Thị trường chứng khoán gần đây liên tiếp ghi nhận nhiều cổ phiếu “lạ” khi liên tục bứt phá, thậm chí vượt đỉnh, trái ngược kết quả kinh doanh vô cùng bết bát, thậm chí còn nằm trong diện bị kiểm soát vì dòng tiền âm.
Cổ phiếu
XMD của công ty CP Xuân Mai - Đạo Tú đang gây chú ý khi có cú bứt phá ngoạn mục chưa từng có. Với 27 phiên liên tiếp “trần cứng” đã đưa thị giá cổ phiếu tăng 31 lần, từ mức 1.900 đồng/cp (10/2) lên mức 59.200 đồng/cp (17/3).
Nhiều cổ phiếu “lạ” khi liên tục bứt phá, thậm chí vượt đỉnh, trái ngược kết quả kinh doanh vô cùng bết bát.
Trước đó nhiều tháng, cổ phiếu
XMD không hề có bất kỳ giao dịch nào, nhưng từ ngày 11/2 đột nhiên tăng mạnh liên tiếp, đạt đỉnh vào ngày 17/3. Ngay sau đó, cổ phiếu này giảm sàn 5 phiên liền mạch. Chốt phiên giao dịch ngày 24/3, cổ phiếu
XMD đang ở mức 32.500 đồng/cp, giảm 82% so với mức đỉnh.
Trong báo cáo tài chính năm 2021, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Xuân Mai – Đạo Tú đạt mức 96 tỷ đồng tăng 35% so với năm trước. Lợi nhuận sau thế âm 5,9 tỷ đồng, tăng hơn 1 tỷ đồng so với năm 2020.
Được biết, trong cơ cấu tổ chức cổ đông của Xuân Mai – Đạo Tú có 4 triệu cổ phiếu đang niêm yết thì công ty đang nắm giữ 3,455 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 86%; ban lãnh đạo đang nắm giữ 3,71% vốn điều lệ công ty. Cổ phiếu trôi nổi ngoài thị trường chỉ đạt khoảng 425.600 cổ phiếu.
Ngày 22/3 vừa qua, ông Trần Thanh Hải - Ủy viên HĐQT, Giám đốc Xuân Mai – Đạo Tú đăng ký bán 10.000 cổ phiếu. Sau khi bán, ông Hải chỉ còn nắm giữ 400 cổ phiếu. Trước đó, ngày 1/3, ông Tống Bá Hùng, người có liên quan đến Kế toán trưởng, bà Nguyễn Ngọc Phượng cũng bán 5.000 cổ phiếu, tỷ lệ nắm giữ còn lại là 0%.
Không chỉ riêng Xuân Mai – Đạo Tú, nhiều mã cổ phiếu đã tăng mạnh một cách vô lý, trong khi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bết bát.
Tương tự, nhóm cổ phiếu liên quan đến "hệ sinh thái
DNP" của đại gia 8x Vũ Đình Độ cũng liên tục lôi kéo sự quan tâm của giới đầu tư khi nhóm cổ phiếu này tăng trần nhiều phiên liên tiếp như
VC9 của Vinaconex 9,
NVT của Ninh Vân Bay,
HUT của Tasco. Điều đáng nói, những công ty này đều kinh doanh kém sắc, liên tục báo lỗ. Không những vậy, Vinaconex 9 còn bị đưa vào diện cổ phiếu bị kiểm soát và có khả năng bị hủy niêm yết; Ninh Vân Bay tiếp tục duy trì diện bị kiểm soát, còn
HUT vừa mới thoát lỗ ngoạn mục trong quý IV/2021.
Hay như cổ phiếu
CII của công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM. Trong năm 2021, cổ phiếu
CII tăng 27% với khối lượng giao dịch ở mức hàng triệu cổ phiếu mỗi phiên. Đặc biệt, những ngày đầu năm 2022, cổ phiếu
CII có thời điểm đạt mức đỉnh 57.900 đồng/cp, khối lượng giao dịch đạt 67 triệu cổ phiếu.
Trong khi đó, quý IV/2021, Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM công bố mức lỗ lên đến 375 tỷ đồng, cùng kỳ năm 2020 lỗ hơn 31 tỷ đồng. Luỹ kế cả năm 2021, doanh thu công ty giảm xuống còn 2.916 tỷ đồng, lỗ ròng hơn 341 tỷ đồng.
Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) quyết định đưa cổ phiếu
CII vào diện cảnh báo từ ngày 30/3/2022 do công ty này có lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ năm 2021 âm 332,4 tỷ đồng.