• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
19 Tháng Giêng 2025 9:04:35 CH - Mở cửa
Kỳ vọng từ nhóm vốn hóa lớn
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 01/12/2022 8:36:28 SA
Với mức định giá hấp dẫn đã giúp các cổ phiếu nhóm vốn hóa lớn hút tiền khá mạnh, liên tục đóng góp điểm số cho thị trường, đưa chỉ số chung không ngừng “thăng hoa”, giành lại mốc 1.000 điểm ngoạn mục. Chuyên gia kỳ vọng đây sẽ là nhóm cổ phiếu dẫn dắt thị trường từ nay đến cuối năm.
 
Kể từ đáy dài hạn xác nhận thời điểm giữa tháng 11, một số cổ phiếu quốc dân như HPG (Hòa Phát), VND (VNDirect), STB (Sacombank) … đều đang được dòng tiền ưu ái tìm đến.
 
Dòng tiền ưu ái
 
Nổi bật nhất phải kể đến HPG đã có tới 6 phiên chạm trần gồm 4 phiên tăng hết biên độ và 2 phiên tăng mạnh trên dưới 6% chỉ trong gần nửa tháng. Tính từ đáy dài hạn ngày 10/11, “ông lớn” ngành thép đã tăng gần 44%. Kéo theo đó, vốn hóa thị trường tăng 30.800 tỷ đồng, chính thức trở lại ngưỡng trên 100.000 tỷ đồng.

 
Mức định giá hiếm có đã giúp các cổ phiếu nhóm vốn hóa lớn hút tiền khá mạnh. (Ảnh: Int)
 
Ấn tượng không kém là cổ phiếu VND khi tăng trần 3 phiên gần nhất. Tính từ thời điểm rơi xuống dưới mệnh giá và là mức thấp nhất trong vòng 19 tháng vào ngày 10/11, cổ phiếu VND đã tăng gần 32%, tương ứng giá trị vốn hóa lấy lại gần 3.800 tỷ đồng, đạt gần 12.600 tỷ đồng. Hiện, VNDirect vẫn là công ty chứng khoán có vốn điều lệ lớn thứ 2 trên sàn chứng khoán.
 
Sau khi rơi xuống mức thấp nhất trong gần 2 năm, cổ phiếu STB cũng đang trở lại đường đua với chuỗi 6 phiên tăng liên tiếp, leo lên mức 19.750 đồng/cp, cao hơn gần 33% so với đáy. Giá trị vốn hóa cũng theo đó tăng 9.200 tỷ đồng sau gần một tháng, lên hơn 37.200 tỷ đồng.
 
Ngoài ra, không thể không nhắc tới bộ đôi NVL của Novaland và PDR của Phát Đạt giao dịch sôi động không kém với màn thoát chuỗi giảm sàn.
 
Trong khoảng hơn một tuần trở lại đây, NVL thường xuyên có những phiên khớp lệnh lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu cổ phiếu. Tính trong khoảng 1 tháng nay, khối lượng giao dịch bình quân của NVL đạt 14 triệu đơn vị/phiên, xếp thứ 8 toàn sàn chứng khoán. Giá trị giao dịch bình quân cổ phiếu này lên đến gần 350 tỷ đồng/phiên, chỉ thấp hơn HPG và STB. Đáng chú ý, trong 2 phiên 22 và 28/11 đã có đến hàng nghìn tỷ đồng đổ vào “giải cứu” NVL.
 
Còn cổ phiếu PDR với quy mô giao dịch hơn 1.000 tỷ đồng đã kết thúc chuỗi giảm điểm 20 phiên liên tiếp và đang có 2 phiên tím trần liền kề.
 
Nhìn chung, sự trở lại đầy mạnh mẽ của các cổ phiếu nhóm vốn hóa lớn đã góp phần không nhỏ cho điểm số của VN-Index. Đồng thời, nhóm này cũng chính là trợ lực chủ yếu trong những phiên gần đây, trái ngược với thời gian trước đó là “tội đồ” khiến thị trường chứng khoán (TTCK) không ngừng giảm điểm.
 
