• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 3:32:50 CH - Mở cửa
Cá tra tận dụng đà phục hồi, chớp cơ hội xuất khẩu mới
Nguồn tin: Báo Nông nghiệp Việt Nam | 28/02/2022 3:55:31 CH
Thị trường cá tra ở ĐBSCL báo hiệu hồi phục nhanh, cơ hội mới mở ra, nhưng cần có các giải pháp củng cố chuỗi sản xuất liên kết để phát triển bền vững.
 
Xuất khẩu thuận lới kích hoạt giá tăng tốt
 
Ở ĐBSCL, từ 2 tháng cuối năm 2021 đến nay, tình hình sản xuất, thu mua, chế biến, xuất khẩu cá tra đang nóng lên. Người nuôi cá và các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cho biết, sau đại dịch Covid-19, dấu hiệu thị trường phục hồi mạnh. Xuất khẩu sản phẩm cá tra bắt nhịp tiêu thụ tăng trở lại tại nhiều nước. Hiện tất cả các thị trường xuất khẩu cá tra đang tốt dần lên. Từ đó kéo theo giá cá tra thương phẩm lên mức 29.500 - 30.000 đồng/kg, tăng 4.000 - 5.000 đồng/kg so với nửa cuối năm 2021.
 
Người dân nuôi cá ở Cù Lao Tân Lộc, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ cho rằng: Hiện còn một số hộ cầm cự duy trì ao nuôi thả cá tra là theo dạng hợp đồng liên kết với doanh nghiệp. Bởi qua 3 năm vất vả, giá cá rớt thấp người nuôi lỗ lã khiến nhiều hộ nuôi cá tự do bên ngoài không có hợp đồng nuôi gia công phải treo ao.
 
Do vậy, khi nhận thấy thị trường giá cá tra thương phẩm nóng lên, các hộ nuôi cá muốn quay lại tìm mua con giống thả nuôi. Tính theo thời điểm này, mức giá cá tra nuôi đạt tốt, đúng cỡ (size) được doanh nghiệp thu mua cao nhất 30.000 đ/kg. Sau khi trừ chi phí, có lãi khoảng 4.000-5.000 đ/kg dù chi phí thức ăn, vật tư đầu vào, nhân công đều đang tăng lên.
 
Ông Nguyễn Ngọc Hải, chủ hộ nuôi cá tra thương phẩm và sản xuất cá tra giống bên sông Hậu tại phường Thới An, quận Ô Môn, TP Cần Thơ, cho hay: Khi giá cá tra vừa bắn tín hiệu tăng lên từ mấy tháng cuối năm 2021, một số người nuôi cá đón đầu bắt đầu tìm mua cá giống. Nhưng nguồn cá tra giống sau một thời gian khá dài chỉ sản xuất chầm chừng nay bất chợt trước nhu cầu lớn không thể nào đáp ứng ngay được.
 
Đó là chưa kể một số cơ sở ương nuôi cá tra giống vùng hạ lưu như Cần Thơ phải trông cậy vào nguồn cá bột từ trên huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp), nhưng ương nuôi lại không đạt, hao hụt hoặc chết nhiều nên cá tra giống hiện thời khó đủ đáp ứng nhu cầu của người dân.
 
Tuần cuối tháng 2 vừa qua, không riêng với cá tra thương phẩm tăng giá, cá tra giống cũng tăng lên 40.000 - 45.000 đồng/kg (loại 30 con/kg), thậm chí có hộ muốn nuôi thả cá ngay, chấp nhận mua 55.000 đồng/kg nhưng cơ sở ương giống cũng không đủ cá tra để bán.
 
Trong khi đó, một số doanh nghiệp thu mua chế biến cá tra xuất khẩu bắt đầu lên tiếng than phiền, lo lắng, nếu tình hình cá tra thương phẩm theo đà tăng giá lên nữa sẽ rất khó cho các hợp đồng xuất khẩu đã ký theo mức giá cũ. Trước tình hình giá cá tra có chiều hướng tăng cao, nhiều chuyên gia nghi ngại sẽ tiềm ẩn nguy cơ nhiều hộ dân quay lại tự phát nuôi cá tra ào ạt như năm 2018.
 
 
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị cá tra TP Cần Thơ ngày 25/2. Ảnh: Hữu Đức.
 
Sau chuyến công tác thực tế vùng vuôi cá tra tại 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp cuối tuần qua, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhận định, ở thị trường cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL đang hồi phục nhanh chóng, mở ra cơ hội mới từ thị trường xuất khẩu năm 2022. Tuy nhiên, Thứ trưởng lưu ý, hiện giá cá tra nguyên liệu tăng là tiền đề quan trọng để phát triển sản xuất, tiêu thụ trong năm 2022 nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về sự phát triển ổn định của ngành hàng. Do đó, để đạt kết quả tốt trong 2022, Tổng Cục Thủy sản và các cơ quan chức năng liên quan thuộc Bộ cần có sự phối hợp với các địa phương, đánh giá đúng thực trạng, kịp thời đưa ra các giải pháp khắc phục khó khăn để phát triển ngành hàng cá tra hiệu quả bền vững.
 
Thận trọng trong mở rộng diện tích nuôi
 
Theo Chi cục Thủy sản các tỉnh có vùng nuôi cá tra ở ĐBSCL, diện tích thả nuôi cá tra phát sinh trong năm 2021 đạt trên 5.850ha, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm 2020. So sánh diện tích thả nuôi năm 2020 - 2021 có thể thấy diện tích thả nuôi cá tra trong 3 tháng 7-8-9/2021 giảm khoảng 30 - 55% so với cùng kỳ năm 2020.
 
