• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
20 Tháng Giêng 2025 4:58:41 SA - Mở cửa
HOSE công bố dữ liệu toàn thị trường từ năm 2000 đến hết tháng 7/2022
Nguồn tin: Kinh tế và Dự báo | 02/08/2022 7:45:00 CH
Sở GDCK TP. HCM công bố dữ liệu toàn TTCK kể từ năm 2000 đến hết tháng 6 năm 2022, đồng thời vừa cập nhật thông tin về thị trường tháng 7.
 
HOSE công bố dữ liệu toàn thị trường từ 2000 đến nay
 
Nhân dấu mốc tròn 22 năm hoạt động (28/7/2000 - 28/7/2022), HOSE đã công bố dữ liệu thống kê toàn sàn, kể từ thời điểm mở cửa đến nay. Bắt đầu với mốc 100 điểm vào ngày 28/7/2000, chỉ số chứng khoán có sự trồi sụt mạnh trong 20 năm đầu tiên, nhưng đều dưới mốc 1.000 điểm (tính vào thời điểm cuối năm). Kể từ năm 2020, lần đầu tiên VN-Index vượt qua mốc 1.000 điểm, về đích cuối năm với 1.103 điểm. Năm 2021, VN-Index vượt lên 1.498 điểm và hiên nay, VN-Index đang giao dịch quanh mốc 1.200 điểm.
 
Về thanh khoản, sàn HOSE trải qua 20 năm đầu hoạt động với thanh khoản rất thấp, cao nhất là năm 2018 với 5.380 tỷ đồng/phiên được chuyển nhượng. Thanh khoản chỉ bùng phát vào năm 2021, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 gây nên những đứt gãy tại nhiều chuỗi sản xuất trong và ngoài nước, theo đó, dòng tiền đổ dồn vào sàn chứng khoán, khiến giá trị giao dịch tăng vượt trội, lên mức 21.590 tỷ đồng/phiên. Sang năm 2022, dữ liệu thống kê của HOSE cho biết, 6 tháng đầu năm, tổng giá trị giao dịch cổ phiếu toàn sàn đạt 2.563,5 nghìn tỷ đồng. Tính bình quân, giá trị giao dịch trên phiên vẫn đạt 21,36 nghìn tỷ đồng, chỉ thấp hơn một chút so với năm 2021 và cao vượt trội so với tất cả các năm trước đó (chi tiết xem Bảng).
 
Về hàng hóa niêm yết mới, năm kỷ lục, HOSE đón 81 doanh nghiệp lên sàn (năm 2010), kế tiếp là 74 doanh nghiệp lên sàn (năm 2006); 52 doanh nghiệp lên sàn (năm 2009). 4 năm gần đây, số doanh nghiệp niêm yết mới trên HOSE khá thấp, với 13 doanh nghiệp năm 2019; 20 doanh nghiệp năm 2020; 17 doanh nghiệp năm 2021 và 6 doanh nghiệp trong 7 tháng đầu năm nay. Bù đắp cho sự thiếu vắng cổ phiếu mới lên sàn, HOSE có lượng chứng quyền niêm yết tăng mạnh trong 4 năm qua, tuy nhiên, giá trị giao dịch của chứng quyền rất nhỏ, quanh khoảng 1% so với giá trị giao dịch của cổ phiếu tại sàn này.
 
Thống kê số liệu sàn HOSE từ năm 2000 đến tháng 6/2022
 
https://fireant.vn/dashboard
 
Nguồn: HOSE
 
Tháng 7/2022, HOSE cho biết, thanh khoản thị trường cổ phiếu ghi nhận giá trị và khối lượng giao dịch bình quân phiên lần lượt đạt trên 11.502 tỷ đồng và 492,90 triệu cổ phiếu, tương ứng giảm 20,84% về giá trị và 10% về khối lượng bình quân so với tháng 6/2022.
 
Trong tháng 7, các cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất là VND, HAG, HPG, SSI, STB. Các cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất trong tháng 7 là KDC, VNM, STB, MWG và VND.
 
Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 07/2022, chỉ số VN-Index đạt 1.206,33 điểm, tăng 0,73% so với tháng 06 và giảm 19,49% so với cuối năm 2021; VNAllshare đạt 1.208,17 điểm, tăng 0,47% so với tháng 06, và giảm 22,62% so với cuối năm 2021; VN30 đạt 1.232,00 điểm, giảm 1,35% so với tháng 06 và giảm 19,78% so với cuối năm 2021.
 
Tổng khối lượng giao dịch cổ phiếu đạt hơn 10,3 tỷ cổ phiếu với giá trị giao dịch đạt 241.545 tỷ đồng; tương ứng giảm 14,10% về khối lượng và 24,4% về giá trị so với tháng 6.
 
