• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.250,17 +1,06/+0,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 12:25:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.250,17   +1,06/+0,08%  |   HNX-INDEX   222,60   +0,12/+0,06%  |   UPCOM-INDEX   92,99   -0,12/-0,13%  |   VN30   1.315,94   +2,46/+0,19%  |   HNX30   462,84   +0,65/+0,14%
20 Tháng Giêng 2025 12:32:00 CH - Mở cửa
Chứng khoán 25/1: VN30 hóa giải hết những khó khăn đầu tuần, kéo thị trường tăng 40 điểm
Nguồn tin: BizLive | 25/01/2022 4:00:00 CH
 Hai phiên giao dịch hoàn toàn tương phản đã diễn ra trong tuần cuối cùng của năm Tân Sửu đưa nhà đầu tư thay đổi cảm xúc quá nhanh chóng. Rổ VN30 đã thể hiện quyền uy với sắc xanh xuất hiện ở 28/30 mã.

 
VN-Index phiên 25/1
 
Một VN30 hùng mạnh!
 
Để dìm chỉ số thì VCB và GAS đã nhập vai phản diện trong cả phiên sáng nay. Nhưng như đã lưu ý là trạng thái của 2 Bluechip này là không hề xấu nên chỉ cần cả 2 cùng tự cởi trói thì thị trường sẽ khởi sắc.
Và chỉ đến 14h, cả 2 đã cùng nhau đảo chiều tăng giá tích cực. Tới cuối phiên, GAS (+2,24%) và VCB (+3,01%) đã thể hiện một thành tích hoàn toàn trái ngược.
Rổ VN30 cũng chuyển đổi trạng thái nhanh chóng với 28/30 mã tăng điểm thay vì chỉ lình xình quanh tham chiếu. MSN (+7%), VRE (+6,9%), POW (+6,8%) cuối phiên tăng trần trong khi HPG (+6,3%), VHM (+6,3%) ghi nhận mức tăng trên 6%.
Ngân hàng là sự hiện diện không thể thiếu với TPB (+5,3%), STB (+4,2%), TCB (+3,2%), BID (+4,5%), VPB (+4,3%), CTG (+3,8%), HDB (+3,6%), MBB (+1,6%), ACB (+1,5%) cũng tăng không kém VCB.
Sự hùng mạnh của VN30 thể hiện qua giá trị giao dịch đạt tới 9.341 tỷ đồng chiếm 42% giá trị toàn HOSE. Điều này ít nhiều gợi nhớ đến giai đoạn nửa đầu năm ngoái khi VN30 thường xuyên đóng góp từ 50-60% giá trị của sàn.
Trên cả sàn, sắc xanh cũng nhảy vọt lên gần 3 lần đạt 304 mã so với 150 mã giảm và 40 mã đứng giá tham chiếu.
Các cổ phiếu Bất động sản và Khu Công nghiệp như NLG (+5,7%), CTD (+4,4%), BCM (+7%), HBC (+6,1%), PC1 (+5%), SJS (+2,9%), DXG (+2,7%), NTL (+2,5%) cũng tăng giá rất tốt dù cho vẫn còn những lo ngại từ việc tiền đầu cơ rút ra.
Nhóm Thép hiếm khi có một phiên tăng đồng thuận nhưng hôm nay cả NKG (+3%), HSG (+2,5%), SMC (+2,2%), TLH (+3,7%) cũng bắt nhịp theo tiếng gọi của ông lớn HPG.
Nhóm Chứng khoán có thể không cho nhà đầu tư bắt đáy chốt lời nhưng vẫn có sự lắng nghe theo thị trường với SSI, VND, HCM, MBS, VCI cùng nhau tăng nhẹ.
Cổ phiếu Bán lẻ cũng có sắc xanh với DGW (+7%) chốt phiên tăng trần theo MSN trong khi đó PET, FRT, MWG đều tăng nhẹ.
So với biến động VN30, VNMID tăng chậm hơn (+2,63%) còn VNSML vẫn giảm nhẹ. Đây là điều nhà đầu tư có thể phải chấp nhận khi dòng tiền đang dồn sức hết về VN30.
Với HNX, chỉ số HNX-Index cũng tăng tới 2,36% lên 410,23 điểm nhưng so với phiên hôm qua, điểm số lấy lại là chưa tương xứng. Điểm yếu của sàn này lẫn UPCoM cũng chính là điểm chung của các cổ phiếu Midcap và Penny trên HOSE khi tiền lớn không có nhiều lựa chọn.
Dù vậy cũng cần ghi nhận nỗ lực tăng giá của NVB (+8,1%), CEO (+10%), NDN (+2,3%), IDC (+3,2%).
Còn UPCoM-Index chỉ tăng được 1,24% lên 108,03 điểm. Giao dịch sàn đạt 1.184 tỷ đồng.
 
