• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
20 Tháng Giêng 2025 6:20:32 SA - Mở cửa
Thời điểm vàng giảm chi phí trồng lúa ở ĐBSCL - [Bài 1]: Không có lời vì chi phí sản xuất tăng quá cao
Nguồn tin: Báo Nông nghiệp Việt Nam | 01/06/2022 5:10:00 CH
Không có lời, quá ngán ngẩm,... là những gì người dân ĐBSCL chia sẻ về tình hình sản xuất lúa, trước thực trạng giá vật tư nông nghiệp, đặc biệt là phân bón tăng cao.
 
LTS: Trước sức ép giá vật tư nông nghiệp tăng mạnh, đặc biệt là giá phân bón. Người dân ĐBSCL buộc phải giảm chi phí sản xuất mới có thể có lãi từ việc trồng lúa. Loạt bài 5 kỳ “Giảm chi phí trồng lúa ở ĐBSCL” sẽ đi sâu phân tích về vấn đề trên.
 
Giá phân bón liên tục tăng
 
Khảo sát tại một số cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn xã Định Môn, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ, chúng tôi ghi nhận được giá cả mặt hàng phân bón tăng cao kỷ lục. Nếu như, năm 2020 giá phân urê chỉ ở mức 340.000 đồng/bao 50 kg, thì đến nay đã tăng lên mức 895.000 đồng/bao, với mặt hàng phân DAP (Trung Quốc) cũng tăng liên tục từ 645.000 đồng/bao lên 1.440.000 đồng/bao, còn phân kali từ 430.000 đồng/bao tăng lên 950.000 đồng/bao.
 
Tại xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang giá phân bón ít biến động hơn, nhưng vẫn nằm ở mức cao. Đầu vụ hè thu năm 2022, nông dân trên địa bàn xã mua phân bón với mức giá phân urê là 860.000 đồng/bao và giữa ổn định tới nay. Với phân DAP đã giảm 30.000 đồng/bao, còn 1.020.000 đồng/bao. Còn với phân kali tiếp tục tăng từ 850.000 đồng/bao lên 900.000 đồng/bao. Theo một số nông dân trên địa bàn xã mức giá này đã tăng từ 30 – 50% so với vụ hè thu năm ngoái.
 
 
Thời gian qua, giá mặt hàng phân bón liên tục nằm ở ngưỡng cao. Ảnh: Kim Anh.
 
Giá phân bón tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng vẫn duy trì ở ngưỡng cao. Cụ thể, phân urê 900.000 đồng/bao; DAP (Trung Quốc) 1.350.000 đồng/bao và kali là 1.100.000 đồng/bao.
 
Lật quyển số ghi chép lại nhật ký mua hàng qua từng mùa vụ, ông Phan Thiện Khanh, nông dân ở ấp Định Khánh B, xã Định Môn, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ chỉ rõ cho chúng tôi thấy, giá phân bón liên tục tăng trong 2 năm qua. Năm 2022 giá mặt hàng này tăng khoảng 2,5 lần so với năm 2021, riêng với thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) cũng đã tăng 30%.
 
 
Ông Phan Thiện Khanh ở xã Định Môn, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ xem lại giá cả phân bón trong quyển sổ mua hàng vật tư nông nghiệp. Ảnh: Kim Anh.
 
Gia đình ông Khanh canh tác 1,5 ha lúa OM 5451, vụ đông xuân 2021 – 2022 vừa qua, sản lượng thu hoạch bình quân đạt khoảng 1 tấn lúa tươi/công (1.000 mét vuông) và bán với giá 5.400 đồng/kg.
 
Phân tích về lời lỗ mùa vụ, ông Khanh tính nhẩm, chi phí sản xuất cho một vụ lúa khoảng 2.500.000 đồng/công, bao gồm các khoản: nhân công làm đất, lúa giống, phân bón, thuốc BVTV, bơm tưới, chi phí thuê máy xới, máy cắt... chưa kể công sức bản thân và gia đình bỏ ra trong cả một vụ mùa. “Như vậy lợi nhuận của bà con nông dân trồng lúa như chúng tôi chỉ vừa đủ để trang trải cuộc sống trong những tháng chăm lo đồng ruộng, kiếm đâu ra đồng lời”, ông Khanh ngậm ngùi chia sẻ.
 
Cùng hoàn cảnh đó, ông Nguyễn Văn Chiến ở ấp 6B, xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang hơn 50 năm gắn bó với nghiệp trồng lúa, nhưng giờ cũng “ngán ngẩm” khi giá phân bón liên tục tăng cao, trong khi đó giá lúa lại không tăng.
 
 
Ông Nguyễn Văn Chiến ở ấp 6B, xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang “ngán ngẩm” khi giá phân bón cao, nhưng giá lúa lại không tăng. Ảnh: Kim Anh.
 
Ông Chiến cho hay, thời điểm giá cả mặt hàng phân bón bình ổn, bình quân một vụ lúa ông thu lời từ 4 – 5 triệu đồng/công, nhưng hiện nay chi phí vật tư đội lên cao, kéo lợi nhuận sụt giảm từ 40 – 50%. Ông Chiến ước tính, thu hoạch vụ hè thu 2022 này, lời từ 2 – 3 triệu đồng/công, chỉ vừa đủ đầu tư phân bón cho vụ sau, với điều kiện giá phân bón duy trì ổn định như hiện nay.
 
