• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.244,20 -0,62/-0,05%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 9:35:00 SA

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.244,20   -0,62/-0,05%  |   HNX-INDEX   226,03   -0,66/-0,29%  |   UPCOM-INDEX   92,32   -0,07/-0,08%  |   VN30   1.299,96   -1,99/-0,15%  |   HNX30   483,68   -2,87/-0,59%
13 Tháng Mười Một 2024 9:37:19 SA - Mở cửa
Nhà đầu tư nên làm gì khi thị trường ‘hóa gấu’?
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 13/05/2022 11:46:29 SA
Tâm lý giao dịch bi quan bao trùm lên thị trường khi nhà đầu tư rơi vào hoảng loạn khiến việc bán tháo trên diện rộng liên tục diễn ra. Một số chuyên gia cho rằng, thị trường chứng khoán đã đi vào giai đoạn giảm, bước vào “bear market” (thị trường con gấu) và rất có thể giảm sâu tới 30 - 40% từ đỉnh.
 
Thống kê cho thấy, trong vòng 1 tháng trở lại đây, thị trường đã có 3 phiên giảm kỷ lục: 25/4 (-5%), 9/5 (-4,5%) và 12/5 (-4,8%). Đặc biệt, phiên ngày 12/5 được đánh giá là mức giảm mạnh nhất của một thị trường chứng khoán trên thế giới trong ngày.
 
Trong một chu kỳ đi xuống
 
Trong hơn 1 tháng, chỉ số VN-Index đã “bay” gần 300 điểm so với đỉnh, tương đương mức giảm gần 19%. Vốn hóa thị trường “bốc hơi” tổng cộng khoảng 50 tỷ USD với hàng trăm mã liên tục giảm sàn, từ bluechip đến đầu cơ.
 
Tính từ đầu năm đến nay, VN-Index đã giảm 17,3% và VN30 giảm 16,7%, đưa định giá P/E của 2 chỉ số này lần lượt về mức 14 lần và 13 lần.

 
Có dự báo cho rằng, VN-Index có thể về đến mức dưới 1.000 điểm. (Ảnh minh họa)
 
Đáng chú ý, dòng tiền cũng liên tục “đi vắng” trong thời gian gần đây khiến thanh khoản “tụt áp” xuống mức kỷ lục. Giá trị giao dịch mỗi phiên chỉ 10-20 nghìn tỷ đồng, thay vì 25-40 nghìn tỷ đồng đều đặn mỗi phiên trong cả năm tính đến đầu tháng 4/2022.
 
"Rất lâu rồi, chúng ta mới chứng kiến một phiên giao dịch khớp lệnh trên dưới 11 nghìn tỷ, mức giảm rất sâu khoảng 40 - 50% từ đỉnh cũ”, ông Nguyễn Hồng Điệp, CEO tại CTCP Tư vấn Đầu Tư S-Talk nhìn nhận.
 
Các chuyên gia cho rằng, dòng tiền giảm sút khi hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhộn nhịp trở lại sau Covid-19, lãi suất ngân hàng có xu hướng tăng và thị trường chứng khoán bớt hấp dẫn sau 2 năm tăng “chóng mặt” từ mức 700 điểm lên trên 1.500 điểm.
 
Có thể thấy, thị trường chứng khoán liên tục giảm trong bối cảnh kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam vẫn đang trên đà phát triển với tăng trưởng quý I/2022 khá cao (5,03%), trong khi lạm phát ở mức thấp so với thế giới. Bên cạnh đó, mặc dù bị ảnh hưởng bởi Covid-19 và tình trạng giá cả leo thang trên thế giới, song Việt Nam vẫn được đánh giá là có triển vọng kinh tế thuộc nhóm tốt trên thế giới.
 
Một số chuyên gia phân tích cho rằng, thị trường đang có nhiều dấu hiệu cho thấy bước vào thị trường con gấu.
 
Theo ông Lã Giang Trung, CEO của Passion Investment, thị trường chứng khoán đã đi vào “downtrend” (giảm giá) và có thể giảm sâu tới 30 - 40% từ mức đỉnh.
 
Ông Trung phân tích, thị trường hiện tại đã đi vào xu hướng giá xuống, có nhiều cổ phiếu đã giảm 30 - 50%. Đợt giảm điểm lần này rất khác với các đợt trước như năm 2020 và 2021, bởi thị trường lúc đó chỉ giảm điểm trong thời gian ngắn. Năm 2020 - 2021, thị trường ở trong một chu kỳ đi lên, nên các đợt giảm mang tính chất điều chỉnh. Còn hiện tại, thị trường đang trong chu kỳ đi xuống và kết thúc một giai đoạn kinh tế. Đồng thời, việc thắt chặt tiền tệ của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và tình hình lạm phát cao có thể sẽ khiến VN-Index về 950 điểm.
 
