• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,10 -0,23/-0,02%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,10   -0,23/-0,02%  |   HNX-INDEX   221,29   -0,47/-0,21%  |   UPCOM-INDEX   91,70   +0,20/+0,21%  |   VN30   1.286,07   -0,60/-0,05%  |   HNX30   467,97   -1,84/-0,39%
22 Tháng Mười Một 2024 6:01:39 CH - Mở cửa
PVT: Chuyện "lạ" ở PVTrans
Nguồn tin: PetroTimes | 27/10/2023 1:50:00 CH
Tổng công ty CP Vận tải Dầu khí (PVTrans) - đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) - là một doanh nghiệp vận tải biển lớn nhất Việt Nam về vận chuyển hàng lỏng. PVTrans gây bất ngờ lớn bởi đang vận hành giàn Sao Vàng - Đại Nguyệt khai thác khí và condensate của Idemitsu (Nhật Bản). Tại sao lại có chuyện “lạ” như vậy? Một công ty vận tải biển lại đi vận hành giàn khai thác dầu khí - một loại công việc khó và phức tạp bậc nhất?
 
 
Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Hoàng Quốc Vượng đi thăm giàn Đại Nguyệt
 
Năm 2020, tôi ra chụp ảnh việc chế tạo giàn công nghệ trung tâm của Dự án Sao Vàng - Đại Nguyệt do Công ty TNHH MTV Dịch vụ Cơ khí Hàng hải PTSC (PTSC M&C) thực hiện. Tình cờ, tôi gặp một số cán bộ của Công ty Dịch vụ Hàng hải Dầu khí (PVTrans OFS) thuộc PVTrans cũng có mặt ở đó.
 
Qua vài câu chuyện, tôi sững sờ khi biết PVTrans OFS đã trúng thầu gói thầu quản lý và vận hành giàn Đại Nguyệt sau này. Chuyện thật kỳ lạ, một công ty dịch vụ hàng hải, chuyên chở dầu và vận hành, khai thác mấy con tàu là kho chứa và tàu xử lý dầu (FSO/FPSO), nay lại được chủ đầu tư là Idemitsu chọn lựa làm người quản lý, vận hành giàn công nghệ lớn nhất và hiện đại nhất hiện nay, trong khi nhiều doanh nghiệp vận hành giàn khai thác vào loại “cao thủ võ lâm” khác lại không được Idemitsu lựa chọn.
 
Cách đây ít ngày, tôi theo Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Hoàng Quốc Vượng ra giàn Sao Vàng - Đại Nguyệt. Ngay trong phòng họp, tôi chú ý tới một sơ đồ nhân sự chủ chốt của giàn. Theo đó, người Nhật Bản chỉ giữ 2 vị trí là giàn trưởng và giàn phó, còn tất cả các vị trí khác đều do người Việt Nam là nhân sự PVTrans đảm nhiệm. Thậm chí, kể cả giám sát an toàn cũng là người Việt Nam - một vị trí từ xưa đến nay, phía nước ngoài ít giao cho người Việt Nam.
 
Anh Bùi Quang Vũ, Trưởng ban Vận hành giàn Sao Vàng - Đại Nguyệt báo cáo kết quả 3 năm vận hành giàn.
 
Mỏ Sao Vàng và Đại Nguyệt là các mỏ có cấu tạo khí và lượng dầu tích tụ dạng condensate là chủ yếu, nằm trải dài từ vùng trung tâm đến vùng phía Tây của blocks 05-1b và 05-1c, thuộc Bể Nam Côn Sơn, khoảng cách 350km ngoài khơi, phía Đông Nam của TP Vũng Tàu. Mực nước biển trung bình sâu khoảng 110-120m.
 
Giàn khai thác Sao Vàng (SV-CPP) khởi công ngày 16-3-2018, lắp đặt ngoài khơi ngày 16-6-2020, dòng khí đầu tiên được đưa vào xử lý ngày 26-8-2020.
 
Giàn Đại Nguyệt và Công nghệ trung tâm (ĐN-WHP) khởi công vào ngày 14-4-2020, lắp đặt thượng tầng ngoài khơi ngày 24-9-2021, khai thác dòng khí đầu tiên ngày 8-8-2022.
 
