• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.250,46 +8,35/+0,67%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.250,46   +8,35/+0,67%  |   HNX-INDEX   224,64   +1,07/+0,48%  |   UPCOM-INDEX   92,74   +0,39/+0,43%  |   VN30   1.311,26   +9,74/+0,75%  |   HNX30   479,79   +4,19/+0,88%
30 Tháng Mười Một 2024 4:50:56 SA - Mở cửa
PVV: Vinaconex 39 (PVV) tiếp tục thua lỗ và đứng trước nguy cơ âm vốn chủ sở hữu
Nguồn tin: Tạp chí kinh tế chứng khoán VN | 25/05/2022 11:30:18 SA
Ngày 26/5 tới đây, CTCP Vinaconex 39 (PVV) sẽ tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2022 để thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh 2022.
 
Ước tính lỗ 2,76 tỷ đồng năm 2022
 
Theo báo cáo tài chính quý I/2022 vừa được công bố, Vinaconex 39 ghi nhận khoản lỗ 7,3 tỷ đồng.
 
Năm 2022, PVV đặt mục tiêu sản lượng đạt 46 tỷ đồng và doanh thu đạt 40.1 tỷ đồng, lần lượt gấp 1,88 và 1,92 lần năm 2021. Theo đó, Công ty ước tính hoạt động kinh doanh chính vẫn lỗ 2,76 tỷ đồng
 
Tuy nhiên, PVV kỳ vọng lãi 500 triệu đồng năm 2022 nhờ khoản thu nhập khác 3,26 tỷ đồng.

 
CTCP Vinaconex 39 (PVV). Ảnh: Internet
 
Ban lãnh đạo PVV chia sẻ, Công ty còn gặp nhiều khó khăn và chi phí tài chính cao (chủ yếu là lãi vay), nếu không có giải pháp đột phá nào từ công tác tài chính thì Công ty sẽ tiếp tục lỗ trong năm 2022 và nguy cơ vốn chủ sở hữu sẽ âm.
 
Về công tác quản lý doanh nghiệp, Công ty vẫn tiếp tục tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp, tái cơ cấu danh mục thiết bị, tập trung tốt công việc quản lý các tòa nhà.
 
Đối với công tác đầu tư, Công ty kết hợp với các đối tác đã góp vốn tại dự án Nam An Khánh, CTCP Đồng Phát trong việc hoàn thiện thủ tục pháp lý của dự án Phan Trọng Tuệ, tích cực tìm kiếm đối tác, dự án để triển khai trong các năm tiếp theo.
 
Trong công tác tài chính, thu hồi vốn, Công ty tích cực làm việc, đẩy mạnh quan hệ với các ngân hàng để cơ cấu lại các khoản vay quá hạn, giải tỏa khoản nợ, mở hạn mức tín dụng,... và tiếp tục đẩy mạnh thu hồi công nợ đối với Tập đoàn Nam Cường.
 
Về kết quả kinh doanh năm 2021, PVV ghi nhận doanh thu thuần đạt 20 tỷ đồng lợi nhuận sau thế âm 32,17 tỷ đồng, trong đó, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ âm 31,78 tỷ đồng.
 
Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 24/5 cổ phiếu PVV đứng tại mức 3.200 đồng/ cổ phiếu.
 
Cổ phiếu bị hủy niêm yết do thua lỗ 3 năm liên tiếp
 
Thời hoàng kim của PVV là giai đoạn 2008-2010, thời điểm doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ PVC và Vinaconex, với mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận đạt trung bình lên đến 390%/năm và 395%/năm. Đặc biệt trong năm 2010, mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của PVV đạt lần lượt là 717% và 503% so với thực hiện năm 2009.
 
Có được mức tăng trưởng này do PVV nhận hợp đồng thi công hàng loạt những công trình trọng điểm với tổng giá trị lên đến 2.000 tỷ đồng như: tổng thầu xây lắp công trình bãi đỗ xe ngầm và dịch vụ thương mại Thành Công, tổng thầu xây lắp công trình Khách sạn Lam Kinh (Thanh Hóa), đường vào Nhà máy nhiệt điện Thái Bình, Nhà máy Polyester Đình Vũ (Hải Phòng), Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng, Chung cư Phú Đạt (TPHCM), Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Quốc lộ 21, Quốc lộ 3, Cao tốc Láng - Hòa Lạc.
 
Mức tăng trưởng ấn tượng này cộng với sự góp mặt của 2 cổ đông chiến lược đặc biệt, PVV không ngần ngại đặt mục tiêu trở thành công ty đầu tư trực thuộc mô hình tập đoàn. Chiến lược của PVV là lấy nguồn thu từ hoạt động xây lắp để dồn lực sang lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Tuy nhiên, may mắn đã không đến với PVV khi thị trường bất động sản bất ngờ bị “đóng băng” khiến nhu cầu xây lắp suy giảm theo. Năm 2012, PVV lần đầu tiên nếm mùi thua lỗ với lợi nhuận sau thuế âm 48 tỷ đồng. Năm 2013, PVV tiếp tục lỗ thêm 99 tỷ đồng. 
 
Năm 2017, PVV quyết định tái cơ cấu thêm lần nữa, nhưng lần tái cơ cấu này vẫn theo hình thức “bình mới, rượu cũ”. Cụ thể, về hình thức PVV chỉ đổi tên, trong khi chiến lược vẫn đi theo mô hình được xây dựng từ năm 2011. Cũng như các lần tái cơ cấu trước, quyết định tái cơ cầu lần này không giúp PVV “lột xác” mà còn đẩy doanh nghiệp lún sâu vào thua lỗ trong các năm tiếp theo.
 
Kết quả là năm 2019, PVV bị hủy niêm yết bắt buộc trên HNX do thua lỗ 3 năm liên tiếp: 2016 (lỗ 40,9 tỷ đồng), 2017 (lỗ 34,3 tỷ đồng), 2018 (lỗ 51 tỷ đồng). Sau khi bị hủy niêm yết bắt buộc trên HNX, ngày 3-6-2019, PVV đưa CP lên giao dịch trên sàn UCPoM với giá tham chiếu 500 đồng/CP.
 
Tiền thân của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Vinaconex - PVC là Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển và Xây dựng công trình giao thông Miền Bắc theo đăng ký kinh doanh lần đầu vào ngày 15/01/2007. Ngành nghề kinh doanh: lĩnh vực xây dựng các nhà máy, công trình của ngành dầu khí; lĩnh vực thi công nhà cao tầng; lĩnh vực thi công hạ tầng và giao thông; đầu tư kinh doanh bất động sản...