Triển vọng ngành cao su năm 2022 sẽ rất sáng, giá bán dự báo sẽ tiếp tục giữ ở mức cao.
Từ đầu tháng 2/2022 đến nay, giá cao su tại các sàn giao dịch chủ chốt châu Á tăng trở lại. Theo Hiệp hội Các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC), việc nới lỏng các hạn chế liên quan đến đại dịch Covid-19 như mở lại biên giới của một số quốc gia và nối lại các hoạt động kinh tế sẽ góp phần đáng kể vào sự phục hồi nhu cầu cao su trong năm 2022.
Ngành cao su Việt Nam đang đứng trước cơ hội phục hồi trong năm 2022 và những năm tới. Ảnh: NNVN.
Vì vậy, triển vọng ngành cao su năm 2022 sẽ rất sáng, giá bán sẽ tiếp tục giữ ở mức cao. ANRPC dự báo sản lượng cao su toàn cầu năm 2022 sẽ tăng 5,6% so với năm 2021. Năm 2023, dự kiến nguồn cung cao su toàn cầu thiếu hụt, sẽ gia tăng thiếu hụt trong những năm tiếp theo cho đến năm 2028 và có thể kéo dài đến năm 2031 do khoảng cách cung và cầu ngày càng lớn.
Dự báo này đã được thực hiện trên cơ sở đánh giá xu hướng trồng và khả năng mở rộng diện tích cây cao su trưởng thành ở các quốc gia sản xuất cao su. Ngành cao su tự nhiên đã thoát ra thời kỳ kéo dài nguồn cung dư thừa.
Năm 2021, ngành cao su Việt Nam đã nỗ lực hoàn thành “mục tiêu kép”, vừa phòng chống dịch bệnh Covid-19 hiệu quả. Với sản lượng trong năm ước đạt 1,2 triệu tấn, ngành cao su thiên nhiên Việt Nam đứng vị trí thứ 3 trên thế giới, chiếm thị phần 8,7%; và xuất khẩu đạt 1,9 triệu tấn, chiếm 17,4% thị phần toàn cầu. Năng suất năm 2021 của cao su Việt Nam ước đạt 1.682 kg/ha, tiếp tục đứng đầu Châu Á, vượt các nước sản xuất lớn như Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia…
Năm 2021, Trung Quốc vẫn tiếp tục là thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam, xuất khẩu cao su sang thị trường này tăng so với năm 2020. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2021, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 1,39 triệu tấn cao su, trị giá 2,28 tỷ USD, tăng 2,6% về lượng và tăng 25% về trị giá so với năm 2020; giá xuất khẩu bình quân đạt 1.636 USD/tấn, tăng 21,8% so với năm 2020…
Tại sàn Tokyo, giá cao su kỳ hạn được giao dịch quanh mức 256 JPY / Kg, mức cao nhất kể từ ngày 28/5/2021, trong bối cảnh giá dầu tăng cùng với kỳ vọng về nhu cầu mạnh hơn và nguồn cung thắt chặt. Các nhà máy ở Trung Quốc đang khởi động lại sản xuất sau kỳ nghỉ cuối năm Âm lịch trong khi có những dấu hiệu cho thấy tình trạng thiếu chip ô tô đang giảm bớt. Các nhà sản xuất ô tô, bao gồm General Motors, Ford Motor và Hyundai Motor, dự đoán hạn chế chip trong gần hai năm sẽ giảm bớt vào nửa cuối năm 2022. Ngoài ra, giá dầu vẫn tăng, với những lo ngại liên tục về biên giới Ukraine đang đè nặng lên thị trường trong khi cao hơn Giá nguyên liệu thô và mưa lớn ở nhà sản xuất hàng đầu Thái Lan làm gia tăng lo ngại về sản lượng chậm hơn. .