Vào ngày 19-6-2023, Dự án Sao Vàng - Đại Nguyệt kỷ niệm 3 năm hoạt động tuyệt đối an toàn, không có tai nạn mất thời gian làm việc (Zero LTI).
 
PVTrans thông qua chi nhánh PVTrans OFS tham gia đấu thầu dịch vụ tiền vận hành (pre-operation) và vận hành và bảo dưỡng (O&M) gồm các nhà thầu trong nước và được trao thầu vào tháng 10-2017. Hợp đồng được ký kết có hiệu lực từ tháng 5-2018.
 
Dịch vụ O&M sẽ do nhân sự của PVTrans OFS thực hiện, bao gồm duy trì số lượng nhân sự đã được đào tạo đến chuẩn năng lực và chuyên môn cần thiết để thỏa mãn yêu cầu khai thác sản phẩm khí an toàn và liên tục, phù hợp với thông lệ của ngành công nghiệp dầu khí. Nhân sự phải thông thạo, áp dụng và tuân thủ hệ thống quản lý công việc KANEPI, hệ thống quản lý an toàn và giấy phép làm việc (PTW), hệ thống quản lý bảo trì và vật tư (CMMS)...
 
Đồng thời, PVTrans cũng phụ trách xây dựng, phát triển và theo dõi kế hoạch đào tạo nhân sự dự phòng (succession plan); dịch vụ bếp ăn tập thể và lưu trú ngoài khơi theo thông lệ dầu khí; dịch vụ y tế cho nhân sự trên giàn bao gồm cấp cứu và sơ tán y tế (medivac)...
 
Tính đến nay, Dự án Sao Vàng - Đại Nguyệt đã đạt 1.193 ngày hoạt động tuyệt đối an toàn, khai thác tổng cộng 3.786 tỉ m3 khí và 7.372.897 thùng condensate.
 
Thường xuyên có 107 nhân sự của PVTrans làm việc trên giàn, chia làm 2 ca chính và đổi ca sau mỗi 3 tuần làm việc.
 
Trong 3 năm vận hành khai thác, đội ngũ O&M đã hoàn thành tất cả và vượt những chỉ tiêu được giao, tuyệt đối an toàn, thời gian uptime của các hệ thống đảm nhận là 100%. Đây là một thành tích làm việc đạt đẳng cấp quốc tế (world class).
 
​​​​​​​
 
Tổng giám đốc PVTrans Phạm Việt Anh tặng quà lưu niệm cho anh em tàu FSO tại giàn Đại Nguyệt
 
PVTrans đảm nhận cả những vị trí cao hơn vốn chỉ dành cho người nước ngoài như phụ trách giám sát, phụ trách bảo dưỡng, giám sát an toàn...
 
Nhiều công việc đặc biệt trước đây được thực hiện bởi các nhà sản xuất, chuyên gia, nhà thầu nước ngoài, nay dần được thay thế từng phần bởi đội ngũ O&M, qua đó tiết kiệm chi phí và chủ động trong vận hành, bảo trì như thực hiện việc khắc phục sự cố hệ thống làm kín của tổ hợp thiết bị máy nén chính (GTC), thay thế turbine khí (gas turbine), bảo dưỡng cấp lớn cho LP/MP compressor, lắp đặt thay thế máy bơm ngầm, khắc phục và hoàn thiện các hệ thông phức hợp như hệ thống đo khí (metering).
 
Đặc biệt, trong chiến dịch sửa chữa lớn trong tháng 9-2023, với sự tham gia của rất nhiều các nhà thầu (khoảng 240 người) với nhiều hạng mục công việc phức tạp khác nhau như khám nghiệm và sơn lại bình áp lực LP Flare, thay một số van công nghệ, van xuất khí, khắc phục thay thế hệ thống làm mát khí cao áp, nâng cấp hệ thống thủy lực đầu giếng, lắp đặt các ống khai thác cho giếng mới... đã được nhóm nhân sự O&M của PVTrans đã tham gia từ khâu lên kế hoạch, mua sắm vật tư, điều phối, giám sát nhà thầu và tham gia hầu hết các công việc chính của chiến dịch, hoàn thành trước thời hạn 1 ngày, an toàn tuyệt đối.
 