Xuất hiện cơ hội lớn
 
Đáng chú ý, dù tăng mạnh thời gian qua nhưng định giá của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn vẫn khá hấp dẫn. Xét riêng 3 cổ phiếu quốc dân HPG, VND, STB đều đang có P/B xấp xỉ 1, tương ứng thị giá hiện chỉ ngang giá trị sổ sách. Đây là một yếu tố quan trọng có thể giúp các cổ phiếu này tiếp tục hút tiền và duy trì giao dịch sôi động trong thời gian tới.
 
Trong báo cáo mới nhất, Chứng khoán BIDV (BSC) cho rằng, TTCK Việt Nam phần nào đã phản ánh các rủi ro chung của TTCK thế giới và trong nước sau đợt điều chỉnh mạnh của VN-Index quý III/2022. Và hiện tại sẽ là “cơ hội lớn” cho mục tiêu đầu tư dài hạn 2023-2024 trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam có thể chống chịu tốt trước sức ép tăng lãi suất của FED, lạm phát và tiếp tục duy trì tăng trưởng.
 
Đánh giá về nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn (>15.000 tỷ), BSC nhận thấy một số tín hiệu tích cực. Về mặt định giá, tăng trưởng lợi nhuận của nhóm ngành vốn hóa lớn trong nửa cuối năm 2022 tiếp tục kỳ vọng ghi nhận mức khả quan hai chữ số trong bối cảnh giá cổ phiếu cũng đang ở mức chiết khấu hấp dẫn hơn với PE chỉ ở mức 10,5 lần (tính đến ngày 31/10/2022).
 
“Tâm điểm hướng đến của dòng tiền là các doanh nghiệp có nền tảng cơ bản tốt có câu chuyện riêng đi kèm yếu tố tăng trưởng lợi nhuận và bảng cân đối tài chính khỏe mạnh. Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn sẽ là tâm điểm cho thị trường giai đoạn nửa cuối năm 2022”, BSC kỳ vọng.
 
Ngược dòng thời gian, các tổ chức tài chính trên thế giới thường hay lựa chọn thời điểm này để giải ngân. Thực tế, từ đầu tháng 10 cho đến nay, các nhà đầu tư nước ngoài rất tích cực giải ngân trên TTCK Việt Nam với tổng khối lượng mua ròng khoảng 8.000 tỷ đồng, ngược hẳn so với nửa đầu năm 2022 khi họ bán ròng. Và dĩ nhiên, cổ phiếu nhóm vốn hóa lớn luôn là mục tiêu trong danh mục của các quỹ đầu tư lớn.
 
Chuyên gia dự báo, xu hướng mua ròng sẽ còn tiếp diễn khi các quỹ ETF vẫn đang hút tiền mạnh và sẵn sàng giải ngân vào TTCK Việt Nam.
 
Gần nhất, ETF Fubon - một trong số ETF lớn đầu tư vào Việt Nam thông báo sẽ huy động thêm khoảng tầm 4.000 tỷ đồng để tiếp tục đầu tư vào TTCK Việt Nam.
 
Được biết, quy mô danh mục Fubon FTSE Vietnam ETF hiện đạt hơn 19 tỷ Đài Tệ, tương ứng hơn 15.255 tỷ đồng, và 100% là đầu tư vào TTCK Việt Nam theo chỉ số tham chiếu là FTSE Vietnam 30 Index.
 
Trong cơ cấu danh mục Fubon ETF, VIC (Vingroup) hiện là cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất với 13,32%, xếp tiếp theo lần lượt là VHM của Vinhomes (11,06%), VNM của Vinamilk (10,99%), MSN của Masan (10,59%), HPG (9,08%)…
 
“TTCK vừa có nhịp hồi phục đáng kể từ vùng đáy ngắn hạn và đang dần lấy lại được trạng thái cân bằng. Nhà đầu tư có thể kỳ vọng sức mua từ dòng vốn ngoại, bao gồm các quỹ chủ động lẫn các quỹ ETF có thể tiếp tục hỗ trợ đà hồi phục. Từ đó, tận dụng biến động để tìm kiếm cơ hội ở các doanh nghiệp đầu ngành với vị thế tài chính lành mạnh”, bà Nguyễn Lý Thu Ngà, Chuyên gia cao cấp phân tích chiến lược Trung tâm Phân tích và tư vấn đầu tư, Chứng khoán SSI lưu ý.