• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.244,82 -5,50/-0,44%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.244,82   -5,50/-0,44%  |   HNX-INDEX   226,69   -0,17/-0,07%  |   UPCOM-INDEX   92,39   -0,01/-0,01%  |   VN30   1.301,95   -8,51/-0,65%  |   HNX30   486,55   -1,02/-0,21%
13 Tháng Mười Một 2024 3:05:44 SA - Mở cửa
[Bài 3] 'Vùng đất hứa' cho doanh nghiệp nông nghiệp
Nguồn tin: Báo Nông nghiệp Việt Nam | 10/05/2022 5:20:00 CH
Chính sách cởi mở hơn, hạ tầng không ngừng hoàn thiện, quỹ đất còn nhiều… là những ưu thế giúp Tây Ninh thành "vùng đất hứa" cho các dự án đầu tư vào nông nghiệp.
 
Những con số ấn tượng
 
Theo UBND tỉnh Tây Ninh, so với các địa phương khác trong khu vực, Tây Ninh có nhiều lợi thế tự nhiên vượt trội để phát triển nông nghiệp, đó là: Có đến 270.000ha quỹ đất dành sản xuất nông nghiệp; địa hình khá bằng phẳng, thuận tiện sử dụng cơ giới hóa; đất đai phù hợp với nhiều loại nông sản nhiệt đới có giá trị cao; có hệ thống thủy lợi khá đồng bộ, với hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng quy mô lớn nhất nước, có thể tưới tiêu chủ động cho 47.000ha đất canh tác.
 
 
Dự án kênh chuyển nước từ hồ Dầu Tiếng cho vùng biên giới với điểm nhấn là cầu máng vượt sông Vàm Cỏ Đông dài 2,3 km sắp hoàn thành. Ảnh: Đức Trung.
 
Đặc biệt, việc thu hút các dự án đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, ứng dụng KHKT vào sản xuất là “hạt nhân” thúc đẩy liên kết, chế biến, tiêu thụ, nâng cao giá trị nông sản… là một trong những nhiệm vụ đã được xác định trong chiến lược phát triển nông nghiệp của tỉnh Tây Ninh.
 
Giai đoạn 2016-2020, tỉnh Tây Ninh đã thu hút 360 doanh nghiệp nông lâm thủy sản đăng ký hoạt động với tổng số vốn đăng ký 5.177 tỷ đồng. Tiêu biểu có một số doanh nghiệp như: Trang trại bò sữa Vinamilk chi nhánh Tây Ninh; trại gà Công ty TNHH QL Agroresources; Bel Gà, các dự án đầu tư trồng rau, dưa lưới trong nhà kính, cây ăn quả (mít, sầu riêng, bưởi…) theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt; cơ sở giết mổ, chế biến thịt bò của Công ty TNHH Pacow International; cơ sở giết mổ gia cầm của Công ty TNHH Thanh Bảo Hân với năng suất 1.000 con/giờ… Riêng trong năm 2021, các dự án đầu tư chăn nuôi có xu hướng phát triển mạnh, UBND tỉnh đã cấp chủ trương đầu tư cho 37 dự án chăn nuôi với tổng vốn đầu tư là 3.131 tỷ đồng, dự kiến tổng giá trị sản phẩm tạo ra hơn 3.454 tỷ đồng.
 
 
Đoàn lãnh đạo Bộ NN-PTNT tham quan Nhà máy ấp trứng gia cầm Bel Gà Tây Ninh có tổng vốn đầu tư 200 tỷ đồng. Ảnh: Trần Trung.
 
Bên cạnh các dự án đầu tư phát triển sản xuất thì các doanh nghiệp chế biến nông sản cũng duy trì hoạt động, cơ bản đáp ứng nhu cầu liên kết, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh. Hiện tỉnh có 2 nhà máy chế biến đường, đạt công suất 10.800 tấn/ngày; 65 nhà máy chế biến tinh bột sắn, đạt công suất 6,4 triệu tấn củ/năm; 23 nhà máy chế biến mủ cao su, đạt công suất 48.000 tấn nguyên liệu/năm; 20 nhà máy chế biến hạt điều, đạt công suất 20.000 tấn/năm và 1 nhà máy chế biến rau, củ quả đạt công suất 500 tấn nguyên liệu/ngày; 56 cở sở giết mổ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị ngày càng hiện đại, 100% cơ sở giết mổ được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
 
 
Bên trong nhà máy tinh bột sắn (Tây Ninh Tapioca JSC) một trong những công ty hàng đầu tại địa phương biến tinh bột sắn thành mạch nha. Ảnh: Trần Trung.
 
Ông Trần Văn Chiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh cho biết thêm, với sự hỗ trợ của doanh nghiệp đầu tư vào các dự án phát triển nông nghiệp, hằng năm đóng góp khoảng 25% vào giá trị sản xuất của ngành và là đầu tàu giúp nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất. Bên cạnh đó, các dự án nông nghiệp cũng giúp đẩy mạnh các hình thức liên kết sản xuất – tiêu thụ giữa nông dân và doanh nghiệp, chủ yếu trên các cây trồng, vật nuôi chủ lực và có thế mạnh của tỉnh như lúa, mía, rau, cây ăn quả, sản phẩm chăn nuôi (thịt bò, sữa bò, thịt heo, gà,…).
 