Đối với nông dân thuê đất lúa để canh tác, ngoài phải chịu các khoản chi phí vật tư tăng cao, còn phải gánh thêm phí do giá thuê đất đội lên. Ông Nguyễn Thanh Hồng, Chủ tịch Hội đồng quản trị hợp tác xã (HTX) Toàn Phát tại xã Thạnh Phú, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ cho hay, hiện nay chi phí thuê đất lúa trên địa bàn xã dao động từ 4,5 – 5 triệu đồng/năm, tăng từ 1,5 – 2 triệu đồng so với thời gian trước. “Bà con nông dân muốn canh tác có lời buộc phải đảm bảo lợi nhuận khoảng 4 triệu đồng/công, nhưng trong bối cảnh vật tư tăng cao như hiện nay nếu vẫn cứ canh tác theo cách cũ, truyền thống thì khó mà đạt”, ông Hồng chia sẻ.
 
Lạm dụng phân bón, thuốc BVTV như “con dao hai lưỡi”
 
Từ nhiều nguyên nhân khác nhau như thời tiết biến đổi, nhiều sinh vật gây hại mới xuất hiện trên đồng ruộng, nông dân hình thành thói quen sử dụng quá nhiều các loại phân bón, thuốc BVTV hóa học. Chính việc lạm dụng này đã trở thành “con dao hai lưỡi” vô hình chung để lại nhiều hệ lụy bất cập trong sản xuất.
 
Ông Đỗ Văn Vấn, Giám đốc Trung tâm BVTV phía Nam chỉ ra một thực tế hiện nay, do tình trạng sử dụng phân bón, thuốc BVTV quá nhiều, dẫn đến hiện tượng kháng thuốc, bắt buộc nông dân sử dụng một lần chưa có hiệu quả, phải sử dụng thêm lần thứ hai và thậm chí nhiều hơn thế.
 
 
Các địa phương vùng ĐBSCL có tỷ lệ sử dụng phân bón bình quân cao của cả nước. Ảnh: Kim Anh.
 
Vào tháng 8/2021, Bộ NN-PTNT đã tổ chức hội nghị đánh giá thực trạng về sử dụng thuốc BVTV, phân bón tại ĐBSCL. Kết quả cho thấy, năm 2020 nông dân trong vùng sử dụng một lượng phân bón, thuốc BVTV ở mức cao. Lượng phân bón hóa học sử dụng tại các địa phương vùng ĐBSCL cao hơn 35,3% so với trung bình cả nước, việc sử dụng thuốc BVTV hóa học cũng lên tới 24.587 tấn, trung bình 5,40 kg/ha, chiếm gần 59% lượng thuốc BVTV mà cả nước sử dụng. Cá biệt có một số địa phương, một vụ lúa sử dụng 9 – 10 lần thuốc BVTV, sử dụng lượng phân đạm (phân urê) quá cao, dẫn đến nguy cơ bộc phát dịch hại rất lớn.
 
Tỉnh Hậu Giang là một trong những địa phương ở khu vực ĐBSCL có lượng sử dụng phân bón hóa học ở mức cao, trung bình từ 5,63 – 16,17 kg/ha. Theo đánh giá của ngành nông nghiệp tỉnh, sự đa dạng của thị trường phân bón đã khiến nông dân sử dụng một cách cảm tính, không theo nhu cầu.
 
Với áp lực giá cả phân bón hiện nay, nhận thức của các địa phương và bà con nông dân đang dần chuyển đổi sang hướng nông nghiệp bền vững, thân thiện hơn với môi trường để nâng cao lợi nhuận, trong đó chú trọng sử dụng phân bón hữu cơ. Và lộ trình chuyển đổi này theo ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục BVTV đánh giá là “cần có một thời gian và phải đẩy mạnh lộ trình đó lên”.
 
“Tập quán xưa nay của bà con nông dân mong muốn tăng sản lượng thông qua việc sử dụng phân bón hóa học, điều này đã trở thành tiềm thức và không thể thay đổi ngay hoặc trong thời gian ngắn”, ông Trung nhìn nhận.
 
Cũng theo ông Trung nếu nông dân giảm được lượng giống gieo sạ, sẽ kéo theo giảm được các khâu đầu tư chi phí sản xuất, việc quản lý sâu bệnh cũng sẽ dễ dàng hơn. Chính vì vậy, bà con nông dân sẽ giảm được tối đa số lần phun thuốc, thậm chí không phải dùng thuốc. Nâng cao năng lực dự báo đối với các loại sinh vật gây hại.
 
 
Việc sử dụng phân bón hóa học đã trở thành tiềm thức và không thể thay đổi ngay thời gian ngắn đối với bà con nông dân. Ảnh: Kim Anh.
 
Theo vị đại diện ngành BVTV, Việt Nam rất có tiềm năng đối với lĩnh vực phân bón hữu cơ. Riêng phế phụ phẩm tiềm năng hơn 200 triệu tấn, nếu tận dụng tối đa sản phẩm này để góp phần giảm giá thành, hướng đến một nền nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp xanh và tạo tập quán cho người dân thay đổi tư duy trong sản xuất nông nghiệp, đó là không phải lúc nào cũng cần phải sử dụng phân bón, thuốc BVTV hóa học.
 
Theo báo cáo từ các Sở NN-PTNT vùng ĐBSCL, vụ đông xuân 2021 – 2022 giá thành sản xuất lúa của các tỉnh tăng cao khoảng 15 – 20% chi phí so với cùng kỳ, do giá vật tư đầu vào tăng cao. Tuy nhiên do được dự báo trước từ đầu vụ bên cạnh việc thực hiện nhiều mô hình sản xuất lúa nổi bật của các tỉnh vừa đem lại hiệu quả về kinh tế, vừa giúp cho nhận thức của nông dân dần thay đổi trong việc chuyển đổi phương thức canh tác theo hướng an toàn và giảm giá thành nên mặc dù đầu tư ít giống và phân bón nhưng năng suất lúa vẫn đạt cao.