• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
20 Tháng Giêng 2025 6:15:22 SA - Mở cửa
Chứng khoán 10/3: Biểu hiện tâm lý ngại đáo hạn phái sinh đến sớm
Nguồn tin: BizLive | 10/03/2022 11:11:56 SA
 Đúng 1 tuần nữa thị trường sẽ có phiên đáo hạn phái sinh, sức ì của cổ phiếu lớn càng khó cải thiện và còn làm triệt tiêu lực kéo của chỉ số VN-Index trong phiên chiều. May mắn là các cơ hội ở nhóm Midcap và Penny vẫn được duy trì thay vì bị kìm hãm.

 
Bức tranh giao dịch nhìn chung là không rõ ràng và đang cho thấy sức ì của thị trường Việt Nam so với diễn biến khu vực
 
MSN "dở chứng"
 
Nhà đầu tư vẫn kỳ vọng VN-Index sẽ hồi phục theo kịp các chỉ số chứng khoán thế giới nhưng rốt cuộc chỉ số kết phiên còn bị thu hẹp thành quả tăng điểm xuống 5,34 điểm (+0,36%), đóng cửa tại 1.479 điểm.
 
Thực tế có thể sẽ đi theo được kỳ vọng nếu như không có câu chuyện đáo hạn phái sinh vào ngày thứ Năm tuần sau. Các biến động của các cổ phiếu VN30 đã có dấu hiệu trở nên bị vấn đề tâm lý đè nặng lên thị trường thay vì tham gia thúc đẩy sự hồi phục.
 
Đó là sự giảm giá khá khó chịu của MSN (-3,5%) dù đã đứng ra chống đỡ khá tốt cho thị trường trong nhịp rũ vừa qua. Kế đến là các cổ phiếu nhà Vingroup với VIC (+1,4%), VRE (+1,3%), VHM (+1,6%) đều tỏ ra hụt hơi ở chiều tăng.
 
Các cổ phiếu như GAS (-3%), HPG (-1,4%), PLX (-2,7%) dù cũng góp sức lớn trong top kéo điểm xuống lại không phải "tội đồ" bởi phe bán có lý do hợp lý để chốt lời khi biến động giá hàng hóa cũng điều chỉnh.
 
Bức tranh tâm lý sẽ là ảm đạm nếu chỉ nhìn vào biến động của VN30. Tuy nhiên, nhóm VNSML đại diện cho các cổ phiếu Smallcap và nhóm VNMID đại diện cho các cổ phiếu Midcap ít nhất vẫn duy trì được đà tăng trong phiên chiều. Lần lượt mức tăng của 2 chỉ số này là 1,4% và 0,62% ít nhất cũng theo kịp các chỉ số châu Á như KLCI (+1,09%), KOSPI (+2,21%), JKSE (+0,87%)…
 
Các mã như HDC (+6,95%), FRT (+6,9%), GIL (+6,85%) hay DI, TCD, ANV, SJF, VND, VHC, DQC, FCM tăng trần cho thấy sự tìm kiếm cơ hội trên thị trường. Cũng phải chú ý đến chủ đề Hàng không, Du lịch đang nhem nhóm lại khi các mã HVN (+4,8%), SKG (+6,9%) đóng phiên hôm nay với đà tăng rất tốt, mà phía trước là điểm hẹn mở cửa hoàn toàn du lịch vào 15/3.
 
HOSE chốt phiên với thanh khoản chỉ là 21.175 tỷ đồng, số mã tăng đạt 295 mã so với 164 mã giảm và 43 mã đứng giá tham chiếu.
 
Còn HNX-Index tăng 0,68% lên 447,64 điểm trong khi đó UPCoM-Index tăng tới 1,69% lên 115,29 điểm. Dấu ấn của GEE (+14,9%), MSR (+3,7%), VEA (+4,7%) được thể hiện rõ nhất trên UPCoM. Thanh khoản của 2 sàn đạt tổng cộng hơn 5.600 tỷ đồng.
 
"Bản tính" khó sửa
 
Một lần nữa thị trường lại khá ì khi phục hồi. Tiền chỉ ham vào mạnh những phiên sập nặng. Còn nay, thanh khoản HOSE giảm ngay 30% và đa số mã tăng khó rướn được lên.
 
Dòng tiền chỉ tham bắt đáy nhưng lại hời hợt trong việc mua lên. Đây đang là điểm yếu chưa khắc phục được, trở thành một "bản tính" của thị trường giai đoạn này.
 