Ông Sakamoto, Tổng Giám đốc Idemitsu tại Việt Nam, đã đánh giá rất cao trình độ chuyên môn, tác phong chuyên nghiệp, đặc biệt là ý thức chấp hành kỷ luật của nhân sự vận hành giàn.
 
Chủ tịch HĐTV Petrovietnam cũng bày tỏ sự bất ngờ khi thấy nhân sự PVTrans đã vận hành giàn Sao Vàng - Đại Nguyệt rất hoàn hảo và khẳng định đây là bước đi rất sáng tạo của lãnh đạo PVTrans.
 
Tại sao lại có chuyện “lạ” như vậy?
 
Nhân đây cũng xin nhắc lại chuyện cũ.
 
Hôm đi ra mỏ Chim Sáo và đến thăm tàu FSO, tôi đã gặp chị Mai Thị Hoài Hương, Giám đốc PVTrans OFS. Thú thật, tôi không thể hình dung nổi tại sao lãnh đạo một công ty vận tải biển lại là người phụ nữ nhỏ nhắn nhưng rất dịu dàng, khiêm nhường, khác hoàn toàn với người làm nghề vận tải biển là “ăn sóng, nói gió” và càng ngạc nhiên hơn trước trình độ tiếng Anh siêu hạng của chị.
 
Tôi hỏi chị Mai Thị Hoài Hương về công việc chuẩn bị cho vận hành giàn Sao Vàng - Đại Nguyệt.
 
Hóa ra, tất cả không phải là “ăn may” mà là lãnh đạo PVTrans đã chuẩn bị cho loại công việc mới này từ cách đây cả chục năm.
 
Để có được sự tin tưởng của Idemitsu cho một trong những dịch vụ trọng yếu của mỏ Sao Vàng - Đại Nguyệt hôm nay, PVTrans đã trải qua một quãng thời gian rất dài để xây dựng, quản lý và tích lũy kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch vụ ngoài khơi, xa bờ (upstream).
 
Từ năm 2009, PVTrans đã bắt đầu đặt những viên gạch đầu tiên trong lĩnh vực hoán cải các phương tiện nổi (FSO/FPSO) phục vụ khai thác dầu khí. Tàu dầu Aframax Kamari (sức chứa 892.000 thùng dầu, có khả năng nhận sản phẩm khai thác 35.000 thùng/ngày) đã được PVTrans đưa vào hoán cải thành tàu chứa và xuất dầu thô (FSO), đủ điều kiện đưa vào khai thác cho mỏ Đại Hùng trong một thời gian rất ngắn tại Shipyard Batam, Indonesia. FSO Kamari sau khi hoàn thành hoán cải đã phục vụ 5 năm cho mỏ Đại Hùng (2009-2014) an toàn, hiệu quả, được phân cấp bởi đăng kiểm ABS. Đây như là một dự án đầu tay về dịch vụ ngoài khơi của PVTrans khi tham gia ngay từ giai đoạn đầu dự án trong việc thiết kế, hoán cải, mua sắm thiết bị, giám sát và chạy thử (EPC). Điều đó đã xây dựng một nền móng kinh nghiệm vững chắc cho PVTrans trong việc tiếp tục mở rộng dịch vụ.
 
Với những kinh nghiệm quý báu đó, PVTrans tiếp tục chuyển đổi mục đích dự án đóng mới tàu chở dầu, đưa tàu Aframax 105.000 DWT vào thiết kế, hoán cải thành FSO PVN Daihung Queen (sức chứa 715.000 thùng dầu, khả năng nhận sản phẩm khai thác 30.000 thùng/ngày), phục vụ mỏ Đại Hùng từ năm 2015 đến nay.
 
