số rủi ro tăng giá đối với BID, bao gồm việc BID là ngân hàng lớn nhất Việt Nam về mặt tài sản; khả năng tăng vốn cao hơn so với 2 ngân hàng quốc doanh còn lại; lợi nhuận tăng trưởng mạnh trong năm 2022 và tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao.
 
BVSC: Khuyến nghị khả quan đối với DGW
 
Kết thúc quý III, Công ty Cổ phần Thế giới Số (HoSE: DGW) ghi nhận doanh thu đạt 3.868 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 107 tỷ đồng, lần lượt tăng 6% và 43% so với cùng kỳ năm ngoái.
 
Lũy kế 9 tháng, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của DGW ở mức 13.277 tỷ đồng và 331 tỷ đồng, cao hơn 55% và 97% so với mức thực hiện cùng giai đoạn năm 2020. Với kết quả này, DGW đã hoàn thành 87% kế hoạch doanh thu và vượt 10% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
 
Doanh nghiệp cho biết, doanh thu quý III tiếp tục tăng trưởng nhờ mảng máy tính xách tay và máy tính bảng khả quan hơn trong bối cảnh Covid-19 khiến nhu cầu học tập, làm việc online tăng lên. Theo đó, hai mảng này đã mang về cho DGW 1.854 tỷ đồng doanh thu trong quý, tăng 46%. Mặt khác, lợi nhuận cải thiện là nhờ biên lợi nhuận gộp cao hơn, đồng thời phát sinh thêm doanh thu tài chính tăng đột biến (hơn 130% cùng kỳ) nhờ tỷ giá và chiết khấu - được hưởng từ nhà sản xuất.
 
Trong ngắn hạn, quý IV thường là mùa cao điểm, đóng góp khoảng 30-40% lợi nhuận cả năm của DGW. Ban lãnh đạo đã đặt mục tiêu doanh thu cho quý IV/2021 là 6.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 177 tỷ đồng.
 
Trong đó, mảng thiết bị văn phòng dự kiến có doanh thu đến từ Microsoft (hiện tại là software và từ 2022 sẽ phân phối thêm các sản phẩm hardware). DGW cũng tự tin về tăng trưởng thị trường máy tính xách tay tại Việt Nam cho năm sau. Bên cạnh đó, ban lãnh đạo cho rằng mảng điện thoại di động sẽ hồi phục theo đà kinh tế sau khi nới lỏng giãn cách từ quý IV/2021 và sang 2022. Đồng thời, xu hướng học và làm việc online vẫn sẽ tiếp tục và DGW sẽ tiếp tục hưởng lợi từ xu hướng này.
 
Dự kiến từ năm 2022, DGW sẽ bắt đầu phân phối thêm các sản phẩm thiết bị gia dụng (TV, điều hòa, tủ lạnh, máy giặt...) của 2 nhãn hàng đến từ Mỹ và Trung Quốc. Đây sẽ là các động lực tăng trưởng trong trung hạn của DGW.
 
Mới đây, Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng giá cổ phiếu DGW đã chiết khấu hơn 15% kể từ mức đỉnh gần đây nhất vào tháng 11/2021 sau những đợt điều chỉnh gần đây của thị trường.
 
DGW hiện đang giao dịch ở mức PEG dự phóng 2022 hấp dẫn là 0,55 cho triển vọng tăng trưởng nhanh chóng, được hỗ trợ bởi triển vọng mở rộng thị phần vững chắc của Xiaomi và Apple; ghi nhận đóng góp cả năm từ các hợp đồng phân phối độc quyền thiết bị gia dụng cho Whirlpool và TV cho TCL.
 
Do đó, BVSC duy trì khuyến nghị khả quan dành cho DGW với mức giá mục tiêu theo phương pháp DCF không đổi là 155.685 đồng/cổ phiếu, tương ứng triển vọng tăng giá khoảng 52% so với giá đóng cửa phiên 20/1.