• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.239,26 -12,45/-0,99%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.239,26   -12,45/-0,99%  |   HNX-INDEX   230,84   -1,58/-0,68%  |   UPCOM-INDEX   92,57   -0,38/-0,41%  |   VN30   1.281,37   -12,93/-1,00%  |   HNX30   498,07   -6,06/-1,20%
17 Tháng Chín 2024 3:16:33 SA - Mở cửa
Doanh nghiệp cần làm gì để đề phòng 'cú sốc' chuỗi cung ứng?
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 10/11/2023 3:02:10 CH
Đi cùng với khó khăn chung của thương mại toàn cầu thì hàng loạt vấn đề liên quan tới chuỗi cung ứng đã và đang liên tục gây sức ép lên các doanh nghiệp Việt Nam. Thực tế này đặt ra yêu cầu cấp thiết liên quan tới việc quản trị chuỗi cung ứng sao cho vừa lâu dài vừa bền vững.
 
Theo Báo cáo khảo sát động thái doanh nghiệp Việt Nam quý II/2023 của VCCI, một trong những vấn đề mà doanh nghiệp phải đối mặt trong 6 tháng đầu năm là khó khăn về chuỗi cung ứng, bao gồm thiếu hụt nguồn cung, tắc nghẽn, gián đoạn vận tải,... Đáng nói, trong khi các doanh nghiệp thành công thường có sự chuẩn bị kỹ càng thì các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) lại lựa chọn bỏ qua hoặc không đủ nguồn lực để đối phó với những rủi ro trong chuỗi cung ứng.
 
Một khi rủi ro xảy ra, người chịu thiệt hại trực tiếp là khách hàng. Bởi, doanh nghiệp chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ, song, nếu doanh nghiệp cung cấp không đủ thì cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang tự đánh mất sự ủng hộ và hài lòng của khách hàng. Thậm chí, khách hàng khi đó có thể lựa chọn dịch vụ của các doanh nghiệp đối thủ, còn doanh nghiệp không làm tốt lại rơi vào “tam tai” mất uy tín, mất doanh thu và mất lợi nhuận.

 
Quản trị chuỗi cung ứng để đảm bảo tính liên tục và ổn định trong chuỗi cung ứng.
 
Trước đó, doanh nghiệp có thể chưa nhìn thấy nhiều rủi ro bởi họ đang hoạt động một cách “phẳng lặng”. Song, sau khi đại dịch COVID-19 tác động mạnh mẽ lên sự ổn định vô hình đó, họ mới có thể nhìn ra hàng loạt lỗ hổng trong quản trị chuỗi cung ứng của mình. Chính vì vậy, đối với các doanh nghiệp, việc xác định rủi ro trong chuỗi cung ứng không bao giờ là thừa thãi.
 
Tại hội thảo “Quản lý rủi ro và phát triển chuỗi cung ứng” vừa diễn ra, bà Trần Lê Hồng Vân - Chuyên gia và giảng viên thỉnh giảng về chủ đề chuỗi cung ứng và chiến lược mua hàng, nhận định cần phân tích rủi ro dựa trên các mức độ từ tối quan trọng, quan trọng đến vừa phải. Rủi ro khác với vấn đề, bởi rủi ro mang tính hệ thống, ảnh hưởng nhiều đến chuỗi cung ứng và cần được giải quyết dựa trên kế hoạch dài hạn còn vấn đề chỉ cần giải quyết ngắn hạn trong một giai đoạn.
 
Trong đó, rủi ro có thể xuất phát từ các vấn đề như: thiếu hụt nguồn cung, rủi ro về biến động giá, rủi ro về chất lượng hàng, rủi ro về tồn kho và vận chuyển. Theo đó, để quản lý những rủi ro này cần xoay quanh quy trình 4 bước, đó là xác định rủi ro, sau đó phân tích rủi ro, từ đây đề ra chiến lược đối phó rủi ro và cuối cùng căn cứ vào chiến lược đó để kiểm soát rủi ro.
 
Cũng theo bà Vân, khi nhu cầu thị trường thay đổi thì yêu cầu của khách hàng cũng càng cao. Nếu doanh nghiệp không đáp ứng được sẽ ngay lập tức đứt gãy khỏi chuỗi cung ứng. Do đó, trong quản trị chuỗi cung ứng không nên chỉ dừng lại ở một giải pháp mà cần bổ sung nhiều giải pháp để đối phó với rủi ro. Hay nói cách khác, muốn nguồn cung doanh nghiệp luôn dồi dào cần hướng đến đa dạng hoá nguồn cung cấp và xây dựng mạng lưới nguồn cung cấp.
 
“Quản trị chuỗi cung ứng để đảm bảo tính liên tục và ổn định trong chuỗi cung ứng. Khi chúng ta đã có quản trị thì các rủi ro dù không thể mất đi hoàn toàn nhưng sẽ giảm đi rất nhiều”, bà Vân cho biết thêm.
 
Trong khi đó, bà Đoàn Phương Thúy - người sáng lập thương hiệu King Craft Việt, khẳng định “Tham gia hội chợ cũng là một kênh để mở rộng hệ thống phân phối, từ đó bổ sung thêm các nhà bán hàng và các kênh trung gian cho doanh nghiệp. Việc chúng ta quản lý khách hàng không chỉ sau hội chợ mà còn đến khách hàng của doanh nghiệp về sau cũng góp phần đảm bảo hệ thống kinh doanh được diễn ra một cách trôi chảy hơn ”.
 
Lý giải về nhận định này, bà Thúy cho biết, so với các kênh marketing khác, việc tham gia hội chợ tạo cơ hội cho khách hàng tiếp cận thông tin và trải nghiệm trực tiếp sản phẩm, các DNNVV có dịp giao lưu và học hỏi từ chuyên gia cũng như các doanh nghiệp cùng lĩnh vực thành công đi trước. Hơn thế nữa, việc tham quan các gian hàng trong hội chợ cũng là một cách khảo sát thị trường, đồng thời quảng bá và nhận phản hồi chân thực từ khách hàng.
 
Tuy nhiên, để có thể tham gia hội chợ một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần đề ra các tiêu chí dựa trên ngân sách và thời gian của mình. Đặc biệt là trả lời câu hỏi về vai trò và tầm quan trọng của hội chợ với việc phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể cân nhắc hội chợ đó có những 'ông lớn' đầu ngành nào, có những doanh nghiệp nào, có đối thủ cạnh tranh tham gia không, có những thương hiệu nào hay có chuyên gia trong lĩnh vực tham gia không?
 
Thay vì chỉ thực hiện một cách miễn cưỡng để tồn tại trong chuỗi cung ứng, nếu doanh nghiệp có sự chuẩn bị kỹ lưỡng quy trình trước, trong, sau hội chợ thì việc tận dụng sự thành công của kênh marketing này cũng sẽ trở thành những lợi thế lâu dài, là nền tảng bền vững với doanh nghiệp thực hiện.
 
Nhìn chung, rủi ro trong chuỗi cung ứng là điều không thể tránh khỏi và không bao giờ biến mất hoàn toàn, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và công nghệ phát triển tốc độ cao thì rủi ro còn xuất hiện nhiều hơn. Bởi rõ ràng, đối với các doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng, quản lý rủi ro có liên quan mật thiết, thậm chí quyết định trực tiếp đến việc phát triển và tối ưu nguồn cung ứng của doanh nghiệp.