• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
20 Tháng Giêng 2025 2:38:48 SA - Mở cửa
Đấu giá đất và đầu tư chứng khoán: “Nhà đầu tư phải tự chịu trách nhiệm”
Nguồn tin: BizLive | 21/04/2022 10:31:53 CH
“Có những nhà đầu tư bất động sản và chứng khoán muốn kiếm tiền nhanh, có lãi thì không ý kiến gì, nhưng khi thua lỗ thì đổ do này do kia mà không tự chịu trách nhiệm…”.
 
Đó là ý kiến của một bạn đọc khi trao đổi thêm về bài viết “Góc nhìn: Thị trường chứng khoán và chuyện “dạy con từ thuở còn thơ” đăng tải vừa qua.
 
Liên hệ với tác giả, vị bạn đọc lớn tuổi này cho rằng, ông đồng ý ở điểm cần một khung khổ pháp lý, quy định, cách xử lý rõ ràng và công bằng cho nhà đầu tư trên thị trường; tránh cùng một sân chơi nhưng có những cách hoặc kết quả xử lý khác nhau.
 
Thứ hai, điểm quan trọng nhất vẫn là làm sao tạo và giữ được niềm tin của nhà đầu tư trên các thị trường sau những sự việc vừa qua.
 
Tuy nhiên, điểm ông không đồng ý, cũng như cho rằng trên báo chí vừa qua ít thấy được đề cập đến trách nhiệm của nhà đầu tư.
 
“Có những nhà đầu tư bất động sản và chứng khoán muốn kiếm tiền nhanh, có lãi thì không ý kiến gì, nhưng khi thua lỗ thì đổ do này do kia mà không tự chịu trách nhiệm…”, vị bạn đọc trên nói, cũng như dẫn lại một tin nhắn.
 
“Một người bạn nhắn cho tôi, kèm đường link bài viết. Xin lỗi vì hơi bậy. Nhưng đại ý là một cô gái thấy cậu này cậu kia đẹp trai, nhiều tiền và đi theo, đến khi có bầu và mấy cậu ấy mất hút thì kêu Nhà nước sao không xử lý, giám sát những cậu đó…”, ông trò chuyện với ý nhấn mạnh trách nhiệm của mỗi người trước quyết định của mình.
 
 
Ảnh minh họa
 
Trước hết, với đấu giá đất, bạn đọc này nêu quan điểm không thể phạt người bỏ đấu giá đất. Bởi lẽ, luật đã quy định, khi bỏ thì họ mất tiền cọc, Nhà nước tổ chức đấu giá lại. Và nếu vì để đấu giá thành công, tăng chế tài xử phạt thật nặng, qua đó sàng lọc bớt nhà đầu tư thì theo quan điểm này, một cuộc đấu giá mà giới hạn nhà đầu tư như vậy thì giá đấu hình thành cũng bị hạn chế và không hẳn là thành công.
 
Tuy nhiên, câu chuyện nhà đầu tư bỏ cọc đấu giá đất tại Thủ Thiêm vừa qua không chỉ có vậy. Nó được mở rộng hơn. Việc nhà đầu tư ra giá cao đột biến được nhìn nhận tạo nên làn sóng truyền dẫn và kích giá đất ở khu vực đó, thậm chí rộng hơn, lên cao vượt trội so với trước đó.
 
Chưa hết, từ tác động cộng hưởng trên, những doanh nghiệp có quỹ đất tại Thủ Thiêm, hay ngay tại TP.HCM, hay có gì đó liên quan có lợi với sự kiện trên, đang niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán cũng có thể tạo một con sóng mới. Giá cổ phiếu bất động sản trên sàn nổi sóng và tăng nóng, thực tế vừa qua có phần gắn với kết quả dự thầu đấu giá đất nói trên …
 
Thứ nhất, vụ đấu giá đất với giá đặt cao bất thường nói trên tạo hiệu ứng làm sốt đất. Thứ hai, sốt giá cổ phiếu bất động sản trên sàn chứng khoán. Cả hai đều tạo “giá trị ảo”, “phá vỡ mặt bằng chung”, gây rủi ro tiềm ẩn…
 
Và thực tế đã có những rủi ro phát sinh. Ví như nhà đầu tư mua bất động sản vừa qua theo “sóng đấu giá đất Thủ Thiêm”, mua cổ phiếu bất động sản trên sàn trong cao trào “hưởng lợi” lợi trên, rồi sau đó giá giảm, đặc biệt ở diễn biến giá cổ phiếu bất động sản lao dốc mạnh sau thông tin bỏ cọc đấu giá. Rủi ro bộc lộ, thiệt hại và mất mát, vấn đề bỏ cọc đấu giá càng trở nên càng nóng, càng đòi hỏi chế tài phạt nặng(?).
 
