• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 9:47:03 CH - Mở cửa
Xuất khẩu gạo tăng mạnh trong tháng 5, đạt mức 800.000 tấn
Nguồn tin: Nhà đầu tư | 07/06/2022 7:39:14 SA
Theo số liệu từ Bộ Công Thương, xuất khẩu gạo trong tháng 5 tăng gần gấp đôi so với mức bình quân của 4 tháng đầu năm. Với nhu cầu mua gạo của các thị trường đang tăng, dự báo xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những tháng cuối năm.
 
Gạo Việt cạnh tranh tốt
 
Theo Bộ Công Thương, nếu như bình quân 4 tháng đầu năm mỗi tháng xuất khẩu khoảng 500.000 tấn gạo thì trong tháng 5, khối lượng gạo xuất khẩu đạt 800.000 tấn với giá trị đạt 386 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo 5 tháng đầu năm 2022 đạt 2,86 triệu tấn và 1,39 tỷ USD, tăng 10,3% về khối lượng nhưng giảm 1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.
 
Về tình hình giá gạo xuất khẩu, gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam sau khi tăng lên mức 425 USD/tấn vào giữa tháng 4, thì sang đầu tháng 5/2022 đã giảm nhẹ về mức 415 USD/tấn, tương đương mức trung bình tháng 3. Nhìn chung giá chào bán gạo xuất khẩu của Việt Nam tuy có tăng giảm từng thời điểm nhưng mức điều chỉnh không nhiều. Hiện gạo 5% tấm Việt Nam đã tăng trở lại mức 423 USD/tấn, gạo 25% tấm giá chào bán 403 USD/tấn và gạo 100% tấm giá bán 378 USD/tấn.
 
Về thị trường, các thị trường truyền thống như Philippines, Trung Quốc, Indonesia, các quốc gia Châu Phi...đã ký hợp đồng mua gạo với sản lượng tăng trong những tháng đằu năm.
 
Về chủng loại gạo xuất khẩu, gạo trắng chiếm khoảng 40%, gạo thơm chiếm 28%, gạo nếp chiếm 11%, còn lại là các loại gạo khác.
 
Theo nhận định của Bộ Công Thương, thị trường gạo năm 2022 sẽ biến động mạnh do tác động của thị trường thương mại gạo toàn cầu, dự báo xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ đạt trên 6,4 triệu tấn cao hơn 200.000-300.000 tấn so với năm 2021.
 
Về phía doanh nghiệp xuất khẩu gạo, theo ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), cho biết sau thời gian đẩy mạnh tái cơ cấu sản xuất lúa, hiện nay có trên 75% diện tích trồng lúa được bà con gieo sạ bằng các giống lúa hạt dài chất lượng cao, áp dụng tiến bộ trong sản xuất, bảo quản, chế biến, nhờ đó mà vị thế của hạt gạo Việt đã được nâng tầm, có thể sánh ngang với chất lượng gạo của nhiều quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới.
 
Nhận định về triển vọng xuất khẩu gạo thời gian tới, ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cho biết thị trường xuất khẩu gạo đang rất sôi động do nhu cầu tăng mạnh từ các thị trường như Trung Quốc, Bangladesh, Iran và Sri Lanka. Xuất khẩu sang EU dự báo sẽ tăng mạnh trong năm 2022 nhờ ưu đãi từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU.
 
 
Nhờ chú trọng chuyển đổi giống và quy trình sản xuất, vị thế hạt gạo Việt đã được nâng tầm. Ảnh CTV
 
Nguồn cung gạo hàng hóa xuất khẩu đảm bảo
 
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, diện tích trồng lúa năm 2022 đạt 7,2 triệu ha, với năng suất bình quân đạt 60,3 tạ/ha, tổng sản lượng thóc năm 2022 có khả năng đạt 43,5 triệu tấn.
 
