• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.268,45 +5,19/+0,41%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.268,45   +5,19/+0,41%  |   HNX-INDEX   228,87   +0,90/+0,39%  |   UPCOM-INDEX   96,75   +0,12/+0,12%  |   VN30   1.338,40   +7,52/+0,57%  |   HNX30   471,84   +1,95/+0,41%
11 Tháng Hai 2025 7:34:30 CH - Mở cửa
Dòng vốn dồn về Mỹ, hơn 1.400 tỷ đồng chảy khỏi TTCK Việt Nam
Nguồn tin: VietNam Finance | 11/02/2025 2:00:49 CH

Tháng 1/2025, các quỹ ETF rút ròng 616 tỷ đồng khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam. Các quỹ chủ động chuyên đầu tư vào Việt Nam thậm chí còn mạnh tay hơn khi bán 804 tỷ đồng.

Áp lực rút vốn ngày càng tăng

Báo cáo cập nhật diễn biến dòng vốn đầu tư toàn cầu tháng 1/2025 của SSI Research cho thấy, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang chịu áp lực rút vốn nặng nề.

Cụ thể, các quỹ ETF (quỹ đầu tư thụ động mô phỏng theo chỉ số) đã bán ròng tháng thứ 15 liên tiếp với tổng giá trị lên đến 616 tỷ đồng.

Các quỹ ETF rút ròng 616 tỷ đồng, đánh dấu tháng thứ 15 liên tiếp rời khỏi thị trường Việt Nam

Áp lực rút vốn chủ yếu đến từ các quỹ ETF ngoại, đặc biệt là VanEck (-423 tỷ đồng), Xtrackers FTSE Vietnam (-88 tỷ đồng) và Fubon (-58 tỷ đồng). Trong khi đó, các quỹ ETF nội có sự phân hóa rõ rệt khi DCVFM VN30 có tháng thứ 3 liên tiếp bị rút ròng với 122 tỷ đồng, còn DCVFM VNDiamond và MAFM VN30 ghi nhận dòng vốn mua ròng tích cực, lần lượt ở mức 54 tỷ đồng và 56 tỷ đồng.

Đối với dòng tiền chủ động, các quỹ đầu tư cũng đồng loạt rút ròng. Trong đó, các quỹ chủ động chuyên đầu tư vào Việt Nam đã “thẳng tay” bán 804 tỷ đồng.

Các quỹ chủ động chỉ đầu tư vào Việt Nam đẩy mạnh bán ròng mạnh tay sau hai tháng chậm lại

Tình trạng này xảy ra trong bối cảnh các nhà đầu tư nước ngoài duy trì động thái thận trọng tại các thị trường đang phát triển và đẩy mạnh mua ròng tại các thị trường phát triển. Tháng đầu năm, hơn 1,1 tỷ USD đã bị rút khỏi các thị trường đang phát triển.

Theo SSI Research, tại Ấn Độ, nhà đầu tư đã rút hơn 1,5 tỷ USD – mức cao nhất kể từ tháng 3/2020. Nguyên nhân bắt nguồn từ lo ngại tăng trưởng kinh tế chậm lại, dòng tiền duy trì trạng thái yếu trong bối cảnh đồng USD mạnh cùng quan ngại các chính sách thuế quan và dự đoán Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ làm chậm lại quá trình cắt giảm lãi suất. Trung Quốc và Đài Loan là hai thị trường hiếm hoi ghi nhận đà mua ròng với những kỳ vọng về sự phục hồi mạnh mẽ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, nhờ các biện pháp kích thích kinh tế của Chính phủ.

Các nhà đầu tư nước ngoài duy trì động thái thận trọng tại các thị trường đang phát triển

Trong khi đó, trên thị trường quốc tế, các quỹ ETF và chủ động ghi nhận giá trị vào ròng lên tới gần 66 tỷ USD, tương đương 12% giá trị vào ròng so với năm 2024. Trong đó, thị trường Mỹ hút 46,5 tỳ USD, nhờ sự hấp dẫn của nhóm công nghệ và tâm lý tích cực từ nhà đầu tư cá nhân.

Tuy nhiên, tâm lý thị trường đã phần nào thận trọng hơn sau khi Tổng thống Trump nhậm chức. Mặt khác, tín hiệu rủi ro đảo ngược dòng tiền xuất hiện khi kết quả khảo sát từ Bank of America (BofA) cho thấy tỷ trọng tiền mặt đang ở mức 3,9%, thấp nhất trong 3 năm qua.

Yếu tố nào đưa dòng vốn trở lại?

Theo SSI Research, dòng vốn từ các quỹ đầu tư vào thị trường Việt Nam sẽ vẫn chịu nhiều yếu tố tác động trái chiều. Cụ thể là sự kỳ vọng tốc độ hạ lãi suất chậm của FED, áp lực tỷ giá và chính sách khó đoán định dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump. Bên cạnh đó, nguy cơ suy thoái kinh tế còn tiềm ẩn và số lượng các cổ phiếu ở các nhóm ngành thu hút dòng tiền như công nghệ còn hạn chế cũng là những yếu tố kìm hãm dòng vốn chảy mạnh.

Các chuyên gia chỉ ra rằng, định giá nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn ở Mỹ đang ở mức cao so với trung bình 10 năm và tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu ở cá nhân và tổ chức cũng đang ở mức cao. Tuy nhiên, thị trường Mỹ vẫn hấp dẫn do kinh tế của quốc gia này tích cực hơn so với phần còn lại của thế giới. Do vậy, dòng tiền vào thị trường cổ phiếu Mỹ có thể sẽ thận trọng hơn, nhưng vẫn tích cực. Trong khi đó, tại các thị trường cổ phiếu khác, dòng tiền được dự báo sẽ duy trì trạng thái phân hóa, tùy thuộc vào tác động từ chính sách sắp tới của Tổng thống Trump.

Về triển vọng thu hút dòng vốn đầu tư của thị trường cổ phiếu Việt Nam, SSI Research chỉ ra rằng, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015. Điều này có thể ngăn tình trạng rút ròng tiếp diễn.

Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường chứng khoán Việt Nam đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015

Bên cạnh đó, kỳ vọng nâng hạng lên thị trường mới nổi của FTSE Russell cùng với việc triển khai hệ thống giao dịch KRX, áp dụng Luật Chứng khoán sửa đổi và Nghị định 155/2020 sửa đổi sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển thị trường vốn trong trung và dài hạn.

Mặt khác, SSI Research cũng lưu ý về việc Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) đã ban hành Quy tắc Chỉ số HoSE Index phiên bản 4.0, có hiệu lực từ tháng 3/2025. Theo nhóm phân tích, quy tắc mới này nâng cao các tiêu chí về thanh khoản và chất lượng cổ phiếu được chọn vào rổ, đồng thời giới hạn tỷ trọng vốn hóa của nhóm cổ phiếu cùng ngành trong rổ chỉ số VN30, sẽ góp phần ổn định cơ cấu ngành.

Link gốc