Tuy nhiên, vị bạn đọc trên cho rằng điều đó là bình thường trên thị trường. Thị trường có cung, có cầu, mua bán và đầu tư, tự mỗi người quyết định.
 
Ông dẫn giải quan điểm của mình rằng: “Chắc hẳn có những nhà đầu tư thắng lớn “đánh” theo cuộc đấu giá đó. Họ rời tiệc, thu lợi nhuận và chẳng thấy ai nói gì. Nhưng sau đó, nhiều người bị thua lỗ đổ cho Nhà nước, đổ cho cơ chế. Theo tôi, trước hết họ phải tự trách mình, tự chịu trách nhiệm.
 
Và xin lỗi bạn (người viết – PV), giả sử người đấu giá đất và bỏ cọc đó bị thiểu năng trí tuệ vậy thì nhà đầu tư cũng bị thiểu năng trí tuệ khi chạy theo, đi theo người đó sao. Giá cao vậy mà vẫn mua. Hoặc biết giá cao, ảo, có vấn đề ở đây, có rủi ro nhưng vẫn lao theo. Vậy thì còn trách ai nữa!”.
 
Ông nói thêm rằng, đấu giá đất hay thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán hay bất cứ thị trường nào vẫn phải luôn hoàn thiện, pháp luật liên quan cũng phải luôn hoàn thiện, nhưng không thể hoàn hảo; Nhà nước cố gắng bảo vệ nhà đầu tư nhưng làm sao loại trừ được hết các rủi ro.
 
Vấn đề là nhà đầu tư phải biết kiểm soát lòng tham, thông minh hơn để đánh giá các vấn đề, cũng như đánh giá mỗi cổ phiếu, xu hướng thị trường và giá hiện tại…, qua đó để kiểm soát rủi ro. Và khi rủi ro xẩy ra, họ đã tự quyết định tham gia, sau khi phân tích và sàng lọc, thì chính họ phải tự chịu trách nhiệm chứ không nên đổ tại vì cài nay hay cài kia ngoài bản thân mình.
 

Ngày 20/4, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng Văn phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi các nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai.
 
Một trong những nội dung tại dự thảo nghị định nhận được nhiều ý kiến khác nhau là: Bổ sung chế tài nặng đối với tổ chức, cá nhân trúng đấu giá đất bỏ cọc hoặc từ chối tham gia đấu giá đất, như bị mất cọc và bị phạt 50% giá đất đấu giá trúng.
 
Báo Pháp luật TP.HCM dẫn ý kiến của ông Dương Đăng Huệ, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự (Bộ Tư pháp), với những điểm đáng chú ý.
 
Ông Huệ đặt câu hỏi: “Cơ sở nào để tổ chức, cá nhân mất tiền cọc rồi còn phải bị phạt thêm số tiền nữa, nhất là khoản tiền 50% số tiền trúng đấu giá đất?”.
 
Theo ông Huệ, như vậy ngoài tiền đặt cọc, tổ chức, cá nhân bỏ cọc, từ chối tham gia đấu giá có thể bị phạt (50%) đồng nghĩa phải mất đến hai lần tiền. Đây là mức phạt rất nặng mà người tham gia đấu giá đất rất khó có thể chịu đựng được.
 
“Tất cả biện pháp mà Nhà nước đưa ra để quản lý bất kể thế nào cũng phải được lập luận một cách có cơ sở, chứ không thể tùy tiện được”, ông Huệ nêu quan điểm.
 
Đồng tình với quan điểm trên, các ý kiến tại hội thảo cũng cho rằng dự thảo cần làm rõ thế nào là “tự ý bỏ khoản tiền đặt trước”, thế nào là “từ chối tham gia đấu giá” và trường hợp nào mất một lần tiền cọc, trường hợp nào mất hai lần. Nếu không quy định rõ sẽ khiến các tổ chức, cá nhân ngần ngại khi tham gia đấu giá, khiến việc đấu giá giảm tính cạnh tranh. Cạnh đó, để né phạt, các nhà đầu tư, người dự thầu vẫn có thể thông đồng, móc ngoặc khiến Nhà nước thất thu ngân sách…