PVTrans OFS đã có hơn 6 năm vận hành và bảo dưỡng an toàn hiệu quả 1 kho chứa nổi, xử lý và xuất dầu thô FPSO Lewek Emas (LEM), là tàu FPSO có hệ thống công nghệ hiện đại nhất tại Việt Nam hiện nay với sức chứa 683.000 thùng dầu, khả năng xử lý 50.000 thùng/ngày, hệ thống các bình tách pha (dầu, khí, nước), hệ thống khai thác bằng khí nén đồng hành (gaslift), hệ thống bơm ép vỉa, bơm ép nước nhằm duy trì áp suất vỉa cho định hướng khai thác ổn định, lâu dài, hệ thống thiết bị xử lý thủy ngân để tăng cường tuổi thọ của hệ thống thiết bị tàu và hạn chế ô nhiễm môi trường...
 
PVTrans đã trải nghiệm mô hình chuẩn bị sản xuất sớm, theo đó nhân sự O&M được đưa dần vào dự án từ giai đoạn xây lắp để được đào tạo, đánh giá năng lực, tham gia tìm hiểu và phản biện cho các tài liệu liên quan đến việc vận hành về sau, làm quen với thiết bị, giám sát nhà thầu... Việc đào tạo tại dự án được thực hiện rất bài bản thông qua phần mềm CASys cho phép người học có thể tiếp cận bất cứ nơi nào có internet để chủ động việc học, chủ động chuẩn bị để đủ điều kiện được đánh giá là đủ năng lực về chuyên môn, kiến thức về an toàn để tham gia O&M. Đặc biệt, chủ đầu tư đã trang bị hệ thống thiết bị mô phỏng (Yogogawa) để tạo điều kiện cho người vận hành được đào tạo thực hành công việc điều khiển trên mô hình giả lập. Nhân sự PVTrans cần đáp ứng yêu cầu tối thiểu 80% khung năng lực trước ngày sail away ra mỏ, 20% còn lại sẽ được kiểm tra đánh giá trong điều kiện làm việc thực tế.
 
Lần đầu tiên tại Việt Nam, một tàu FPSO được thiết kế và lắp đặt hệ thống neo trong tự xoay “internal turret” nhằm tăng tính ổn định cho tàu, khác với các hệ thống neo ngoài tự xoay “external turret” trước đây. FPSO LEM đóng vai trò như một giàn công nghệ trung tâm thu gom, xử lý tách pha và xuất dầu thô tại mỏ, xuất khí đồng hành về bờ thông qua đường ống 2 pha kết nối với các mỏ lân cận.
 
Tại Dự án FPSO LEM, PVTrans đã trải nghiệm mô hình chuẩn bị sản xuất sớm, theo đó nhân sự vận hành và bảo dưỡng (O&M) được đưa dần vào dự án từ giai đoạn xây lắp để được đào tạo, đánh giá năng lực, tham gia tìm hiểu và phản biện cho các tài liệu liên quan đến việc vận hành về sau, làm quen với thiết bị, giám sát nhà thầu… Việc đào tạo tại dự án này được thực hiện rất bài bản thông qua phần mềm CASys cho phép người học có thể tiếp cận bất cứ nơi nào có Internet để chủ động việc học, chủ động chuẩn bị các bằng, chứng chỉ theo kế hoạch đánh giá để đủ điều kiện được đánh giá là đủ năng lực về chuyên môn, kiến thức về an toàn để tham gia công tác O&M.
 
Đặc biệt, chủ đầu tư đã trang bị hệ thống thiết bị mô phỏng (Yogogawa) để tạo điều kiện cho người vận hành được đào tạo thực hành công việc điều khiển trên mô hình giả lập.
 
Với những kết quả đạt được trong thời gian qua đã được PVTrans OFS triển khai thành công các dịch vụ cho mỏ Đại Hùng (FSO), mỏ Chim Sáo/Dừa (FPSO), mỏ Sông Đốc (FPSO), PVTrans OFS tự tin vào năng lực của mình có thể vận hành bảo dưỡng các công trình tương tự hoặc lớn hơn. Việc PVTrans OFS được khách hàng Idemitsu tin tưởng lựa chọn vận hành, bảo dưỡng giàn công nghệ trung tâm Sao Vàng đã minh chứng cho điều ấy. Đặc biệt, thể hiện sự lớn mạnh về “chất” của PVTrans OFS trong mảng dịch vụ ngoài khơi, xa bờ.
 
