• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.250,46 +8,35/+0,67%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.250,46   +8,35/+0,67%  |   HNX-INDEX   224,64   +1,07/+0,48%  |   UPCOM-INDEX   92,74   +0,39/+0,43%  |   VN30   1.311,26   +9,74/+0,75%  |   HNX30   479,79   +4,19/+0,88%
30 Tháng Mười Một 2024 5:53:53 CH - Mở cửa
Vì sao mặt bằng bán lẻ bị 'hét giá' trên trời?
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 08/11/2022 8:33:22 SA
Bất chấp tình trạng ế ẩm, mặt bằng bán lẻ khu vực trung tâm đang đi ngược xu thế thị trường địa ốc khi có đà tăng giá chóng mặt. Những sức ép về giá đang khiến nhiều mặt tiền liên tục đổi chủ vì khách thuê không thể… chịu nổi nhiệt.
 
Chỉ sau chưa đầy một năm hoạt động, của hàng của PhinDeli vừa “bật bãi” khỏi số 325 Lý Tự Trọng - một trong những mặt bằng bán lẻ có vị trí đắc địa nằm trên ngã 6 Phù Đổng (quận 1, TP.HCM). Nguyên nhân khiến chuỗi đồ uống này phải rời đi được cho là do hết hợp đồng thuê.
 
Sức ép lớn vì giá tăng
 
Cần nhắc lại, trong 5 năm tới, giới chủ của PhinDeli đặt mục tiêu phát triển hơn 100 cửa hàng trên cả nước. Đây rõ ràng là tham vọng lớn. Vì vậy, việc thương hiệu này không thể “chịu được nhiệt” cho thấy sự khốc liệt của thị trường mặt bằng khu vực trung tâm.
 
Sau PhinDeli, nhiều nguồn tin cho hay cửa hàng số 325 sẽ thuộc về một hệ thống siêu thị chuyên kinh doanh vali và thời trang cao cấp. Còn trước đó, vào năm 2019, sau gần 5 năm kinh doanh với giá thuê 14.000 USD/tháng, “ông lớn” trà và cà phê Phúc Long đã buộc phải rời đi khi chuỗi đậu nành Soya Garden nhảy vào với giá thuê 25.000 USD/tháng.
 
Có thể thấy, chỉ trong vài năm, mặt bằng “siêu hot” này đã liên tục đón hàng loạt thương hiệu lớn đến rồi lại đi. Nhưng không chỉ ở ngã 6 Phù Đổng, mặt bằng giá tại nhiều căn nhà mặt tiền trung tâm TP.HCM cũng liên tục thiệt lập đỉnh mới, với tốc độ tăng 15-20% theo tháng hoặc quý.
 
Điển hình, thời gian qua, giá thuê mặt bằng kinh doanh trên đường Lê Lợi (quận 1, TP.HCM) liên tục lập đỉnh mới sau khi được gỡ hệ thống rào chắn phục vụ thi công ga ngầm metro. Khảo sát hơn 20 mặt bằng trên con phố dài chưa đầy 1km này cho thấy giá thuê bình quân ở mức trên dưới 200 triệu đồng/tháng.
 
Anh Bùi Anh Minh, một môi giới “thổ địa” khu vực trung tâm TP.HCM, cho biết giá thuê mặt bằng trên đường Lê Lợi đã rục rịch tăng từ tháng 3/2022, khi rào chắn chuẩn bị được tháo dỡ. Hiện, phần lớn các mặt bằng có giá chào thuê trên 200 triệu đồng/tháng, cao nhất lên lới 500-600 triệu đồng/tháng.

 
Mặt bằng cho thuê bị hét giá cao đang tạo sức ép không nhỏ lên doanh nghiệp ngành bán lẻ.
 
Không chỉ trên đường Lê Lợi, giá thuê trên các con phố sầm uất khác ở trung tâm TP.HCM cũng đang ở mức rất cao, dao động trong khoảng 200-400 triệu đồng/căn/tháng. Đặc biệt, giá chào thuê cao nhất trên đường Nguyễn Huệ lên tới 800 triệu đồng/tháng.
 