Riêng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long diện tích sản xuất lúa cả năm đạt 3,88 triệu ha, sản lượng 24,2 triệu tấn.
 
Tính chung cả nước sau khi trừ tiêu dùng nội địa, lượng lúa hàng hóa phục vục cho xuất khẩu khoảng 13,4 triệu tấn, tương đương 6,7 tấn gạo. Với dự kiến xuất khẩu 6,4 triệu tấn thì vẫn còn tồn kho khoảng 300.000 tấn đề gối đầu cho năm sau.
 
Về dự báo về tình hình thị trường gạo, lương thực thế giới năm 2022, Bộ Công Thương cho biết, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), dự báo sản lượng gạo toàn cầu niên vụ 2021/2022 sẽ đạt mức kỷ lục 519,3 triệu tấn, tăng khoảng 4 triệu tấn so với niên vụ trước, Trong khi mức tiêu thụ gạo toàn cầu năm 2021/2022 dự báo tăng đến 9 triệu tấn đạt 520 triệu tấn trong năm 2021/2022. Thương mại gạo toàn cầu tăng 3 triệu tấn và đạt mức 53,4 triệu tấn.
 
Về nguồn cung, mặc dầu các quốc gia xuất khẩu gạo lớn là Ấn Độ, Thái Lan cho biết sẽ tăng sản lượng gạo xuất khẩu, Campuchia cũng dự kiến xuất khẩu 800.000 tấn gạo. Tuy nhiên, tình hình khó khăn chung là do xung đột giữa Nga-Ukraine, nguồn cung vật tư đầu vào như khí đốt, phân bón bị đứt gãy; vận chuyển quốc tế bị hạn chế. Cùng với đó các quốc gia xuất khẩu lương thực lớn như Ấn Độ cũng đưa ra chính sách hạn chế xuất khẩu càng làm cho nguồn cung lương thực căng thẳng hơn.
 
Về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam, theo nhận định của Bộ Công Thương, với việc Philippines điều chỉnh mức nhập khẩu gạo từ 2,5 triệu tấn lên 2,9 triệu tấn; Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu gạo nhiều hơn (do mất mùa, giá gạo trong nước cao hơn nhập khẩu) và một số thị trường khác cũng có nhu cầu nhập khẩu gạo cao nên thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đang rộng mở.
 
Mặc dù xuất khẩu gạo đang trên đà thuận lợi nhưng trong nhiều ngày qua giá lúa tại các địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long vẫn đi ngang.Theo lý giải của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo thì không chỉ nông dân mà doanh nghiệp cũng đang chịu nhiều áp lực khi chi phí đầu vào tăng cao, đáng quan tâm là cước vận chuyển quốc tế vẫn chưa hạ nhiệt. Chí phí đầu vào tăng, đầu ra khó tăng do bị cạnh tranh gay gắt với các quốc gia xuất khẩu khác. Do vậy mà doanh nghiệp chưa thể tăng giá mua nguyên liệu đầu vào được trong thời gian này.
 
Theo ông Nam, Chủ tịch VFA để nâng cao giá trị hạt gạo Việt Nam, qua đó nâng cao thu nhập cho cả chuỗi sản xuất trong đó có nông dân trồng lúa thì ngành lúa gạo cần tái cơ cấu theo hướng giảm sản lượng nhưng phải tăng giá trị xuất khẩu.
 
Cụ thể là phải tập trung nhiều hơn cho phân khúc gạo thơm, gạo hữu cơ, gạo dinh dưỡng, bởi vì hiện nay phân khức gạo trắng đang bị cạnh tranh rất lớn bởi các quốc gia chuyên sản xuất gạo giá rẻ như Myanmar, Pakistan và Ấn Độ. Điều này cũng phù hợp với định hướng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn “giảm sản lượng xuất khẩu gạo hàng năm còn khoảng 4 triệu tấn nhưng kim ngạch xuất khẩu phải cao hơn so với hiện nay.