“Điểm số thị trường chưa giảm nhiều nhưng cổ phiếu đã giảm nhiều thể hiện xu hướng đi xuống. Xu hướng trung và dài hạn đã gãy nên thị trường sẽ đi xuống ít nhất 1 - 2 năm tính từ thời điểm đỉnh là tháng 1/2021”, ông Trung nói.
 
Tương tự, theo tính toán của ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc đầu tư Maybank Investment Bank, thị trường có thể về đến mức dưới 1.000 điểm.
 
Xét theo góc độ phân tích kỹ thuật, công ty chứng khoán SHS cho rằng, VN-Index vẫn đang trong sóng điều chỉnh theo lý thuyết quanh ngưỡng 1.200 điểm nên dư địa giảm là vẫn còn.
 
Cơ hội và rủi ro đan xen
 
Về triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam trong tháng 5, các chuyên gia nhận định sẽ có rủi ro và cơ hội đan xen.
 
Các rủi ro chính sẽ bao gồm: tăng trưởng của nền kinh tế thế giới suy yếu trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine kéo dài và Trung Quốc duy trì chính sách zero-COVID; áp lực lạm phát gia tăng trên toàn cầu buộc nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới phải thắt chặt chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát. Điều này khiến dòng vốn đầu tư có xu hướng rút khỏi các tài sản rủi ro cao để tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn.
 
Trong khi đó, các cơ hội cũng không hề nhỏ khi đà điều chỉnh sâu vừa qua đã kéo mặt bằng định giá thị trường và nhiều cổ phiếu về mức rất hấp dẫn trong dài hạn.
 
VNDirect Research cho rằng, về cơ bản, sau những phiên thị trường giảm điểm mạnh thì áp lực giải chấp margin sẽ luôn xuất hiện kèm theo các cơ hội đầu tư, bắt đáy của các nhà đầu tư giá trị, tìm kiếm các cơ hội mua cổ phiếu ở mức giá hấp dẫn hơn. Vì vậy, trong ngắn hạn, áp lực bán vẫn còn lớn tạo sức ép lên VN-Index. Tuy nhiên, với việc nhiều cổ phiếu cơ bản tốt, ghi nhận lợi nhuận tích cực trong quý I/2022 đã về vùng định giá hấp dẫn sẽ thu hút lực cầu gia tăng.
 
Theo đó, VNDirect Research kỳ vọng “thị trường sẽ sớm tìm được điểm cân bằng trong 1-2 tuần tới để tạo lập mặt bằng giá mang tính ổn định hơn, bao gồm cả tâm lý của nhà đầu tư”.
 
Tương tự, công ty chứng khoán SHS nhận định, VN-Index đã về mức định giá thấp hơn trung bình 5 năm gần nhất. Đây có thể coi là cơ hội cho những nhà đầu tư dài hạn để mua vào những cổ phiếu cơ bản tốt, tiềm năng tăng trưởng trong tương lai ở mức giá hấp dẫn.
 
Với những yếu tố rủi ro, bất ngờ và khó đoán định còn ẩn chứa trong thị trường, các chuyên gia khuyến nghị các nhà đầu tư nên dần thiết lập thói quen đầu tư theo tháp tài sản nhằm và phân bổ tài sản theo mục đích đầu tư để giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư theo tỷ trọng phù hợp với khẩu vị rủi ro, mục tiêu tài chính và độ tuổi để tối ưu lợi nhuận với mức rủi ro tối thiểu, cũng như giảm các ảnh hưởng tiêu cực từ sự biến động của thị trường. Đặc biệt không nên dùng đòn bẩy.
 
Bên cạnh đó, ngoài thông số kỹ thuật, nhà đầu tư cần phân biệt yếu tố dài hạn và yếu tố ngắn hạn để tránh lẫn lộn trong quan điểm đầu tưm, từ đó có thể đưa ra những quyết định đầu tư chính xác. Đồng thời cần có sự quan sát dòng tiền vào thị trường: dòng tiền dài hạn sẽ đỡ cho thị trường trong trung và dài hạn, nhưng dòng tiền ngắn hạn chỉ đơn thuần là đầu cơ và lướt sóng.
 
Với kịch bản xấu, nhà đầu tư cần giảm tỷ lệ cổ phiếu xuống còn 40% để bảo toàn vốn cho một chu kỳ tăng tiếp theo. Nếu nhà đầu tư không đủ kinh nghiệm và kỹ năng nên đợi chu kỳ giá xuống. Còn với nhà đầu tư đủ kinh nghiệm, có thể tìm cơ hội kiếm lời, bởi trong kỳ giá xuống vẫn có đợt hồi của thị trường.