• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.239,26 -12,45/-0,99%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.239,26   -12,45/-0,99%  |   HNX-INDEX   230,84   -1,58/-0,68%  |   UPCOM-INDEX   92,57   -0,38/-0,41%  |   VN30   1.281,37   -12,93/-1,00%  |   HNX30   498,07   -6,06/-1,20%
17 Tháng Chín 2024 3:12:19 SA - Mở cửa
Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc và Hồng Kông: Cơ hội nhiều nhưng cạnh tranh gay gắt
Nguồn tin: Thương trường | 24/12/2023 5:15:00 CH
Tại thị trường Trung Quốc, tôm Việt phải cạnh tranh với những nguồn cung giá rẻ như Ấn Độ, Ecuador và từ chính các nhà chế biến tôm nội địa Trung Quốc.
 
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu  thủy sản (VASEP) cho biết trong tháng 11, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc và Hong Kong đạt 52 triệu USD, giảm 24% so với tháng 11/2022.
 
Nhu cầu của thị trường này không ổn định, chỉ tăng trưởng dương từ tháng 6 đến tháng 8, còn lại các tháng khác đều giảm. Tuy nhiên, mức độ sụt giảm đang dần thu hẹp lại so với những tháng đầu năm. Trung Quốc và Hong Kong cũng là thị trường có mức sụt giảm thấp nhất trong số các thị trường nhập khẩu chính.
 
 
Tính chung 11 tháng năm 2023, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc và Trung Quốc đạt 569 triệu USD, giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái.
 
“Nhu cầu nhập khẩu tôm Việt Nam của thị trường Trung Quốc và Hồng Kông không chỉ phụ thuộc tình hình tăng trưởng kinh tế, lượng tồn kho tại nước này mà còn phụ thuộc nhiều vào nguồn cung giá rẻ từ Ecuador”, Vasep nhận định.
 
“Nhu cầu nhập khẩu tôm của Trung Quốc vẫn tăng mạnh nhưng do có quá nhiều nguồn cung “đổ xô” vào thị trường này với giá chào thấp. Nên tôm Việt Nam khó cạnh tranh về giá. Tháng cuối năm nay, xuất khẩu tôm Việt sang thị trường này dự kiến vẫn giảm so với cùng kỳ”.
 
Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc và Hồng Kông dao động từ 543 triệu USD năm 2019 đến 664 triệu USD năm 2022. Trong 5 năm qua, xuất khẩu tôm sang thị trường này dao động không ổn định nhưng thị trường này vẫn duy trì là thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ 3 của Việt Nam sau Mỹ và Nhật Bản. Mặc dù, xuất khẩu tôm sang thị trường Trung Quốc và Hồng Kông năm 2023 giảm so với năm 2022 (năm mà kim ngạch xuất khẩu tôm đạt kỷ lục) nhưng vẫn tăng so với các năm trước đó.
 
 
 
Dịch COVID-19 đã chấm dứt, kinh tế Trung Quốc có tín hiệu tích cực, nhu cầu tôm sú, tôm chân trắng đang hồi phục. Vị thế địa lý gần thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc về chi phí logistics.
 
“Trung Quốc đang đẩy mạnh việc phục hồi kinh tế nhưng có vẻ họ không dành nhiều ngân sách cho sản xuất thuỷ sản nội địa. Bởi, Trung Quốc không coi đây là ngành hàng chủ lực có lợi nhuận cao. Do đó, đây là cơ hội cho Việt Nam tăng xuất khẩu vào thị trường này”, VASEP nhận định.
 
Các chuyên gia kinh tế đánh giá Trung Quốc sẽ ngày càng phụ thuộc vào thủy sản nhập khẩu, giống như mô hình các nước phương Tây.
 
Lượng tiêu thụ tôm của Trung Quốc lớn, thậm chí hơn cả Mỹ và Châu Âu. Trong năm 2023, ước tính nước này nhập khẩu lượng tôm khổng lồ lên tới 1 triệu tấn, chủ yếu là để chế biến, tiêu thụ trong nước, xuất khẩu gần như không đáng kể.
 
Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam khẳng định nước này sẵn sàng mở rộng nhập khẩu các mặt hàng thuỷ sản, nông sản của Việt Nam. Phát biểu trên được đưa ra trong bối cảnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mới có chuyến thăm Việt Nam, mở ra nhiều triển vọng tươi sáng trong quan hệ hợp tác thương mại giữa hai nước.
 
“Trung Quốc là thị trường mục tiêu của nhiều nước xuất khẩu tôm như Ecuador, Ấn Độ với nguồn cung tôm nguyên liệu giá rẻ nên tôm Việt Nam phải chịu áp lực cạnh tranh về giá. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh từ chính các nhà chế biến tôm tại thị trường nội địa Trung Quốc”, VASEP cho biết.
 
Để tận dụng những cơ hội từ Trung Quốc, hoạt động giao thương B2B cần được tăng cường hơn nữa, trong đó giao thương cấp địa phương cần được quan tâm hơn. Ngoài ra, cần có sự trao đổi, chia sẻ thông tin về nhu cầu và quy định thị trường, đặc biệt khi có những thay đổi về chính sách xuất nhập khẩu.