• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.244,82 -5,50/-0,44%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.244,82   -5,50/-0,44%  |   HNX-INDEX   226,69   -0,17/-0,07%  |   UPCOM-INDEX   92,39   -0,01/-0,01%  |   VN30   1.301,95   -8,51/-0,65%  |   HNX30   486,55   -1,02/-0,21%
13 Tháng Mười Một 2024 7:39:27 SA - Mở cửa
Xuất khẩu gặp khó vì lạm phát toàn cầu
Nguồn tin: BizLive | 29/08/2022 7:24:26 CH
Tình hình lạm phát trên thế giới đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp ngành gỗ, ngành dệt may, da giày... khiến đơn hàng xuất khẩu những ngành này của Việt Nam giảm sút nghiêm trọng.

 
Doanh nghiệp xuất khẩu chật vật vì lạm phát toàn cầu. Ảnh: XK
 
Doanh nghiệp “đói” đơn hàng
 
Ông Phạm Văn Việt - Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty TNHH Việt Thắng Jeans thông tin, doanh nghiệp dệt may, da giày cũng sớm đánh mất niềm vui tăng trưởng những tháng đầu năm khi dự báo thị trường quý 3, quý 4 năm 2022 đột ngột xấu đi.
 
Nhiều doanh nghiệp đang rất lo lắng việc đồng EURO giảm giá so với USD đã làm người tiêu dùng Châu Âu càng thắt chặt chi tiêu hơn.
 
Nếu tình trạng này còn kéo dài thì nhu cầu nhập hàng yếu đi sẽ gây bất lợi cho các nhà xuất khẩu quốc tế, trong đó có Việt Nam.
 
Cụ thể, trước đây, doanh nghiệp có thể nhận đơn hàng trước từ 1 đến 2 quý, nhưng với những biến động thị trường, giờ chỉ nhận được đơn đặt hàng trước 2 - 3 tháng. Đến nay, lượng đơn hàng xuất khẩu sang Châu Âu của Việt Thắng Jeans giảm gần 20%.
 
Trung bình xuất khẩu đều đặn khoảng 40-50 container đồ gỗ sang Mỹ và EU mỗi tháng, có hàng trăm công nhân liên tục phải tăng ca thế nhưng đại diện phía Công ty gỗ Vĩnh Thành cho rằng, từ nhiều tháng nay, doanh nghiệp đã rơi vào cảnh “đói” đơn hàng, thậm chí 2 tháng nay chỉ xuất được bằng 1/10 trung bình trước kia.
 
Theo đó, lạm phát thế giới tăng cao khiến nhu cầu suy giảm, đơn hàng ít đi, giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, phí vận chuyển cao kỷ lục, khiến doanh nghiệp càng làm càng lỗ. Đặc biệt với đơn hàng đã ký từ lâu, các doanh nghiệp ngành gỗ gần như đều chấp nhận lỗ nếu đối tác không hỗ trợ.
 
Phía Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (LEFASO) cũng cho biết, hiện nguồn nhiên vật liệu và chi phí logistics tăng cao khiến giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp bị đẩy theo.
 
Trong 6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành da, giày, túi xách tăng 12,8% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, đó chủ yếu là các đơn hàng đã ký từ cuối năm 2021.
 
Thị trường tiêu thụ giảm mạnh
 
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, việc kinh tế Mỹ suy thoái chắc chắn sẽ tác động đến quá trình xuất khẩu của Việt Nam. Cùng với đó, tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 chỉ ở mức từ 3 - 3,6%, thấp hơn so với kỳ vọng ban đầu và nhiều bất ổn, ảnh hưởng tới kinh tế Việt Nam nửa cuối năm 2022.
 
Với khủng hoảng thiếu đơn hàng như hiện nay, khả năng doanh nghiệp vẫn còn chịu tác động tiêu cực trong vòng 6 - 18 tháng tới. Nguyện vọng của nhiều doanh nghiệp là ngân hàng cần giãn nợ, giảm lãi suất, gia hạn các khoản vay đến hạn, cho vay thế chấp hàng tồn kho, vay tín chấp..., đẩy nhanh chương trình hỗ trợ lãi suất 2% từ gói ngân sách 40.000 tỷ đồng để doanh nghiệp có vốn cho sản xuất, kinh doanh.
 
Ngoài ra, để ứng phó trước bối cảnh khó khăn hiện nay, các doanh nghiệp cần chia kế hoạch theo từng chu kỳ ngắn để có biện pháp thích ứng linh hoạt.
 
Trước mắt, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phải tập trung giải pháp quản trị chi phí, năng suất, linh hoạt trong hoạt động, tổ chức sản xuất khi có đơn hàng gấp, giao hàng đúng hạn.
 
“Ngoài giãn nợ và giảm lãi suất, Nhà nước nên nhanh chóng hoàn thuế VAT, giảm hoặc giãn đóng bảo hiểm xã hội, thuế thu nhập doanh nghiệp... Đồng thời, cần thiết, phải thiết kế gói tín dụng riêng để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu” - ông Nguyễn Chánh Phương - Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM kiến nghị.
 
Ông Trần Việt Anh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM cũng nêu thực trạng, hiện nay ở nhiều lĩnh vực, doanh nghiệp chỉ chú trọng xuất đi thị trường quen thuộc mà bỏ qua Châu Á, thị trường trong nước, những nơi ít bị lạm phát hơn.
 
Do đó dư địa mở rộng thị trường tại các khu vực này còn lớn, cần sớm cải thiện. Song song đó, doanh nghiệp cần sản xuất nhiều những sản phẩm bình dân hơn để phù hợp với thị hiếu khách hàng trong giai đoạn khó khăn.