• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,83 -1,38/-0,11%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,83   -1,38/-0,11%  |   HNX-INDEX   225,29   -0,03/-0,02%  |   UPCOM-INDEX   92,44   0,00/0,00%  |   VN30   1.309,18   +0,35/+0,03%  |   HNX30   482,13   +0,21/+0,04%
04 Tháng Mười Hai 2024 12:25:56 SA - Mở cửa
“Quốc hội, Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào tiếp tục hỗ trợ để các công ty cao su tại Lào hoàn thành nhiệm vụ”
Nguồn tin: Tạp chí Cao su Việt Nam | 07/12/2023 5:10:00 CH
Đó là đề xuất của ông Lê Thanh Hưng – TGĐ VRG tại buổi làm việc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta gặp mặt các doanh nghiệp Việt Nam tại Lào, vào tối ngày 5/12.
 
 
Ông Dương Đình Bảng – Trưởng Văn phòng đại diện VRG tại Lào, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Lào (thứ 6 từ trái sang) và ông Ngô Quyền – TGĐ Công ty CPCS Việt – Lào (thứ tư từ trái sang) cùng đại diện doanh nghiệp Việt Nam tại Lào chụp ảnh lưu niệm cùng Chủ tịch Quốc hội
 
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Lê Thanh Hưng cho biết, nhằm phát triển diện tích cao su tại nước CHDCND Lào theo chủ trương đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận. Đến nay, VRG đã thành lập 6 công ty, trong đó có 5 công ty con và 1 công ty liên kết bao gồm: Công ty TNHH Bolykhamxay Hà Tĩnh, Công ty TNHH MTV VRG Oudomxay, Công ty TNHH Cao su Quavan, Công ty CP Quasa Geruco, Công ty CP Cao su Việt Lào và Công ty CP Cao su Dầu Tiếng Việt Lào để thực hiện 7 dự án trồng cao su trên địa bàn 5 tỉnh: Bolykhamxay, tỉnh Salavan, tỉnh Oudomxay, tỉnh Champasak, tỉnh Savanaket; với tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài 146,571 triệu USD.
 
Được sự quan tâm hỗ trợ của Lãnh đạo Quốc hội, Chính phủ và các Bộ ngành của 2 nước Việt Nam – Lào, đến nay Tập đoàn đã đầu tư và trồng được 26.368 ha cao su. Tổng diện tích cao su đã đưa vào khai thác 21.836 ha, dự kiến năm 2023 thu hoạch khoảng 37.550 tấn mủ quy khô và chế biến các sản phẩm mủ nguyên liệu theo nhu cầu thị trường để tiêu thụ, dự kiến doanh thu đạt 46,937 triệu USD, lợi nhuận khoảng 10,352 triệu USD.
 
Trong 3 năm trở lại đây, chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận của các dự án trồng, chăm sóc, chế biến cao su tại Lào có xu hướng tăng nhờ diện tích vườn cây đưa vào khai thác tăng, sản lượng mủ khai thác tăng dần qua các năm (do đặc tính sinh lý của cây cao su khi mới đưa vào khai thác có năng suất thấp nhưng theo thời gian sản lượng sẽ tăng dần). Tính lũy kế đến thời điểm ngày 31/12/2022 các dự án mang lại hiệu quả cho nhà đầu tư là 40,433 triệu USD, bằng 27,58% số vốn đã đầu tư; chưa bao gồm 9,668 triệu USD là lợi nhuận chưa phân phối kết dư và được thực hiện trong năm 2023.
 
