• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.250,16 +1,05/+0,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 9:54:59 SA

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.250,16   +1,05/+0,08%  |   HNX-INDEX   222,35   -0,13/-0,06%  |   UPCOM-INDEX   93,13   +0,02/+0,02%  |   VN30   1.314,73   +1,25/+0,10%  |   HNX30   463,52   +1,33/+0,29%
20 Tháng Giêng 2025 9:59:45 SA - Mở cửa
Chất lượng xuất khẩu chưa đạt như mong muốn
Nguồn tin: BizLive | 29/08/2022 11:27:06 SA
Sau những bước tiến vượt trội, xếp hạng xuất khẩu của Việt Nam đứng thứ 24/240 nền kinh tế, liên tục xuất siêu.

 
Chuyên gia kinh tế Lê Quốc Phương
 
Tuy vậy, theo chuyên gia kinh tế Lê Quốc Phương, xuất khẩu vẫn đang đứng trước bài toán về nâng cao giá trị gia tăng, tăng hàm lượng chế biến sâu trong hàng hóa xuất khẩu, giảm dần phụ thuộc vào khối FDI.
 
Thưa ông, sau gần 3 năm đại dịch Covid-19, Việt Nam vẫn giữ được vị thế là cường quốc xuất khẩu lớn, khi kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng trưởng 2 con số, duy trì xuất siêu. Kết quả này rất đáng tự hào?
 
Trong năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt kỷ lục 668,5 tỷ USD; 6 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 371,17 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2021, dù đại dịch tác động lớn, nhưng xuất khẩu đạt trên 336 tỷ USD, tăng trưởng xuất khẩu 2 năm đại dịch cam go nhất vẫn đạt 2 con số, thuộc nhóm cao nhất thế giới. Cơ cấu hàng xuất khẩu chuyển dịch theo hướng tích cực, trước đây chủ yếu là khoáng sản, nông nghiệp, thì nay 86% là công nghiệp chế biến chế tạo, chỉ có khoảng 14% là khoáng sản và nông, lâm, thuỷ sản.
 
Về nhập khẩu, hiện chúng ta cũng kiểm soát tương đối tốt. Cơ cấu nhập khẩu hiện hơn 90% là nhiên, vật liệu sản xuất, chỉ có 10% là hàng tiêu dùng. Nhờ kiểm soát tốt, xuất khẩu được đẩy mạnh, nên Việt Nam liên tục xuất siêu trong nhiều năm.
 
Phải nói là, xuất khẩu đã có những bước tiến thần tốc, đưa Việt Nam thành cường quốc xuất khẩu, xếp hạng 24 trong tổng số 240 nền kinh tế, là bước nhảy vọt rất đáng ghi nhận. Xuất khẩu bình quân đầu người từ chỗ chỉ đạt 10 USD khi mới cải cách, mở cửa nền kinh tế, đến nay đã đạt trên 3.000 USD/người.
 
Chất lượng xuất khẩu đã theo kịp những con số về tăng trưởng xuất khẩu hay chưa, thưa ông?
 
Xuất khẩu tăng trưởng cao và rất tích cực nếu nhìn vào con số nêu trên, nhưng đằng sau đó vẫn tiềm ẩn yếu tố chưa bền vững. Xuất khẩu mới tăng trưởng mạnh về số lượng, song chất lượng chưa theo kịp, giá trị gia tăng trong xuất khẩu thấp. So với các nước ASEAN như Thái Lan, Singapore, Indonesia, giá trị gia tăng của chúng ta thấp hơn nhiều.
 
Hiện 86% tỷ trọng xuất khẩu từ công nghiệp chế biến chế tạo, nhưng vẫn chủ yếu gia công, lắp ráp là chính, lĩnh vực nông, lâm, thủy sản thì xuất thô còn nhiều, chế biến sâu vẫn hạn chế.
 
Điểm hạn chế lớn thứ 2 khiến xuất khẩu chưa bền vững là phụ thuộc quá lớn vào doanh nghiệp FDI, chiếm 3/4 xuất khẩu, còn lại là doanh nghiệp nội. Ngay trong lĩnh vực dệt may, da giày, trên 60% đóng góp bởi khối FDI; lĩnh vực điện tử, máy tính, khối FDI còn chiếm gần 100%.
 
Những con số này để thấy xuất khẩu phụ thuộc rất lớn vào khối FDI, dù thành tích xuất khẩu cực lớn. Ngay cả xuất siêu cũng do FDI, doanh nghiệp trong nước nhập siêu rất lớn. Rõ ràng, chất lượng xuất khẩu chưa đạt như mong muốn.
 
Quan điểm của ông là muốn tạo ra nội lực phát triển, không thể mãi phụ thuộc vào khu vực FDI?
 
Chúng ta vẫn coi doanh nghiệp FDI là một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế, nhưng thực sự thì doanh nghiệp FDI họ đều có mục đích riêng, lợi nhuận họ chuyển về nước họ. Đấy là những vấn đề chúng ta nhìn thấy rõ và những hạn chế này cần phải thay đổi, từng bước nâng khả năng cạnh tranh của khu vực doanh nghiệp trong nước.
 
Để xuất khẩu chuyển biến thực chất hơn trong thời gian tới, cần những chính sách hỗ trợ thiết thực nào, thưa ông?
 
Phải thừa nhận, tỷ lệ nội địa hóa của nhiều ngành xuất khẩu chủ lực còn thấp. Để thúc đẩy xuất khẩu theo hướng bền vững, chính sách của Nhà nước cần khuyến khích, tạo thuận lợi để các ngành, doanh nghiệp đầu tư mạnh cho sản xuất công nghiệp hỗ trợ, tăng tỷ lệ nội địa hóa.
 
Các chính sách phải đảm bảo thực thi để chuyển từ gia công xuất khẩu sang sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao hơn, tạo ra các nhóm hàng xuất khẩu có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Tuy không dễ, nhưng phải làm từng bước để chủ động nguyên phụ liệu, từ đó mới tận dụng được quy tắc xuất xứ hàng hóa theo các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký.
 
Để làm điều này cần quyết tâm chính trị rất lớn, vì thực tế đã đưa ra từ lâu, nhưng chưa thực hiện được nhiều.
 
Ở góc độ doanh nghiệp, phải đầu tư công nghệ, thiết bị, nguồn nhân lực để năng lực cạnh tranh được nâng lên ngang bằng với các doanh nghiệp FDI trong nhiều lĩnh vực. Đó là những giải pháp lớn mà chúng ta cần phải tập trung thực hiện.
 
Việt Nam là nền kinh tế có độ mở rất lớn, ký kết nhiều FTA nhất, nhưng sẽ khó tận dụng được hiệu quả nếu không giải quyết được bài toán đầu vào cho sản xuất.