Trước phiên giao dịch ngày 4/5, các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu tâm điểm, Tạp chí Thương Trường xin trích dẫn để nhà đầu tư tham khảo.
HT1 (TRUNG LẬP, Giá mục tiêu: 17.500 Đồng/cp): Lợi nhuận năm 2022 có thể phục hồi từ mức đáy năm 2021
Sau một năm 2021 khó khăn khi lợi nhuận
HT1 giảm xuống mức thấp nhất lịch sử trong 12 năm qua, ban lãnh đạo đặt kế hoạch phục hồi với doanh thu và LNTT phục hồi khoảng 7% -11% trong năm 2022. Trong Q1/2022, lợi nhuận tiếp tục suy yếu đáng kể do giá than tăng cao. Tuy nhiên, sản lượng tiêu thụ đã lấy lại được đà tăng trưởng tích cực sau khi sụt giảm trong 2 quý trước.
Trong thời gian tới, SSI kỳ vọng việc tăng giá bán xi măng và các biện pháp cắt giảm chi phí sẽ giúp công ty phục hồi. Theo đó, doanh thu và LNTT năm 2022 của
HT1 ước tính đạt 7,9 nghìn tỷ đồng và 530 tỷ đồng, lần lượt tăng 14% và 15% so với cùng kỳ. SSI duy trì giá mục tiêu 1 năm cho cổ phiếu là 17.500 đồng/cổ phiếu, dựa trên P/E 1 năm và EV/EBITDA lần lượt là 15x và 6,5x. Tuy nhiên, SSI nâng khuyến nghị đối với cổ phiếu từ KÉM KHẢ QUAN lên TRUNG LẬP do giá cổ phiếu đã giảm -29% kể từ báo cáo gần đây nhất.
PC1: Tín hiệu hồi phục
- Xu hướng hiện tại: Hồi phục
- Chỉ báo xu hướng MACD: Đường MACD đang ở dưới đường tín hiệu
- Chỉ báo RSI: Xu hướng hồi phục
Nhận định của BSC:
PC1 có một phiên tăng điểm tốt với mẫu hình nến Marubozu gần như hoàn hảo. Tuy nhiên thanh khoản cổ phiếu chưa vượt ngưỡng trung bình 20 phiên. Đường MACD hiện vẫn đang ở dưới đường tín hiệu tuy nhiên chỉ RSI đang cho thấy xu hướng hồi phục trở lại. Đường giá cổ phiếu nằm dưới MA(20), MA(50) và MA(100) tuy nhiên đang có tín hiệu hồi phục.
Nhà đầu tư trung hạn có thể mở vị thế tại ngưỡng 39.400, chốt lãi tại ngưỡng 45.000 và cắt lỗ nếu cổ phiếu giảm xuống dưới ngưỡng 35.000.
TCB - Kết quả kinh doanh Quý 1 tăng trưởng mạnh
Cùng với sự điều chỉnh của thị trường chung, mức giá của
TCB cũng điều chỉnh và kéo mức P/B trượt giảm xuống còn 1,49 lần, thấp hơn mức P/B trung bình lịch sử là 1,63 lần, đây là một mức định giá tương đối hấp dẫn cho cổ phiếu đã duy trì mức tăng trưởng mạnh mẽ trong nhiều năm và có hiệu quả hoạt động cao. BVSC đang xem xét lại dự báo cũng như định giá và sẽ cập nhật trong báo cáo tới.
Tín dụng tăng trưởng mạnh mẽ
Quý 1/22, tín dụng Techcombank tăng 7,9% YTD, mức tăng trưởng này cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng tín dụng toàn ngành là 5%. Trong đó cho vay khách hàng tăng 5,3% YTD và trái phiếu doanh nghiệp tăng 22,2% YTD.
Chất lượng tài sản không có nhiều sự thay đổi và vẫn ở mức cao
Các chỉ số phản ánh chất lượng tài sản không có sự thay đổi nhiều so với quý liền kề và vẫn ở mức tốt như: (1) NPL tăng 1 bps so với cuối năm 2021 lên mức 0.67%; (2) tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm 2% so với cuối năm 2021 về mức 161%; (3) nợ tái cơ cấu giảm từ 1,9 nghìn tỷ cuối năm 2021 về mức 1,6 nghìn tỷ đồng. Trong năm 2021, Techcombank cũng đã thực hiện trích lập 100% nợ tái cơ cấu mà không cần phân bổ trong 3 năm.
Tăng trưởng huy động chậm so với tăng trưởng tín dụng
Quý 1/2022, tăng trưởng huy động đạt 3,8% YTD và tiếp tục chậm hơn khá nhiều so với mức tăng trưởng tín dụng là 7,9%. Techcombank dường như đã giảm huy động từ thị trường 1 và tăng cường huy động từ các khoản vay hợp vốn quốc tế cũng như thị trường liên ngân hàng.
NIM tăng nhẹ
Quý 1/2022, NIM của
TCB đạt mức 5,77%, tăng 23 bps so với quý liền kề và 2 bps so với cùng kỳ.
