• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.252,56 -7,19/-0,57%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.252,56   -7,19/-0,57%  |   HNX-INDEX   226,88   -0,61/-0,27%  |   UPCOM-INDEX   92,15   -0,17/-0,18%  |   VN30   1.317,34   -9,31/-0,70%  |   HNX30   488,57   -1,41/-0,29%
09 Tháng Mười Một 2024 1:51:10 SA - Mở cửa
Vốn ETF rút ròng cao nhất 3 năm tại Đông Nam Á, riêng Việt Nam vẫn hút tiền mạnh
Nguồn tin: Vneconomy | 18/05/2022 9:11:01 SA
Dòng vốn ETF âm tăng mạnh tại Đông Nam Á, ghi nhận ở mức 107 triệu USD, cao nhất trong vòng 3 năm qua. Ngược lại, dòng vốn tích cực tiếp tục duy trì tại Việt Nam trong tuần trước, ghi nhận ở mức 1 triệu USD.

Trong tuần trước, hoạt động mua ròng của quỹ ngoại tại Việt Nam tăng mạnh và chiếm ưu thế. Giá trị mua ròng ghi nhận ở mức 1,752 tỷ đồng. Lực cầu tập trung chủ yếu trên Tiêu dùng thiết yếu và Tài chính khi hoạt động mua ròng tăng mạnh trên CTG, VCI, và DGC. Ngoài ra, lực cầu đã quay trở lại trên lĩnh vực Bất động sản, tập trung trên VHM, NLG, và BCM. Ở chiều ngược lại, áp lực bán tập trung phần lớn trên lĩnh vực Nguyên vật liệu, chủ yếu đến từ hoạt động bán ròng trên HPG.
 
Đối với dòng vốn ETF, thống kê của Chứng khoán Kis cho thấy, dòng vốn âm tăng mạnh tại Đông Nam Á, ghi nhận ở mức 107 triệu USD, cao nhất trong vòng 3 năm qua. Cụ thể, hoạt động rút vốn phần lớn đến từ áp lực bán trên tại Indonesia (60 triệu USD). Bên cạnh đó, Malaysia cũng hứng chịu áp lực rút vốn ở mức cao. Dòng vốn cũng rút khỏi các quốc gia khác như Philippines, Singapore, và Thailand nhưng áp lực rút vốn ở mức thấp.
 
 
Ảnh minh hoạ.
 
Ngược lại, dòng vốn tích cực tiếp tục duy trì tại Việt Nam trong tuần trước, ghi nhận ở mức 1 triệu USD. Mặc dù dòng vốn tích cực duy trì tại Việt Nam nhưng lực cầu chỉ tập trung trên VFMVN Diamond với lượng vào ròng 8,5 triệu USD. Ở chiều ngược lại, VFMVN30 ETF tiếp tục bị rút vốn. Tính trong một tháng trở lại, vốn ETF vào ròng 58 triệu USD.

 
Vốn ETF vào Việt Nam tích cực trong bối cảnh dòng vốn toàn cầu đang chịu áp lực lớn từ các động thái có phần quyết liệt của Fed và rủi ro về suy thoái kinh tế. Dòng vốn ghi nhận rút ròng ở tất cả các tài sản tài chính, từ thị trường cổ phiếu (rút ròng -22,4 tỷ USD, lần đầu tiên kể từ tháng 8/2020), các quỹ trái phiếu (-29,8 tỷ USD) và quỹ tiền tệ (-37,9 tỷ USD).
 
Dòng vốn cổ phiếu vào thị trường phát triển (DM) đảo chiều sang rút ròng -35,3 tỷ USD – mức rút ròng lần đầu tiên kể từ tháng 8/2021 do áp lực từ thị trường Mỹ. Dòng vốn vào Mỹ ghi nhận rút ròng -32,6 tỷ USD trong tháng 4, lần đầu tiền kể từ tháng 10/2020.
 
Trao đổi về xu hướng dòng vốn ngoại với báo chí mới đây, ông Lê Chí Phúc, Tổng Giám đốc Quản lý quỹ SGI (SGI Capital) đánh giá việc khối ngoại quay trở lại mua ròng là đáng chú ý trong bối cảnh các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới đặc biệt là Fed tiến hành thắt chặt tiền tệ. Thông thường, dòng tiền sẽ rút ra khỏi các kênh tài sản rủi ro và các thị trường mới nổi hay cận biên.
 
Tuy nhiên, điều này lại không xảy ra với thị trường Việt Nam vì vị thế khá khác biệt với phần còn lại của thế giới. Việt Nam đang bước vào giai đoạn phục hồi trễ hơn so với đa số các thị trường lớn khác, trong khi có chính sách tiền tệ hỗ trợ nền kinh tế và chưa đến giai đoạn thắt chặt trở lại. Khi thị trường hiện tại đã giảm từ 10–20% đã giúp có các cơ hội đầu tư mới xuất hiện, chính điều này đã hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài dài hạn.
 
Dẫu vậy, khi nhìn vào bối cảnh dòng vốn toàn cầu, ông Phúc cho rằng không nên kỳ vọng quá nhiều rằng dòng vốn vào Việt Nam sẽ mạnh mẽ. Khi dòng vốn rút ra khỏi các thị trường mới nổi cũng sẽ rút ra khỏi Việt Nam. Sự khác biệt là chỉ nên kỳ vọng áp lực này sẽ nhẹ nhàng hơn.