Trong tháng 07/2022, tổng khối lượng giao dịch CW đạt khoảng 610,8 triệu CW với giá trị giao dịch đạt trên 315,4 tỷ đồng. Khối lượng giao dịch bình quân CW đạt hơn 29,08 triệu CW với giá trị giao dịch bình quân là 15,02 tỷ đồng; tương ứng giảm 10,33% về khối lượng và giảm 39,96% về giá trị bình quân so với tháng 06/2022.
 
Về giao dịch cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài, tổng giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trong tháng đạt trên 36.203 tỷ đồng, chiếm 7,49% tổng giá trị giao dịch cả chiều mua và bán của toàn thị trường. Nhà đầu tư nước ngoài đã thực hiện mua ròng trong tháng với giá trị trên 332 tỷ đồng.
 
Tính đến hết ngày 29/07/2022, có 554 mã chứng khoán niêm yết trong đó gồm: 402 mã cổ phiếu, 02 mã chứng chỉ quỹ đóng, 09 mã chứng chỉ quỹ ETF, 137 mã chứng quyền có bảo đảm và 04 mã trái phiếu. Tổng khối lượng cổ phiếu đang niêm yết đạt trên 134 tỷ cổ phiếu. Giá trị vốn hóa niêm yết đạt hơn 4,79 triệu tỷ đồng, tăng 0,75% so với tháng trước, đạt khoảng 57% GDP năm 2021 (GDP theo giá hiện hành).
 
Trong tháng 7, HOSE có 20 mã CW mới được niêm yết và chính thức đưa vào giao dịch. Sàn HOSE không có cổ phiếu mới nào vào niêm yết trong tháng này.
 
Đến hết tháng 07/2022, trên HOSE có 43 doanh nghiệp có vốn hóa hơn 1 tỷ USD, trong đó, 03 doanh nghiệp có vốn hóa trên 10 tỷ USD, bao gồm: Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB), Công ty cổ phần Vinhomes (VHM) và Tập đoàn Vingroup (VIC).
 
Sẽ thêm hàng mới và thúc đẩy tiến trình nâng hạng
 
 
 
Tại buổi gặp mặt thành viên thị trường ngày 28/7/2022, Thứ trưởng Bộ Tài chính bày tỏ sự tin tưởng vào phát triển của TTCK Việt Nam
 
Tại buổi gặp mặt các thành viên TTCK Việt Nam nhân dấu mốc 22 năm mở cửa hoạt động (28/7/2000 - 28/7/2022), Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi bày tỏ sự tin tưởng và kỳ vọng phát triển của TTCK Việt Nam trong thời gian tới. Sau giai đoạn tăng trưởng bùng nổ trong đại dịch Covid-19, từ đầu năm 2022 tới nay, cùng chung với xu thế chung toàn cầu, TTCK Việt Nam đã có sự điều chỉnh theo xu hướng giảm. Tuy nhiên, Thứ trưởng khẳng định, nền kinh tế Việt Nam đang hồi phục mạnh mẽ và minh chứng rõ nét nhất là tăng trưởng GDP duy trì ở mức cao và có cơ sở để kỳ vọng tốc độ này trong thời gian tới. Thu ngân sách nhà nước vẫn tăng trưởng tích cực trong bối cảnh triển khai rất nhiều chương trình hỗ trợ để phục hồi kinh tế. Doanh nghiệp niêm yết trên thị trường cho thấy sự bền bĩ phục hồi và vẫn tăng trưởng tích cực về kết quả kinh doanh. “Đây là những yếu tố nền tảng sẽ hỗ trợ tích cực cho TTCK Việt Nam sẽ hồi phục và tăng trưởng bền vững hơn trong thời gian tới”, ông nói.
 
Thứ trưởng cho biết, Bộ Tài chính và các đơn vị liên quan cam kết tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để hỗ trợ TTCK phát triển. Riêng về vấn đề hạ tầng công nghệ thông tin cho thị trường, hiện nay, hệ thống KRX đang được cấp tốc triển khai và các thành viên có thể tin tưởng vào thời hạn vận hành chính thức chỉ còn tính theo tháng. Tuy nhiên, “vấn đề hệ thống công nghệ cho thị trường phải đảm bảo tính liên tục, cập nhật, hiện đại, do đó, Bộ Tài chính cũng đang nghiên cứu, đề xuất để xây dựng thêm các dự án công nghệ khác, đáp ứng được nhu cầu phát triển lâu dài của thị trường trong tương lai”, Thứ trưởng chia sẻ thêm.
 
Bộ Tài chính cũng chỉ đạo các đơn vị triển khai các giải pháp về hoàn thiện khung khổ pháp lý, tạo thêm hàng hóa mới, chất lượng, thúc đẩy tiến trình nâng hạng trên TTCK Việt Nam.