Tuy nhiên, diện tích thả nuôi trong các tháng 3 - 6 và tháng 10-11/2021 tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Đây là các tháng trước và sau khi xảy ra giãn cách xã hội tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương vùng ĐSBCL. Đặc biệt, từ sau tháng 9/2021, sự tăng trưởng về diện tích cho thấy ngành hàng cá tra đã quay lại nhịp độ sản xuất bình thường sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch covid-19.
 
Kết quả sản xuất nuôi trồng thủy sản năm 2021 vẫn duy trì tăng trưởng. Sản lượng nuôi trồng thủy sản cả năm đạt trên 4,8 triệu tấn, tăng 1,1% so với năm 2020, trong đó sản lượng cá tra đạt 1,52 triệu tấn, tăng 1,63% so với cùng kỳ năm 2020. Kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 1,62 tỷ USD tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước. Có thể xem đây là cú lội ngược dòng ngoạn mục của ngành hàng cá tra trong năm 2021.
 
Bà Tô Tường Lan, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng, song hành cùng cơ hội vẫn còn thách thức đặt ra với ngành hàng cá tra trong thời gian tới. Các cơ quan hữu quan ngành thủy sản và đối tác tham gia chuỗi sản xuất cần đánh giá và định hướng người nuôi. Đó là cân bằng cung - cầu nhằm tăng lợi nhuận và giá trị cho ngành cá tra.
 
Sau dịch Covid-19, hoạt động sản xuất tuy phục hồi nhưng dịch bệnh chưa chấm dứt vẫn là thách thức cho chuỗi cung ứng. Chi phí sản xuất, vận chuyển leo thang, tình hình vận tải biển vẫn cần có giải pháp tích cực, Mặt khác, tại Mỹ lạm phát tăng có thể khiến sức mua giảm nên sức tăng đột biến như năm 2021 khó xảy ra.
 
 
Thu hoạch cá tra thương phẩm ở ĐBSCL. Ảnh: Hữu Đức.
 
Theo Tổng cục Thủy sản, năm 2022, ngành cá tra dự kiến sản xuất đạt sản lượng cá tra thương phẩm đạt 1,6 - 1,7 triệu tấn. Kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1,6 tỷ USD. TS Trần Đình Luân, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản nhận định: Các hiệp định tự do thương mại thế hệ mới mà nước ta tham gia vừa là thách thức, vừa là cơ hội để sản phẩm cá tra Việt Nam tiếp tục xuất khẩu vào các thị trường EU, Mỹ,... Tuy nhiên, những yêu cầu ngày càng khắt khe từ trường nhập khẩu đòi hỏi ngành hàng cá tra nước ta phải nỗ lực để đáp ứng.
 
Mặt khác, nhìn thực tế từ vùng nuôi cá tra, chúng ta cần phải cẩn trọng trước giá cả tăng đột biến. Bởi vì chúng ta đã phải trả giá rất nhiều từ những năm 2019-2020-2021. Khi thấy giá tăng chạy theo tăng diện tích, tăng sản lượng lại kéo giá giảm xuống.
 
Ngoài ra, khi tăng diện tích người nuôi không tuân thủ các qui định về mã số cơ sở nuôi, an toàn thực phẩm và các điều kiện khác nên sẽ tiềm ẩn rủi ro. Về nguyên tắc thị trường, nếu giá cá tra ta tăng sẽ có những sản phẩm thay thế, cạnh tranh. Vô hình chung chúng ta sẽ đánh mất thị trường, vì không phải là xây dựng thương hiệu mà là làm cho hình ảnh cá tra trở thành bình thường.
 
Ông Trần Đình Luân nhấn mạnh: Từ 2 năm qua, khuyến cáo của Bộ NN-PTNT là không mở rộng diện tích vùng nuôi. Chính vì thế các địa phương tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn chuyển giao và giám sát vùng nuôi. Đặc biệt trong tích hợp quy hoạch kinh tế xã hội giữa các địa phương sẽ đưa những vùng có tiềm năng, lợi thế để phát triển cá tra có hiệu quả hơn. Trong xu hướng chuyển đổi số ngành nông nghiệp, ngành hàng cá tra sẽ tiên phong số hóa toàn bộ các cơ sở từ nuôi đến chế biến, công khai minh bạch quản lý đầu vào, đầu ra, cân đối cung-cầu hợp lý, có như thế cá tra mới phát triển ổn định, bền vững.
 
Nhận diện thị trường và dự báo về cơ hội xuất khẩu cá tra trong năm 2022, Bà Tô Tường Lan, Phó Tổng thư ký VASEP, phân tích: Thị trường nhập khẩu phục hồi, tăng trưởng tốt, trong đó có nhóm 4 thị trưởng chính: Trung Quốc (31%), Mỹ (23%), CPTPP (13% - các nước đối tác tham gia Hiệp định CPTPP) và EU (6,6%) chiếm 73,6% đều có khả năng tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2022. Giá cá tra xuất khẩu dự báo sẽ tăng khoảng 5% do chi phí nuôi trồng, logistics, lao động… Do đó, xuất khẩu cá tra năm 2022 dự báo tăng 20 - 22% so với năm 2021.