Mỏ Sao Vàng - Đại Nguyệt là nơi Idemitsu triển khai theo mô hình giàn trung tâm (CPP-SV) và giàn đầu giếng (WHP-ĐN), tàu FSO để khai thác mỏ. Đây là một mỏ khí (Gaslift) trong đó có tính toán đến việc thu gom thành phần lỏng (condensate) của mỏ. Do vậy, đội ngũ nhân sự O&M làm việc trên CPP đòi hỏi phải chuyên nghiệp và nắm bắt nhanh, thành thạo về công nghệ, quy trình khai thác. PVTrans OFS xác định nhiệm vụ quan trọng, quyết định đến thành công của dự án là cán bộ, kỹ sư, công nhân được lựa chọn khắt khe và được đào tạo bài bản. Khách hàng trực tiếp phỏng vấn, lựa chọn và đánh giá tuyển dụng ngay từ những ngày đầu dự án, do đó bảo đảm được chất lượng đầu ra và năng lực kinh nghiệm như yêu cầu.
 
Giai đoạn phát triển mỏ tiếp theo, WHP-ĐN sẽ được phát triển, lắp đặt đóng vai trò như một giàn vệ tinh để thu gom sản phẩm khai thác về CPP, nơi tiếp tục xử lý tách pha và xuất bán. Sao Vàng - Đại Nguyệt là mỏ có công nghệ hiện đại, được Idemitsu đầu tư phát triển khai thác trên cơ sở áp dụng các thành quả khoa học, kỹ thuật vào quản lý khai thác.
 
PVTrans thực sự là một doanh nghiệp làm nên nhiều “huyền thoại” ở Petrovietnam!
 
Năm 2011, PVTrans đứng trước nguy cơ phá sản bởi nợ nần chồng chất, một số tàu phải nằm bờ, còn nhiều thuyền viên và cán bộ đã rời bỏ “con tàu sắp đắm”. Đã có không ít ý kiến cho rằng nên giải thể PVTrans. Nhưng từ khi Phạm Việt Anh được điều về làm Tổng Giám đốc (bây giờ là Chủ tịch HĐQT), PVTrans đã từng bước đổi thay và tăng trưởng liên tục từ đó đến nay. Đội tàu vận tải gần như thay mới hoàn toàn và tăng trưởng cứ năm sau cao hơn năm trước, kể cả trong thời kỳ chống chọi với đại dịch Covid-19.
 
Năm 2023, thị trường vận tải biển có nhiều biến động bất lợi. Nhưng PVTrans vẫn dự kiến tăng trưởng với việc nộp ngân sách khoảng hơn 1.000 tỉ đồng. PVTrans trở thành công ty vận tải biển hàng lỏng lớn nhất Việt Nam. Uy tín của PVTrans lớn đến nỗi, một doanh nghiệp tư nhân đã giao 3 con tàu của mình với tổng trọng tải hơn 50.000 tấn cho PVTrans vận hành, khai thác, lãi thì chia đôi. Đây thực sự là điều chưa từng có đối với một doanh nghiệp: Tư nhân giao tài sản cho công ty nhà nước quản lý.
 
Nếu như năm 2011, đội tàu của PVTrans chỉ là 6 chiếc thì đến nay, PVTrans đã sở hữu đội tàu gồm trên 50 chiếc, với tổng trọng tải khoảng 1,4 triệu DWT, trong đó có tàu chở khí lạnh VLGC lớn nhất thế giới - NV Aquamarine với tải trọng 60 nghìn tấn. Đây thực sự là con số “có hồn”. Một điều đáng nói nữa là 85% đội tàu của PVTrans đang chạy ở nước ngoài.
 
Việc PVTrans vận hành giàn Sao Vàng - Đại Nguyệt càng chứng tỏ sự thành công là nhờ những bước đi táo bạo nhưng không phiêu lưu, quyết đoán nhưng rất thận trọng; khoa học nhưng gắn với thực tiễn và vận hành theo hệ thống nhưng rất linh hoạt.
 
Đó thực sự là những điều “lạ” của PVTrans.