• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,33 +11,79/+0,97%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,33   +11,79/+0,97%  |   HNX-INDEX   221,76   +0,47/+0,21%  |   UPCOM-INDEX   91,50   +0,41/+0,45%  |   VN30   1.286,67   +14,94/+1,17%  |   HNX30   469,81   +2,48/+0,53%
22 Tháng Mười Một 2024 5:16:15 SA - Mở cửa
Tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng đối với ngành Công nghiệp sơn châu Âu
Nguồn tin: Vinachem | 09/10/2023 6:45:00 SA
Giá năng lượng tăng mạnh đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành công nghiệp sơn châu âu, dẫn đến sự suy giảm sản lượng đáng kể trong quý IV/2022.
 
 
Một cuộc khảo sát do Công ty kiểm toán PricewaterhouseCoopers thực hiện vào năm 2022 đã cho thấy sự tăng mạnh của giá năng lượng, nhất là khí thiên nhiên, có thể đẩy châu Âu về hướng phi công nghiệp hóa. Theo đó, trong tương lai nhiều công ty có thể sẽ quyết định tái tổ chức hoạt động sản xuất của mình ở châu Âu hoặc rút hoàn toàn ra khỏi châu Âu.
 
Những vấn đề lớn nhất dự kiến sẽ phát sinh ở các ngành sử dụng nhiều năng lượng như sản xuất xe ôtô, kim loại và hóa chất. Những quốc gia phụ thuộc nặng vào dầu khí của Nga, ví dụ Ba Lan, đang bị ảnh hưởng đặc biệt nặng. Mặt khác, nhờ tỷ lệ cao của năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo trong hệ thống cung cấp năng lượng, chi phí sản xuất ở những quốc gia như Pháp và Tây Ban Nha chỉ tăng ở mức độ vừa phải.
 
Theo Công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor International, ngành công nghiệp sơn chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự tăng giá năng lượng và chịu ảnh hưởng gián tiếp của sự tăng giá nguyên liệu cũng như sự đứt gãy của chuỗi cung ứng nguyên liệu.
 
Đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp của cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu có thể được thấy rõ ở những quốc gia phụ thuộc nặng vào nhập khẩu năng lượng như Đức và Italia. Ví dụ, ở Đức - nơi có ngành công nghiệp sơn lớn nhất châu Âu - trong thời gian 2020-2022 chi phí cho khí thiên nhiên của các nhà sản xuất sơn bóng đã tăng 143%, còn chi phí điện tăng 21 %.
 
Theo dữ liệu của Phòng Công thương Đức, năm 2022 hơn 1/4 các công ty hóa chất Đức đã buộc phải cắt giảm sản xuất do giá năng lượng cao, qua đó càng tăng thêm áp lực về chi phí và nguồn cung nguyên liệu cho các nhà sản xuất sơn.
 
Nhờ thời tiết ấm áp cũng như các biện pháp tiết kiệm năng lượng và sự gia tăng mạnh của lượng nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng nên dự trữ khí thiên nhiên của châu Âu hiện đã cao hơn dự kiến, giúp giảm đáng kể áp lực lên giá thị trường. Theo dữ liệu đầu tháng 4/2023 của Hiệp hội cơ sở hạ tầng khí châu Âu, công suất lưu trữ khí thiên nhiên của châu Âu đã đạt mức 55,7% khi mùa sưởi 2022-2023 chính thức kết thúc, cao hơn nhiều mức trung bình 5 năm là 34,8%. Nhờ đó, giá khí thiên nhiên trung bình ở châu Âu vào tháng 3/2023 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 7/2021.
 
Nhưng các nhà phân tích cũng cho rằng, năm 2023 ngành Công nghiệp sơn châu Âu có thể gặp phải những vấn đề về tiêu thụ sản phẩm, do áp lực lạm phát mạnh bắt buộc người tiêu dùng phải điều chỉnh lại kế hoạch chi tiêu của mình. Ở một phạm vi nhất định, điều đó có thể được nhìn nhận như hậu quả của cuộc khủng hoảng năng lượng trong năm trước, đặc biệt là khi các quốc gia với tỷ lệ lạm phát cao nhất ở Đông Âu lại là những quốc gia phụ thuộc nhiều nhất vào nhập khẩu dầu khí từ Nga.
 
Ví dụ, dữ liệu của cơ quan thống kê EU cho thấy những quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao nhất trong số các quốc gia EU là Hunggari (25,6%), Latvi (17,2%), Cộng hòa Séc (16,5%). Trong khi đó, các quốc gia như Extonia (15,6%), Ba Lan và Litva (đều 15,2%) cũng có tỷ lệ lạm phát cao.
 
Theo Euromonitor International, do áp lực kéo dài của lạm phát lên sức mua của người tiêu dùng, chi tiêu của các hộ gia đình châu Âu dự kiến sẽ giữ ở mức thấp, dẫn đến nhu cầu yếu đối với sản phẩm sơn sử dụng trong nhiều loại hàng tiêu dùng khác nhau. Các chuyên gia của Euromonitor International dự báo, giá trị sản lượng thực tế của ngành công nghiệp sơn châu Âu trong năm 2023 dự kiến sẽ giảm 1,1% do sự tăng trưởng của ngành sơn bị kìm hãm trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại, chi phí gia tăng và những bất ổn vẫn tiếp diễn trên thị trường năng lượng.
 
Kết quả mới nhất từ cuộc khảo sát doanh nghiệp hàng tháng của Ủy ban châu âu cũng xác nhận nhu cầu hóa chất trong khu vực và trên toàn cầu đang suy yếu khi những tháng qua các nhà sản xuất hóa chất EU đứng trước những thách thức của sự suy giảm đơn đặt hàng ở trong nước và từ nước ngoài, trong khi đó lượng sản phẩm hoàn thiện tồn kho tăng mạnh.