• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
20 Tháng Giêng 2025 6:09:55 SA - Mở cửa
Khắc khoải những dự án 'treo' hàng thập kỷ ở TP.HCM
Nguồn tin: Nhà đầu tư | 12/09/2022 7:23:29 SA
Ở TP.HCM không ít những dự án treo hàng chục năm khiến cuộc sống người dân bị ảnh hưởng, trong đó, đáng kể đến nhất là dự án Khu đô thị Bình Qưới - Thanh Đa, khu Mã Lạng, Ga Bình Triệu, Khu đô thị Tây Bắc...
 
Hồi đầu tháng 7, tại kỳ họp thứ 6 HĐND TP.HCM khóa X, các cử tri ở TP.HCM đều đưa ra ý kiến nhận định, ở TP.HCM còn rất nhiều những dự án treo hàng thập kỷ gây ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân trong quy hoạch.
 
Đồng thời, các cử tri cũng cho rằng, nếu như không thể tháo gỡ vướng mắc cho các dự án treo này thì UBND TP.HCM nên thu hồi, xóa quy hoạch treo để đảm bảo cuộc sống cho người dân.
 
Trong hàng loạt các dự án treo, đáng kể đến nhất là những dự án dù đã được quy hoạch hàng chục năm nhưng đến nay vẫn không có chuyển biến. Người dân sống trong khu quy hoạch gặp vô số khó khăn khi không thể thực hiện việc sửa chữa, xây dựng, thế chấp ngân hàng…
 
 
Toàn cảnh khu dự án ga Bình Triệu tại phường Hiệp Bình Chánh, TP. Thủ Đức. Ảnh: Nhadautu.vn
 
Đơn cử là dự án Khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa, quận Bình Thạnh. UBND TP.HCM phê duyệt dự án này từ năm 1992 với tổng diện tích rộng hơn 426 ha, dân số khoảng 45.000 người.
 
12 năm sau, tức năm 2004, dự án này mới được giao cho Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn đầu tư xây dựng. Tháng 6/2005, Sở QH-KT TP.HCM mới có báo cáo UBND TP.HCM nhiệm vụ quy hoạch chi tiết mới cho khu bán đảo Bình Quới - Thanh Đa. Sau đó, đầu năm 2006, TP.HCM xác định khu đô thị với khoảng 80.000 người. 
 
Đến năm 2010, UBND TP.HCM thu hồi giấy phép đầu tư vì Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn không đủ năng lực, dự án "đắp chiếu" quá lâu không triển khai. Trong quãng thời gian về sau, có nhiều nhà đầu tư cũng bày tỏ mong muốn được triển khai dự án này, nhưng rồi cũng lần lượt ra đi do vướng mắc trong đền bù giải phóng mặt bằng.
 
Vốn dĩ, Khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa được kỳ vọng là một đô thị sinh thái, hiện đại bao gồm chức năng chính là công viên sinh thái cảnh quan thiên nhiên, kết hợp chức năng thương mại, công cộng hiện đại nhưng giữ đậm bản sắc dân tộc. Thế nhưng, 3 thập kỷ trôi qua, người dân chỉ biết "lắc đầu" ngán ngẩm và rất có thể, hết đời người họ vẫn chưa thấy được sự thay đổi trên chính mảnh đất của mình.
 
Tiếp đến, khu Mả Lạng (khu tứ giác Nguyễn Cư Trinh) nằm ngay khu trung tâm quận 1 nhưng hơn 20 năm qua chủ trương giải tỏa nhằm thực hiện quy hoạch chỉnh trang đô thị khu Mả Lạng và dự án khu Mả Lạng của TP.HCM rơi vào bế tắc.
 
Năm 2000, Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn được giao làm chủ đầu tư nhưng rồi cũng không đủ khả năng để thực hiện. Đến năm 2007, TP.HCM tiếp tục có chủ trương giao cho một tập đoàn khác đầu tư. Nhưng, đến nay, mọi kế hoạch chưa thể triển khai.
 
Khu Mả Lạng gồm khu phố 4,5,8 của phường Nguyễn Cư Trinh với 1.424 hộ dân nằm trong diện giải tỏa. Theo quy hoạch, diện tích thu hồi là 68.500m2. Vào năm 2009, số tiền đền bù giải phóng mặt bằng là khoảng 5.000 tỷ đồng. Đến nay, con số này đã tăng cao do biến động giá nhà, đất ở TP.HCM những năm gần đây cũng tăng không ngừng nghỉ.
 
Được xem là một trong những chiến lược đột phá của TP.HCM trong việc cải tạo, chỉnh trang đô thị, với mục tiêu xây dựng một khu phức hợp, bao gồm nhiều công trình có chức năng khác nhau, khu Mả Lạng cũng được người dân trông chờ. Dẫu vậy, kế hoạch này đến nay cũng chưa khả thi, còn người dân lại đang sống trong cảnh khổ sở, đi chẳng được mà ở cũng không xong.
 
Cũng nổi tiếng "treo" trường kỳ ở TP.HCM đó là Khu đô thị Tây Bắc (huyện Hóc Môn và Củ Chi) được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch năm 1998, kế thừa, cập nhật vào đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2025 đã duyệt năm 2010. Dự án được định hướng thành một trong khu đô thị vệ tinh, trung tâm về phía Tây Bắc của TP.HCM đầu mối thương mại, dịch vụ, tài chính, khoa học… Quy hoạch treo từ lâu đã ảnh hưởng đến quyền lợi của 60.000 người dân.
 
Khoảng 20 năm về trước, khu đô thị Tây Bắc rộng hơn 6.000ha vẽ nên viễn cảnh tươi sáng cho người dân trong khu vực được đổi đời. Song, đến nay, khu đô thị này này vẫn chỉ nằm trên giấy. Suốt nhiều năm TP.HCM kêu gọi đầu tư nhưng dự án chưa thể triển khai. Người dân không thể sửa chữa, mua bán hay sang nhượng trên chính mảnh đất của mình dù nhu cầu rất bức thiết.
 
Trong khi đó, cũng ở tâm thế "sống mòn" trong quy hoạch treo, hơn 3.200 hộ dân xung quanh khu vực Ga Bình Triệu (TP. Thủ Đức) cũng không biết khi nào dự án sẽ thực hiện.
 
Từ năm 2002, TP.HCM thông báo là sẽ thu hồi đất của các hộ dân để thực hiện dự án xây dựng Ga Bình Triệu, diện tích 41 ha. Tuy nhiên, đến nay đã 20 năm vẫn chưa thể thực hiện. Tại nhiều cuộc họp giữa chính quyền địa phương và người dân bị ảnh hưởng đều đề cập đến việc dự án này nhưng mấu chốt vấn đề là đến bao giờ dự án triển khai thì không được đề cập.
 
Động thái gần đây là năm 2021, UBND TP.HCM đã kiến nghị Bộ GTVT chủ trì phối hợp các bộ ngành xem xét cơ chế triển khai công tác bồi thường tái định cư nằm trong ranh quy hoạch ga Bình Triệu trong giai đoạn 2021-2025 để người dân sớm ổn định đời sống.
 
Ngoài những dự án nêu trên, ở TP.HCM còn rất nhiều những dự án treo mà chưa thể triển khai như Dự án cải tạo Rạch Xuyên Tâm, Công viên Sài Gòn Safari, Làng Đại học Hưng Long…