Trong hơn 3 thập kỷ qua, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã luôn giữ vững vị thế chủ đạo trong ngành công nghiệp khí Việt Nam, lá cờ đầu của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Sự đổi mới, sáng tạo, đón đầu xu thế chính là đòn bẩy đưa PV GAS vươn tầm khu vực và thế giới.
Trong đó, “hành trình năng lượng xanh” là một chặng đường dài và đầy gian nan, thách thức kể từ khi ý tưởng về việc nhập khẩu LNG được nhen nhóm lên vào năm 2007.
Suốt 16 năm kể từ thời điểm đó, PV
GAS không chỉ nỗ lực trong việc đảm bảo an ninh năng lượng Quốc gia mà còn luôn “đau đáu” và thôi thúc thực hiện công cuộc chuyển dịch năng lượng xanh. Sắp tới, PV
GAS sẽ khánh thành và chính thức đưa vào hoạt động công trình Kho cảng LNG đầu tiên và lớn nhất Việt Nam. Nguồn LNG sẽ hòa nhập vào dòng chảy khí của PV
GAS để phục vụ sản xuất điện, đạm và các mục tiêu công nghiệp khác.
Ở thời điểm hiện tại, PV
GAS đã chứng minh được tiềm lực, năng lực đáng tin cậy của mình trên “hành trình năng lượng xanh” khi là doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu LNG đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam.
Hãy cùng điểm lại những cột mốc quan trọng trong hành trình 16 năm chuẩn bị cho hoạt động nhập khẩu và kinh doanh LNG của PV
GAS.
Giai đoạn khởi nguồn
LNG (Liquefied Natural Gas) hay còn gọi là khí thiên nhiên hóa lỏng đã được sử dụng từ lâu trên thế giới, có thể kể đến các quốc gia có trữ lượng LNG lớn trên thế giới như Qatar, Nhật, Nga, Úc. Với đặc tính sạch, bền vững, thân thiện với môi trường, có hiệu suất cao, tiết kiệm tài nguyên, độ linh hoạt trong cân đối nhu cầu, LNG sẽ giúp giảm áp lực lên các nguồn khí nội địa, đa dạng hóa nguồn năng lượng, giảm thiểu rủi ro an ninh năng lượng, cũng như tạo ra nhiều cơ hội cho phát triển kinh tế - xã hội.
Phù hợp với xu thế của thế giới và trong bối cảnh nguồn khí trong nước suy giảm mạnh, việc nhập khẩu LNG là hướng đi đúng đắn, bổ sung kịp thời lượng khí thiếu hụt trong cơ cấu năng lượng quốc gia. PV
GAS với sứ mệnh tiên phong đã tìm hiểu, nghiên cứu, xúc tiến các công tác chuẩn bị đưa LNG về Việt Nam từ những năm 2007. Tổng công ty đã phối hợp với Wood Mackenzie, World Bank…cũng như những nhà cung cấp LNG uy tín và có năng lực trên thế giới, để đánh giá thị trường LNG.
PV
GAS cũng đã thành lập Chi nhánh kinh doanh LNG (PV
GAS LNG) với các chức năng tổ chức phân phối và kinh doanh các sản phẩm khí khô, khí LNG, condensate; xuất nhập khẩu LNG, condensate; đồng thời cũng kinh doanh dịch vụ vận chuyển các sản phẩm khí; thu gom, vận chuyển, tàng trữ khí và sản phẩm khí.
Từ đó, PV
GAS đã từng bước xác định rõ lộ trình đầu tư xây dựng, đưa ra định hướng chiến lược tổng thể cho hoạt động nhập khẩu và kinh doanh loại năng lượng mới này tại Việt Nam. LNG được nhận định sẽ là bước chuyển mình lớn của PV
GAS với những cơ hội kinh doanh trong và ngoài nước đầy tiềm năng.
Tuy nhiên, để nhập được khí LNG, đó lại một câu chuyện đầy thách thức bởi yêu cầu công nghệ phức tạp và đòi hỏi sự đầu tư rất lớn; hơn nữa LNG là nguồn nhiên liệu mới cho nên mặc dù PV
GAS và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã xây dựng Chiến lược nhập khẩu khí LNG nhưng việc này đã vấp phải những khó khăn vô cùng lớn, bởi đây là một thị trường mới, Việt Nam chưa có cơ chế chính sách gì cho loại khí siêu lạnh này.
Giai đoạn đầu tư xây dựng
Sau gần 10 năm hoàn thiện các thủ tục, PV
GAS đã khởi công dự án LNG 1 MMTPA Thị Vải với công suất qua kho giai đoạn 1 là 1 triệu tấn LNG/năm. Hệ thống Kho cảng LNG Thị Vải được thiết kế và thi công bằng những công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới, bởi các nhà thầu có kinh nghiệm hàng đầu Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh Quốc. Giai đoạn 1 có khả năng tiếp nhận được tàu LNG trọng tải lên đến 100.000 tấn với các hạng mục chính gồm: bồn chứa LNG có sức chứa 180.000 m3 với các thiết bị công nghệ được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế hiện đại nhất, hệ thống trạm nạp xe bồn, trạm giảm áp và hệ thống đường ống dẫn khí kết nối.