Khó có thể hài lòng với các diễn biến tiếp theo của phiên sáng. VN-Index chỉ đáp ứng được việc hồi phục về mặt điểm số khi duy trì mức tăng 12,11 điểm lên 1.485,85 điểm (+0,82%).
 
Tuy nhiên, giá trị giao dịch của thị trường lại sụt giảm gần 30% so với phiên sáng hôm qua xuống 12.233 tỷ đồng. Kể cả những cổ phiếu dẫn đầu về thanh khoản đầu phiên cũng gặp khó khăn trong việc hút thêm dòng tiền vào trong nhịp điều chỉnh.
 
HPG (-0,4%) cũng không thể giao dịch được trên 1.000 tỷ đồng, thay vào đó hài lòng với mức 730 tỷ đồng. Tương tự là PVD (-2,38%) cũng chỉ lên được 366 tỷ đồng còn DPM là (-0,61%) là 287 tỷ đồng.
 
Những cổ phiếu tăng tốt nhất phiên đều phải thỏa mãn được tiêu chí không đòi hỏi giá trị giao dịch cao. Đó là PC1 (+4,09%), FRT (+6,92%), SKG (+6,9%), CMX (+6,93%). Còn lại phần lớn các mã chỉ hài lòng với mức tăng từ 3% trở xuống như DCM (+1,01%), HAG (+2,09%), CTR (+2,6%)…
 
Bức tranh giao dịch nhìn chung là không rõ ràng và đang cho thấy sức ì của thị trường Việt Nam so với diễn biến khu vực. Nhiều chỉ số chứng khoán châu Á đang ghi nhận mức tăng trên 2% như CSI 300 (+2,07%), TWSE (+2,41%), NIKKEI 225 (+3,93%).
 
Kể cả HNX-Index vốn không chịu nhiều chi phối từ cổ phiếu lớn cũng đang không có được sự cởi trói như mong đợi. Chỉ số này đang chỉ tăng 0,9% lên 448,61 điểm. Giá trị giao dịch đạt 2.097 tỷ đồng.
 
*****
Vẫn khá rời rạc
 
VN-Index đã giữ được mốc 1.470 điểm ở phiên hôm qua nhưng vẫn nằm dưới đường M20. Để cải thiện trạng thái chỉ có những vốn hóa lớn nhất sàn mới có thể giải quyết tốt nhất.
 
Chính vì vậy, các mã Vingroup và Ngân hàng đang được tiền lớn sử dụng đến: bộ ba nhà Vingroup hiện đang tăng được trên 2% với VIC (+3,1%), VHM (+2,3%), VRE (+2,7%) trong khi nhiều cổ phiếu Ngân hàng như BID (+3,2%), MBB (+2,6%), STB (+1,9%), CTG (+1,6%), TPB (+1,3%), HDB (+1,5%), VPB (+1,2%) cũng đều hồi phục.
 
Thực tế thì lượng tiền giao dịch của các cổ phiếu này cũng không quá ấn tượng vào lúc này nhưng tác động về mặt tâm lý có thể ít nhất tạo được sự yên tâm cho nhà đầu tư.
 
Các mã Thép, Dầu khí trong khi đó vẫn đang gây ấn tượng hơn về khả năng hút tiền hơn khi HPG đạt trên 480 tỷ đồng, còn PVD đạt gần 300 tỷ đồng, DPM đạt trên 200 tỷ đồng.
 
Tuy nhiên, diễn biến giá dầu đêm qua điều chỉnh mạnh đã ít nhiều tác động tới những cổ phiếu ngành hàng hóa cơ bản khiến HPG (-1%), PVD (-3,88%), DPM (-1,53%) điều chỉnh khá nhanh. Điều này gần như là đi ngược lại hoàn toàn với phản ứng tích cực của các cổ phiếu trong chiều qua.
 
Dưới sự dẫn dắt của nhóm Bluechips, thị trường đang khá rời rạc vào lúc này dù sắc xanh có đang xuất hiện ở trên 300 mã. DIG (+3,63%), FRT (+5,75%), HDC (+6%) đang tăng mạnh nhưng không có nhiều mã cùng ngành đạt được trạng thái tương tự.
 
Nhóm Chứng khoán lúc này mới là nhóm thực sự đồng đều nhất với hầu hết cổ phiếu tăng giá. VND (+6,7%) đang dẫn đầu đà tăng với mức kịch trần do vào ngày chốt quyền phát hành cổ phiếu.
 
Tính đến 10h30, VN-Index tăng gần 13 điểm lên 1.487 điểm trong khi HNX-Index tăng lên 449 điểm. Giá trị giao dịch 2 sàn đều có dấu hiệu hụt đi so với cùng thời điểm sáng qua.