• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.243,98 +2,01/+0,16%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 12:45:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.243,98   +2,01/+0,16%  |   HNX-INDEX   223,86   +0,77/+0,34%  |   UPCOM-INDEX   92,26   +0,30/+0,33%  |   VN30   1.302,32   +1,26/+0,10%  |   HNX30   476,68   +2,41/+0,51%
28 Tháng Mười Một 2024 12:45:54 CH - Mở cửa
Cao Bằng thúc đẩy phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Nguồn tin: Asean Times | 16/12/2023 12:50:00 CH
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KTXH vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình 1719) là động lực để phát triển KTXH, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân của vùng dân tộc thiểu số ở Cao Bằng.
 
Cao Bằng là tỉnh miền núi, biên giới có điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, với 10% diện tích đất nông nghiệp, 90% đất rừng núi, tỷ lệ người dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 95% dân số, trong đó, dân tộc Tày chiếm 40,83%, Nùng 29,81%, Mông 11,65%, Dao 10,36%, Sán Chỉ 1,49%, Lô Lô 0,54%. Cao Bằng có tới 161 xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
 
Toàn tỉnh có 1.462 thôn, bản của 161 xã thuộc 10 huyện, thành phố thụ hưởng Chương trình 1719, với 10 dự án, 13 tiểu dự án, 15 nội dung, trong đó, ưu tiên nguồn lực của chương trình đầu tư cho các xã, thôn thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn, xã an toàn khu.
 
Cao Bằng đặt mục tiêu đến hết năm 2025, thu nhập bình quân của người DTTS tăng trên 2 lần so với năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS bình quân mỗi năm giảm từ 4% trở lên, phấn đấu 62 xã và 24 thôn ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn; 85% chiều dài các tuyến đường huyện, đường xã được nhựa hóa/bê tông hóa mặt đường; hoàn thành cơ bản công tác định canh, định cư; sắp xếp, bố trí ổn định 90% số hộ di cư không theo quy hoạch; 100% đồng bào DTTS tham gia bảo hiểm y tế; 50% lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với điều kiện của người DTTS…
 
Giai đoạn 2021-2025, tỉnh Cao Bằng đề ra kế hoạch vốn thực hiện Chương trình DTTS là gần 7.500 tỷ đồng, trong đó năm 2022 đã thực hiện được trên 820 tỷ đồng. Dự kiến nguồn lực và khả năng huy động nguồn lực thực hiện chương trình năm 2023 là hơn 1.500 tỷ đồng.
 
Cao Bằng đặc biệt chú trọng đến công tác hỗ trợ đồng bào DTTS trên các địa bàn khó khăn, mở rộng sinh kế, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, từ đó nâng cao đời sống người dân, từng bước giảm nghèo.
 
Để triển khai, chính sách tín dụng ưu đãi từ chương trình DTTS cần kịp thời và hiệu quả. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã phối hợp với chính quyền địa phương các cấp rà soát, tổng hợp, phê duyệt danh sách các đối tượng thụ hưởng, giúp đồng bào DTTS có nguồn vốn phát triển sản xuất, chuyển đổi nghề, đẩy mạnh truyên truyền, tư vấn cho các hộ gia đình lựa chọn cách thức đầu tư phù hợp, từ đó vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
 
Những chính sách vay vốn tập trung vào hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề; đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý và phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị. Đối tượng vay là hộ nghèo DTTS hoặc hộ nghèo dân tộc Kinh cư trú hợp pháp ở xã, thôn đặc biệt khó khăn…
 
Cao Bằng cũng ưu tiên đầu tư hoàn thiện, phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh. Tập trung giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức thiết về đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, sắp xếp, di dời, bố trí ổn định dân cư cư trú phân tán ở xóm vùng cao, nhất là vùng nguy cơ cao về thiên tai.
 
Đồng thời, chú trọng hỗ trợ khôi phục, phát triển các làng nghề truyền thống và xây dựng các chuỗi sản xuất có quy mô lớn sản xuất như: Làng nghề làm hương thảo mộc, làm đường phên, làm hương Phia Thắp, làm rèn Phúc Sen, Làng nghề làm giấy bản Quốc Dân... nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống, thúc đẩy phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
 
 
 
Chia sẻ với Mekong ASEAN, ông Hoàng Xuân Ánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng cho biết, từ nguồn vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia, các cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh, Cao Bằng đã triển khai một số mô hình đạt hiệu quả như: Mô hình trồng các loại cây làm gia vị, người dân liên kết sản xuất với một số doanh nghiệp triển khai trồng một số cây như gừng, nghệ, ớt, tỏi, sả... tại các huyện Hoà An, Hà Quảng... để chế biến, dùng làm gia vị phục vụ cho thị trường trong nước và đã xuất khẩu sang một số thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, một số nước Châu Âu...
 
Hay mô hình trồng thuốc lá nguyên liệu, được liên kết giữa doanh nghiệp và người dân trong nhiều năm nay, trong đó doanh nghiệp thực hiện ký kết hợp đồng, hỗ trợ các vật tư đầu vào (giống, phân bón...) và tiêu thụ sản phẩm cho người dân. Định hướng đến năm 2030, nâng tổng diện tích thuốc lá lên 6.000 - 7.000 ha, tiếp tục thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư, tiêu thụ sản phẩm gắn với sơ chế, chế biến sâu sản phẩm Thuốc lá.
 
Hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, tập trung, Cao Bằng xác định hướng đi phát triển nông nghiệp thông minh, sản xuất hàng hóa gắn với chế biến, phát huy lợi thế của hàng loạt nông sản đặc hữu có tiếng trên địa bàn dựa trên đặc điểm tình hình của mỗi địa phương với mục tiêu sản xuất ra nông sản sạch, chất lượng cao, có giá trị thương mại cao.
 
Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng cũng cho biết, mô hình trồng cây trúc sào, được trồng tập trung tại các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số (như huyện Nguyên Bình, Bảo Lạc, Hà Quảng...). Hiện nay, đã có “Chỉ dẫn địa lý” đối với sản phẩm trúc sào và có 02 sản phẩm (chiếu trúc, chiếu trúc hoạt tính) đạt chứng nhận OCOP 4 sao…
 
Các dự án, kế hoạch liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản đã giúp nâng cao lợi ích của các thành phần tham gia chuỗi giá trị, đặc biệt là đối với người nông dân là đồng bào DTTS, góp phần tăng quy mô sản xuất hàng hóa, áp dụng quy trình sản xuất hiện đại và nâng cao năng lực quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất, tạo ra những chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, có truy xuất nguồn gốc, đáp ứng yêu cầu của thị trường.
 
Đặc biệt, tỉnh Cao Bằng còn tích cực đưa sản phẩm lên nhiều sàn thương mại điện tử (TMĐT). Đến nay, đã có hàng trăm sản phẩm nông sản của Cao Bằng đã tham gia sàn thương mại điện tử như: Thạch đen, lạp sườn, hạt dẻ, miến dong, bún khô, bí thơm, dao Phúc Sen, trà, nhóm mặt hàng tinh dầu…
 
Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, số lượng giao dịch tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa trên các sàn thương mại điện tử đã tăng đáng kể, mang lại doanh thu không nhỏ và tạo được danh tiếng nhất định cho sản phẩm nông sản thế mạnh địa phương. Đây cũng là con đường để Cao Bằng thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn.
 
NGỌC LINH – THUỲ DƯƠNG