Với sự không chắc chắn về các biến thể mới của COVID-19, Công ty SSI cho rằng kế hoạch xuất khẩu thủy sản năm 2022 vẫn chỉ ở mức 8,73 tấn về sản lượng và 9 tỷ USD về giá trị.
Xuất khẩu tôm của Việt Nam giai đoạn 2020-2021 (ĐVT: Nghìn USD. Nguồn: SSI, VASEP)
Với triển vọng không mấy sáng sủa, nhiều chuyên gia cho rằng ngành thủy sản năm 2022 sẽ tương tự như năm 2021 ở một số khía cạnh. Thứ nhất, nhu cầu tăng mạnh từ việc mở cửa trở lại của các nền kinh tế. Thứ hai, áp lực chi phí nguyên liệu thô kéo dài. Thứ ba, chi phí vận chuyển vẫn ở mức cao. Tuy nhiên, giá cước được dự báo có thể trở về bình thường sau khi tình trạng tắc nghẽn cảng được giải quyết trong Q2/2022 theo dự báo của McKinsey.
Ngoài thị trường Mỹ, nhu cầu thủy sản phục hồi tại Châu Âu và Trung Quốc có thể sẽ mạnh hơn do 2 năm liên tiếp ở mức thấp, nhờ tác động của Hiệp định EVFTA và nới lỏng hạn chế thủy sản tại các cảng của Trung Quốc. Do đó, SSI kỳ vọng giá bán bình quân sẽ tiếp tục xu hướng tăng khi nhu cầu phục hồi.
Trong khi đó, giá cá nguyên liệu quý 4/2021 đã tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái và 8% so với quý 3/2021 do nguồn cung thiếu hụt vì diện tích nuôi giảm dưới tác động của dịch bệnh COVID-19. Theo VASEP, diện tích nuôi cá tra quý 4/2021 đã giảm 30-50% so với cùng kỳ năm ngoái, dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn cung tạm thời trong Q1/2022. Điều này sẽ làm tăng thêm chi phí cho cá nguyên liệu và có thể làm giảm biên lợi nhuận của các công ty sản xuất trong Q1/2022 vì rất khó chuyển hoàn toàn sang giá bán bình quân. Tuy nhiên, do chu kỳ nuôi cá tra là 6 tháng và giá cá nguyên liệu đã tăng nên tình trạng thiếu hụt nguồn cung sẽ giảm dần trong Q2/2022.
SSI tin rằng sẽ có nhiều thách thức để ngành thủy sản được định giá lại tiếp do những biến động và tính chất chu kỳ vốn có của ngành.