• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.241,97 -0,16/-0,01%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.241,97   -0,16/-0,01%  |   HNX-INDEX   223,09   -0,61/-0,27%  |   UPCOM-INDEX   91,96   -0,10/-0,11%  |   VN30   1.301,06   +1,84/+0,14%  |   HNX30   474,27   -1,53/-0,32%
27 Tháng Mười Một 2024 6:00:44 CH - Mở cửa
Doanh nghiệp dệt may gặp khó vào cuối năm
Nguồn tin: Diễn đàn doanh nghiệp | 05/11/2022 8:00:00 SA
Bước sang những tháng cuối năm nhiều doanh nghiệp dệt may đã rơi vào tình trạng thiếu đơn hàng, phải giảm giờ làm, hoặc chấp nhận đơn hàng giá thấp nhằm duy trì sản xất, giữ chân người lao động.
 
Bước vào quý IV của năm 2022, ngành dệt may nhận rõ sự khó khăn đang phải đối mặt đó là khan hiếm đơn hàng, những tháng cuối năm nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng giảm giờ làm, hoặc chấp nhận đơn giá thấp để duy trì sản xuất. Đơn hàng của năm 2013 nhiều doanh nghiệp hầu như chưa có.
 
Theo chia sẻ của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, hiện là thời điểm rất khó khăn của doanh nghiệp. Nghịch lý ở chỗ vào quý 1 năm nay, các doanh nghiệp trong ngành nhận được nhiều đơn hàng đến quý II, quý III nhưng lại thiếu lao động, hoặc lao động nhảy việc, nghỉ việc. Đến nay, khi doanh nghiệp đã tuyển đủ lao động cho sản xuất thì việc giảm chi tiêu các thị trường khiến cho việc sản xuất, xuất khẩu bị chững lại. Chính vì vậy, hiện nay nhiều doanh nghiệp dệt may đang rơi vào tình trạng thiếu đơn hàng.
 
Tại tỉnh Thanh Hóa, thời điểm này các năm trước, các doanh nghiệp dệt may Thanh Hóa liên tục phải tăng ca sản xuất, tuyển dụng thêm lao động mới đáp ứng kịp các đơn hàng ký kết. Song năm nay đa phần các doanh nghiệp mới ký kết đơn hàng đủ sản xuất từ 50-60% công suất trong tháng 11, tháng 12. Nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng không chỉ "ăn đong" từng đơn hàng mà nhiều đơn vị còn bị ép giá xuống tới 20-30%.
 
Cũng theo đại diện Hiệp hội dệt may Thanh Hóa, tình trạng thiếu đơn hàng đã bắt đầu xuất hiện từ khoảng đầu tháng 7/2022. Hiện có khoảng 2/3 các doanh nghiệp hội viên bị thiếu đơn hàng và phải tìm các biện pháp để duy trì sản xuất, ổn định việc làm và giữ chân người lao động. Nguyên nhân, đơn hàng dệt may giảm chủ yếu là do thị trường các nước nhập khẩu, nhất là Mỹ, EU tiêu thụ chậm; tỷ lệ tồn kho của các nhà nhập khẩu tăng và áp lực lạm phát tăng cao ở nhiều nền kinh tế lớn. Điều này dẫn đến việc khách hàng có thể điều chỉnh giảm hoặc hủy đơn đột ngột. Ngoài ra, nguồn cung ứng nguyên, phụ liệu bị gián đoạn, chi phí đầu vào tăng cao cũng gây không ít khó khăn, thách thức cho các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may.
 
Ông Vũ Công Thắng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may tỉnh Thanh Hóa – Giám đốc Công ty CP May xuất khẩu Trường Thắng cho biết: "Ba tháng cuối năm, đơn hàng rất khó khăn, các doanh nghiệp, kể cả chúng tôi đã ký được đơn hàng, khách hàng sẵn sàng hủy đơn hàng, đơn hàng chỉ đủ 60% công suất thôi. Do vậy, hiệp hội, các thành viên cũng đang liên kết chia sẻ đơn hàng, cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn này".
 
Trước mắt, các doanh nghiệp dệt may không chỉ riêng Thanh Hóa mà nhiều doanh nghiệp khác trên toàn quốc phải triển khai một số giải pháp tạm thời như: chấp nhận đơn hàng giá thấp để duy trì việc làm cho người lao động, hoặc cho công nhân giãn việc, cắt giảm nhân sự do không đủ nguồn lực tài chính. Nhiều dự báo cho thấy những khó khăn về đơn hàng, thị trường của ngành dệt may sẽ còn kéo dài đến nửa đầu năm 2023.