*****
 
VN-Index sáng 25/1
 
Vẫn nỗ lực giữ xu hướng tăng trung hạn
 
Hầu hết cả châu Á đang ghi nhận các chỉ số giảm điểm. Có những thị trường như đang giảm trên 2% như NIKKEI 225 (-2,15%), KOSPI (-2,92%) thì mức giảm cuối phiên sáng của VN-Index đang là chấp nhận được.
Chỉ số giảm 9,51 điểm (-0,66%) xuống 1.430,2 điểm và vẫn còn đang có nỗ lực giữ lấy xu hướng tăng trung hạn.
Các mã gây ra giảm điểm nhiều nhất như VCB (-2,4%), GAS (-2,7%) đều ít nhiều thu hẹp mức tụt sâu trong phiên giao dịch.
Chiều tăng giá, TCB (+2,4%), POW (+2,3%), VRE (+1,6%), TPB (+0,9%), ACB (+0,7%), VHM (+0,4%), CTG (+0,3%) vẫn có những nổ lực để cân bằng lại ảnh hưởng giảm của 2 mã trên.
Ở nhóm Midcap và Penny, chỉ có những cổ phiếu Bất động sản là chưa thể thoát khỏi vòng xoáy tháo chạy của dòng tiền như CII, LDG, FCN, DRH, NBB, HHV, HAG tiếp tục giảm sàn.
Hiện DGW đã có cầu bắt đáy sau các phiên bán tháo của khối ngoại, tăng được hơn 4% lên 92.500 đồng/cổ phiếu. Mã này thậm chí còn đã có lúc tăng trần nhưng như phản ứng các phiên sau phiên bật lên vẫn cần được theo dõi thêm.
Thanh khoản của thị trường cũng không cho phép sự hồi phục mạnh bởi cả phiên sáng chỉ khớp được 11.297 tỷ đồng, giảm khoảng 15% so phiên đầu tuần.
Còn HNX-Index nhờ có NVB (+5,1%) nên áp lực lên chỉ số này cũng không là không nhiều. Thậm chí đã có thời điểm chỉ số còn ngoi lên tăng điểm. HNX-Index hiện đang giảm 0,52% xuống 398,67 điểm.
 
*****
 
Ngân hàng vẫn vững vàng nhất
 
Phiên đầu tuần đã đưa cảm giác lo lắng trở lại với nhiều nhà đầu tư khi VN-Index để bay mất hơn 30 điểm qua đó đánh bay thành quả 3 phiên hồi phục trước đó. 
Các cổ phiếu lớn dù đang hầu hết đã khó giảm sâu nhưng vẫn thực hiện những cú dúi để buộc chỉ số phải test lại đáy.
Đầu phiên sáng nay, chỉ số lại được kéo trở về đúng mức thấp nhất của phiên 18/1. 
VCB và GAS là những cổ phiếu chính tạo ra nhịp giật xuống của chỉ số nhưng từ thời điểm 10h30 động thái kéo lên lại xuất hiện. VCB hiện đã trở lại vùng giá 90.000 đồng/cổ phiếu, cách không quá xa vùng giao dịch trước chia cổ tức là 100.000 đồng/cổ phiếu.
Trong khi đó, GAS cũng tham gia phụ họa nhưng thực tế là lý do để cổ phiếu này phải bi quan là không có bởi giá dầu vẫn đang đứng trước cơ hội bứt lên vùng 90 USD/thùng trong giai đoạn tới đây.
 
 
Ảnh minh họa.
 
Nhóm cổ phiếu gây căng thẳng nhất vẫn là Bất động sản và phần nào đó là Chứng khoán. Hiện tại, CII, LDG, HHV, FLC, ROS, KLF, HAI lại quay lại với trạng thái giảm sàn. Còn các mã KHG (-5,5%), DPG (-4,8%), DIG (-4,7%), TDC (-3,5%), PHC (-3,3%) cũng đang giảm cho thấy việc bắt đáy phiên ngày thứ Năm không cho lợi nhuận đáng kể và thậm chí còn thua lỗ với một số trường hợp.
Các mã Chứng khoán như HCM (+1%), VCI (+0,2%), VND (0%), SSI (+0,5%) cũng tương tự khi giá hiện tại vẫn chưa cao hơn so với các phiên giữa tuần vừa qua.
Nhìn chung, chiến lược bắt đáy trong nhịp rơi vừa qua của thị trường không dành cho số đông nhà đầu tư trên sàn. Vận động của dòng tiền vẫn nên đi theo các chuyển động của cổ phiếu lớn nhiều hơn.
Và lúc này, Ngân hàng vẫn đang cho thấy những tín hiệu vững vàng nhất trên thị trường với các mã OCB, TPB, ACB, SHB, CTG, TCB, MBB vẫn duy trì sắc xanh nhẹ.
Tính đến 10h30, VN-Index giao dịch tại 1.427 điểm còn HNX-Index giao dịch tại 396 điểm.