Sau khi khởi công, toàn công trường lao vào làm 3 ca. Tuy nhiên, cũng lúc đó đại dịch Covid – 19 bắt đầu xuất hiện và sau đó là bùng phát mạnh tạo nên vô số những rào cản trong quá trình thi công xây dựng. Các nước châu Âu, châu Mỹ, Đông Á đều đóng cửa hoặc phong tỏa văn phòng, công xưởng, nhà máy gây ảnh hưởng đến tiến độ thiết kế và sản xuất, chế tạo vật tư, thiết bị chính của các dự án. Đặc biệt, khi đại dịch bùng phát mạnh mẽ trong nước, công tác thi công, chạy thử bị đình trệ khi không thể huy động máy móc, thiết bị và đặc biệt là nhân sự đến công trường. Mặc cho những cản trở của dịch bệnh và giãn cách xã hội, với những nỗ lực của CBCNV PV
GAS và nhà thầu Samsung Engineering, dự án vẫn hoàn thiện về mặt kỹ thuật.
Giai đoạn chuẩn bị sẵn sàng
Năm 2023 cũng là năm đã ghi nhận nhiều cột mốc đặc biệt, khi các công đoạn chuẩn bị đều được hoàn tất và đạt kết quả ấn tượng.
PV
GAS đã phát hành Hồ sơ chào mua LNG phục vụ công tác chạy thử và vận hành thương mại của Kho LNG 1MMTPA tại Thị Vải. PV
GAS đã nhận được sự quan tâm của đông đảo các Nhà cung cấp LNG có uy tín trên thế giới.
Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định chứng nhận Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV
GAS) đủ điều kiện thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LNG đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam, đánh dấu một bước phát triển mới của PV
GAS trong lĩnh vực kinh doanh khí.
PV
GAS chính thức ký kết Xác nhận mua hàng với nhà cung cấp Shell – Tập đoàn năng lượng quốc tế, nhà cung cấp LNG hàng đầu thế giới về việc cung cấp chuyến LNG đầu tiên đến Việt Nam.
Sau đó, PV
GAS thành công đưa dòng khí đầu tiên vào đường ống dẫn khí Thị Vải – Phú Mỹ tại trạm van Hội Bài, Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, hoàn thành công trình Trạm giảm áp Thị Vải, kết nối với Kho cảng LNG để cung cấp khí tái hóa áp suất thấp (25 barg) cho các khách hàng trong khu công nghiệp Cái Mép, khu công nghiệp Phú Mỹ 3 và khu vực lân cận. PV
GAS cũng nhận bàn giao cầu cảng số 1 của Bến cảng xăng dầu PETEC Cái Mép từ Tổng Công ty Thương mại kỹ thuật và đầu tư (PETEC). Đây là hạng mục hết sức quan trọng của Hệ thống Kho cảng LNG Thị Vải, được PV
GAS đầu tư, nâng cấp để tiếp nhận tàu LNG trọng tải lên đến 100.000 DWT.
Dự án LNG 1 MMTPA Thị Vải hoàn thành các công tác chuẩn bị và sẵn sàng đón chuyến tàu nhập khẩu LNG đầu tiên. Hệ thống Kho cảng LNG Thị Vải đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong nước và quốc tế, cũng như các yêu cầu về an toàn vận hành thông qua quá trình thẩm định chuyên sâu; được đánh giá cao bởi độ chi tiết, tính khả thi và chặt chẽ giữa các khâu hoạt động.
Con tàu LNG đầu tiên đến Việt Nam mang tên Maran Gas Achilles, đã trải qua một hành trình vượt đại dương cập bến kho cảng Thị Vải và hoàn thành quá trình làm hàng khoảng 7 ngày. Cuối cùng, PV
GAS đã thực hiện hoàn tất các công tác chạy thử toàn bộ hệ thống.
PV
GAS tiến hành công tác bàn giao chuỗi dự án Kho cảng LNG Thị Vải và đường ống dẫn khí LNG tái hóa Thị Vải - Phú Mỹ cho các đơn vị vận hành để chuẩn bị vận hành chính thức, nhằm khai thác công trình một cách an toàn, liên tục và hiệu quả trong thời gian tới.
Sắp tới đây, Công trình Kho cảng LNG Thị Vải sẽ được khánh thành và chính thức đi vào hoạt động. Việc đưa vào hoạt động Hệ thống Kho cảng LNG Thị Vải, toàn bộ hệ thống Kho cảng PV
GAS Vũng Tàu sẽ trở thành “tài sản” có giá trị đặc biệt quan trọng và lý tưởng trong cung cấp khí tái hóa, đảm bảo duy trì cung cấp khí cho các khách hàng hiện hữu và các khách hàng, các dự án nhà máy điện,… góp phần thực hiện các mục tiêu, định hướng của Đảng, Chính phủ về năng lượng quốc gia và ngành công nghiệp khí.