Sức ép về giá thuê cao khiến các mặt bằng đắc địa thường xuyên đổi chủ, thường là theo chu kỳ 1-3-5 năm. “Với những cửa hàng có vị trí “kim cương”, chủ nhà thường chỉ cho thuê ngắn hạn 3-5 năm. Các đại gia càng tranh giành, trả giá cao, chủ nhà càng được lợi”, anh Minh tiết lộ.
 
Vì sao giá ngày càng “chát”?
 
Rõ ràng, thị trường mặt bằng cho thuê ở khu vực trung tâm các thành phố lớn như TP.HCM hay Hà Nội đang có sự đào thải khốc liệt, kẻ đến người đi. Nhưng thực tế cho thấy các vị trí này thường ít bị bỏ trống. Vậy, câu hỏi đặt ra là tại sao các đại gia lắm tiền nhiều của vẫn liên tục bơm tiền để giành giật?
 
Nguyên nhân đầu tiên là bởi tiềm năng khổng lồ của thị trường Việt Nam (được dự báo nằm trong top 10 thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới cuối thập kỷ), khiến các đại gia bán lẻ trong và ngoài nước đua mở rộng quy mô nhằm chớp thời cơ.
 
Minh chứng là mới đây, Uniqlo Việt Nam đã khai trương chi nhánh tại Vincom Bà Triệu (Hà Nội), với cửa hàng rộng 2.000 m2 tọa lạc tại một trong những trung tâm mua sắm lâu đời, sôi động nhất Thủ đô. Sau đó, thương hiệu này dự kiến mở thêm hai chi nhánh tại Vincom Royal City và Vincom Trần Duy Hưng.
 
Một số đại gia bán lẻ hàng đầu khác cũng rục rịch kế hoạch rót tiền vào thị trường Việt Nam. Điển hình, đầu tháng 10, Central Retail (sở hữu chuỗi siêu thị GO!) dự kiến chi gần 800 triệu USD để mở rộng gấp đôi. Hay như Lotte sau khi rót thêm 5 tỷ USD, cũng bày tỏ ý định đầu thêm nhiều dự án mới.
 
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước trong 3 quý đầu năm ước tăng 21% so với cùng kỳ năm 2021, với giá trị tuyệt đối hơn 4,17 triệu tỷ đồng. Đây là con số 9 tháng cao nhất trong 5 năm qua.
 
Bên cạnh tiềm năng của thị trường, theo nhiều chuyên gia, việc nhiều đơn vị bán lẻ lớn giữ vị trí đẹp với giá trên trời nhằm mục tiêu chính là quảng bá thương hiệu thay vì đặt mục tiêu lợi nhuận.
 
Đơn cử, đại diện chuỗi Chuk Tea & Coffee cho biết đang sửa sang lại một mặt bằng trên đường Lê Lợi để mở cửa đón khách. Tuy nhiên, cửa hàng tại đây mang ý nghĩa “tuyên ngôn cho thương hiệu”, cùng mục tiêu đem lại trải nghiệm cho khách hàng hơn là chú trọng doanh số.
 
Cần phải nói thêm, việc tranh giành giữa các đại gia chỉ xảy ra tại những vị trí “siêu đắc địa”. Trong khi các kết quả thăm dò cho thấy, trên thị trường chung, khả năng hấp thụ mặt bằng giá cao tại khu vực trung tâm TP.HCM hay Hà Nội hiện khá ảm đạm. Nhiều doanh nghiệp đang lựa chọn dạt ra ngoài trung tâm để tối đa hóa lợi nhuận.
 
Ở góc nhìn của chuyên gia, ông Võ Hoàng Quân, Giám đốc Công ty Bất động sản Center Land, xác nhận giá chào thuê mặt bằng kinh doanh trên "đất vàng" TP.HCM đang leo thang khá nhanh thời gian qua, nhưng đây là diễn biến một chiều từ phía chủ nhà là chính, các giao dịch thực tế khá chậm.
 
Có thể thấy rằng, Việt Nam vẫn đang được đánh giá là một trong số các thị trường bán lẻ hàng đầu và hấp dẫn nhất trên toàn cầu, vì vậy giá mặt bằng cho thuê tăng theo thời gian là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường liên tục thay đổi, doanh nghiệp có nhiều lựa chọn hơn, việc “hét giá” một các vô lý sẽ khó có thể tồn tại lâu dài. Đã đến lúc chủ mặt bằng và khách thuê cần nhìn về một hướng để cùng có lợi.