Thu nhập từ hoạt động dịch vụ tăng xấp xỉ gấp đôi cùng kỳ
Lợi nhuận thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 1.793 tỷ đồng trong Quý 1/2022 (+35,3% yoy). Mức tăng trưởng mạnh mẽ diễn ra trên nhiều mảng như môi giới (143% yoy), bảo lãnh (132% yoy) và thanh toán (35% yoy). Riêng mảng banca có sự sụt giảm nhẹ với mức giảm 12,6% yoy.
PHC tín hiệu tích cực
Công ty đã trúng 19 gói thầu với giá trị 2.214 tỷ đồng ở các dự án như Meyhomes - Phú Quốc; Catalan Lạng Sơn; An Lạc; MIK; Mỹ Đình Pearl; Nam Cường; Ecopark; Dự án Xóm Duyên - Đại Từ - Thái Nguyên; Eurowindow Twin Parks Gia Lâm; Nhà khách phía Nam Tổng cục Hậu cần, Khách sạn An CruisingAnh Nguyễn.
Công ty đã trúng 19 gói thầu với giá trị 2.214 tỷ đồng ở các dự án như Meyhomes - Phú Quốc; Catalan Lạng Sơn; An Lạc; MIK; Mỹ Đình Pearl; Nam Cường; Ecopark; Dự án Xóm Duyên - Đại Từ - Thái Nguyên; Eurowindow Twin Parks Gia Lâm; Nhà khách phía Nam Tổng cục Hậu cần, Khách sạn An CruisingAnh Nguyễn.
Bên cạnh lĩnh vực xây lắp cho tín hiệu tích cực trở lại, mảng đầu tư của
PHC cũng có nhiều điểm sáng. Công ty con trong hệ thống Phục Hưng Holdings là Vạn Phú đã khởi công Dự án Điểm dân cư Xóm Duyên, tại xã Ký Phú, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên hồi tháng 8/2021. Dự án có quy mô 10,1 ha, dự kiến hoàn thành tháng 8/2022. Hiện dự án đang triển khai các công tác san lấp mặt bằng, xây dựng hệ thống hạ tầng.
Mới đây, UBND tỉnh Nghệ An đã có quyết định chấp thuận liên danh Phục Hưng Holdings – Xây dựng Trường Sơn là Nhà đầu tư thực hiện dự án Khu đô thị Bắc Nghi Kim và khu nhà ở trung tâm Nghi Kim, thành phố Vinh, Nghệ An. Liên danh đã thành lập Công ty TNHH Đầu tư địa ốc An Thịnh Phát để triển khai dự án với tổng diện tích dự án khoảng 18 ha, dự kiến Quý 2/2022 hoàn thành giải phóng mặt bằng và tiến hành thi công xây dựng.
Ngoài 2 dự án trên,
PHC và các đối tác đang nghiên cứu, triển khai thủ tục tham gia đầu tư nhiều dự án bất động sản khác ở các tỉnh thành trên cả nước. Bất động sản tỉnh lẻ, nhất là các tỉnh lân cận Hà Nội, Thái Nguyên, Thái Bình, Nghệ An, Phú Thọ…nơi đang được đầu tư mạnh mẽ về hạ tầng, được nhìn nhận là kênh sinh lời hấp dẫn cho các nhà đầu tư.
Kết quả kinh doanh năm 2021, theo nội dung giải trình biến động lợi nhuận trên báo cáo tài chính sau kiểm toán, doanh thu năm 2021 ghi nhận gần 972 tỷ đồng, bằng 72% so với năm trước. Tuy nhiên, doanh thu tài chính năm 2021 tăng mạnh, cụ thể ghi nhận 61,9 tỷ đồng và đạt 214% so với năm 2020.
Đồng thời, chi phí tài chính và chi phí quản lý giảm đáng kể, lần lượt bằng 64% và 65% chi phí năm trước. Ngoài ra, với báo cáo tài chính hợp nhất, lợi nhuận hợp nhất tăng chủ yếu nhờ kết quả kinh doanh tăng từ công ty mẹ.
Xác định năm 2022 lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty vẫn là Xây lắp, Bất động sản và tiếp tục phát triển năng lượng, Ban điều hành
PHC đã xây dựng kế hoạch kinh doanh tăng trưởng ấn tượng với mục tiêu doanh thu gần 3.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 106 tỷ đồng.
Trong chiến lược phát triển dài hạn mà
PHC đã xây dựng, Công ty có định hướng đẩy mạnh hoạt động đầu tư nhằm gia tăng cơ cấu doanh thu từ hoạt động bất động sản thông qua các công ty thành viên hoặc trực tiếp đầu tư tại Công ty Mẹ.
PHC đặt mục tiêu mỗi năm sẽ phát triển thành công một dự án thủy điện vừa và nhỏ. Ngoài ra các dự án có vị trí và địa thế đẹp như lòng hồ thủy điện Đăk Sor 2 sẽ được
PHC nghiên cứu phát triển bất động sản sinh thái trong những năm tới.
Kết phiên giao dịch ngày 29/4,
PHC giá trần 11.50 đồng.
Lưu ý: Khuyến cáo từ các công ty chứng khoán trên đây chỉ mang tính chất tham khảo đối với nhà đầu tư. Các công ty chứng khoán cũng đã tuyên bố miễn trách nhiệm với các nhận định trên.