 
Trang trại gà lông trắng không khác gì "resort" tại huyện Châu Thành (Tây Ninh). Ảnh: Trần Trung.
 
Kết quả đến cuối năm 2021, tổng giá trị sản phẩm nông lâm thủy sản của tỉnh đạt 19.998 tỷ đồng chiếm 22,1% tổng GRDP của tỉnh. Trong đó sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đạt trên 25%, tỷ lệ giá trị sản phẩm nông lâm thủy sản được sản xuất dưới hình thức hợp tác và liên kết sản xuất - tiêu thụ đạt 13,5%,  trong đó lĩnh vực chăn nuôi đạt 48%. Giá trị sản phẩm bình quân thu được trên 1 ha đất trồng trọt đạt 102 triệu đồng/ha/năm.
 
Giải pháp căn cơ
 
Theo ông Trần Văn Chiến, để đạt được kết quả trên do sự chủ động của Tỉnh ủy, UBND cũng như các cấp các ngành đã tập trung thực hiện đồng bộ  các giải pháp, trong đó nổi bật nhất là tiến hành sắp xếp lại quỹ đất của các công ty nông nghiệp theo Nghị quyết 30 và nghị định 118 của Chính phủ để có quỹ đất cho thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và tạo các chuỗi liên kết sản xuất.
 
 
Bên trong cơ sở sản xuất bánh tráng siêu mỏng từ nguyên liệu tinh bột sắn tại địa phương. Ảnh: Trần Trung.
 
Đáng chú ý, địa phương đã được Bộ NN-PTNN quan tâm đầu tư cho dự án phía Tây sông Vàm Cỏ để đưa nước từ hồ Dầu Tiếng vượt qua sông Vàm Cỏ về tưới cho huyện Châu Thành và huyện Bến Cầu. Đây là một công trình lớn hết sức có ý nghĩa, vốn đầu tư 1.240 tỷ đồng phục vụ hàng ngàn ha đất nông nghiệp khu vục phía Tây sông Vàm Cỏ.
 
Ngoài ra, địa phương còn tích cực triển khai các chính sách để cho người nông dân được thụ hưởng ưu đãi trong lĩnh vực nông nghiệp như: chính sách hỗ trợ lãi vay đối với các mô hình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, chính sách hỗ trợ liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và các chính sách đặc thù như giảm thuế, đất… khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
 
 
Nhờ các chính sách cởi mở, người dân địa phương mạnh dạn đầu tư sản xuất theo hướng tập trung, nâng cao chuỗi gia trị. Ảnh: Đức Trung.
 
“Hiện nay, lĩnh vực nông nghiệp được xác định là một trong 4 khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh được Đại hội đảng bộ lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra. Để triển khai thực hiện các nhiệm vụ đột phá về lĩnh vực nông nghiệp thì Ban chỉ đạo khâu đột phá của tỉnh đã thành lập tổ công tác thực hiện giải pháp mang tính đột phá về lĩnh vực nông nghiệp. Đây được xem là những cơ hội để nông nghiệp Tây Ninh tiếp tục phát triển. Hiện đang là giai đoạn then chốt để thực hiện những thành quả từ các năm trước, trong đó, đặc biệt là hạ tầng thủy lợi”, ông Chiến nói.
 
 
Nhờ các chính sách cởi mở, người dân địa phương mạnh dạn đầu tư sản xuất theo hướng tập trung, nâng cao chuỗi gia trị. Ảnh: Trần Trung.
 
Tây Ninh cũng đưa ra một số mục tiêu cơ bản như sau: Nâng giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên 40% vào năm 2025, 50% năm 2030; Nâng giá trị nông lâm thủy sản được sản xuất dưới hình thức hợp tác, hộ liên kết trên 25% vào năm 2025 và 35% vào năm 2030; Gia tăng giá trị sản phẩm trên cùng diện tích đất trồng trọt bình quân 119 triệu đồng/ha năm 2025 và 130 triệu đồng/năm vào năm 2030. Riêng diện tích đất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sẽ đạt ít nhất 150 triệu đồng/ha vào năm 2025, 180 triệu đồng/ ha năm 2030.
 
“Để đạt được mục tiêu đó, tỉnh cũng như ngành nông nghiệp đã đề ra một số giải pháp như sau: Tích hợp và triển khai có hiệu quả quy hoạch nông nghiệp vào quy hoạch chung của tỉnh; đẩy mạnh cơ cấu ngành nông nghiệp theo đúng định hướng, đầu tư nông thôn mới có hiệu quả, chú trọng đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và chế biến để tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm nông nghiệp.
 
Huy động nguồn lực đầu tư, xây dựng nông thôn mới, hạ tầng nông thôn; Tập trung sắp xếp, tổ chức lại các công ty nông nghiệp, đồng thời rà soát các cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư. Những dự án nào không tác động trực tiếp đến người dân thì theo quy định mình vận dụng trình Hội đồng nhân dân ban hành các cơ chế để làm sao thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Đồng thời chú trọng đào tạo nguồn nhân lực quản lý, lao động kỹ thuật trong nông nghiệp để có trình độ chuyên môn, tạo ra các sản phẩm đồng bộ. Đó là mục tiêu ngành nông nghiệp trong thời gian qua và nhiệm vụ sắp tới”, ông Trần Văn Chiến nhấn mạnh .