 
Tổng số lao động hiện tại của các đơn vị tính đến nay là 5.296 người. Các đơn vị thành viên luôn chi trả đầy đủ các chế độ chính sách cho NLĐ về tiền lương, phụ cấp, BHXH, BHTN, BHYT… theo quy  định của nước sở tại và hợp đồng đã ký. Các doanh nghiệp của Tập đoàn không chỉ đầu tư riêng cho dự án mà còn thực hiện đầu tư các công trình hạ tầng xã hội trong và ngoài vùng dự án như đã đầu tư các công trình phúc lợi an sinh tại vùng dự án bao gồm Trạm y tế, nhà ở công nhân, trường học, đường giao thông, hệ thống điện, công trình tôn giáo góp phần cải thiện bộ mặt nông thôn, vùng sâu, vùng xa của nước bạn… góp phần phát triển kinh tế – xã hội, từng bước cải thiện đời sống nhân dân trong vùng dự án. Quan trọng nhất là đã thay đổi được tập quán sống du canh du cư, dần quen với định canh, định cư, sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, quy mô công nghiệp.
 
 
Ông Lê Thanh Hưng – TGĐ VRG phát biểu tại buổi làm việc
 
Với những thành tựu đạt được khá toàn diện, tuy nhiên trong quá trình hoạt động các công ty của Tập đoàn gặp một số khó khăn, vướng mắc như: Thứ nhất, với quy trình kỹ thuật cây cao su, thời gian kiến thiết cơ bản kéo dài từ 6 năm – 8 năm và thời gian khai thác mủ cao su là 20 năm. Như vậy, một chu kỳ đầu tư và kinh doanh của vườn cây cao su có thời gian kéo dài từ 26 năm tới 28 năm, trong khi thời gian cho thuê đất của các dự án hiện không đảm bảo để thực hiện tối thiểu 2 chu kỳ (các công ty đều có thời hạn thuê từ 30 – 35 năm). Trong khi doanh nghiệp đã thực hiện đầu tư rất cao gồm: đầu tư hạ tầng, khai hoang, đầu tư văn phòng, nhà máy chế biến mủ… và giá trị đầu tư như trên là chưa được khấu hao hết ở chu kỳ 1.
 
Thứ hai, tại một số dự án có hiện tượng mất mủ tại vườn cây, việc giải quyết chưa có biện pháp triệt để theo quy định. Mặt khác, việc cấp giấy phép thu mua mủ nguyên liệu cho nhiều cá nhân/tổ chức trong vùng dự án nhưng không có sự kiểm tra, kiểm soát làm cho tình trạng mất mủ càng trở lên phức tạp, gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng không nhỏ tới công tác quản lý và điều hành tại các công ty.
 
Thứ ba, các công ty cao su của Tập đoàn khi có lãi phải nộp 20% thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của nước sở tại. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp phải trích lập 10% quỹ dự phòng tài chính bắt buộc, phần lợi nhuận sau thuế còn lại mới được xem xét chuyển về nước. Tuy nhiên, khi chuyển lợi nhuận về nước, các doanh nghiệp tiếp tục phải đóng thêm 10% thuế cổ tức nên lợi nhuận thực tế khi chuyển về nước còn lại rất thấp, chưa đạt được như kỳ vọng ban đầu.
 
“VRG mong muốn Quốc hội và Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào xem xét, hỗ trợ, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc nêu trên. Đặc biệt có chính sách tài chính và thuế phù hợp (không trích 10 % quỹ dự phòng tài chính, không nộp 10% thuế cổ tức khi chuyển lợi nhuận về Việt Nam), có chính sách ưu đãi về thuế đối với lĩnh vực nông nghiệp đặc biệt trong điều kiện giá bán mủ cao su đang rất thấp như hiện nay nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, gắn bó đầu tư lâu dài, góp phần cho mối quan hệ hữu nghị truyền thống Việt – Lào, Lào – Việt Nam mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững” – TGĐ VRG, nhấn mạnh.
 
 
Ông Dương Đình Bảng – Trưởng Văn phòng đại diện VRG tại Lào, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Lào phát biểu tại buổi làm việc
 
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Dương Đình Bảng – Trưởng Văn phòng đại diện VRG tại Lào, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Lào, cho biết, dự án phát triển cao su tại CHDCND Lào trong thời gian qua của VRG đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo và hỗ trợ rất nhiều của Quốc hội, Chính phủ, các Bộ ngành và các cơ quan có liên quan của 2 nước Việt Nam – Lào.
 
“Có thể khẳng định, hợp tác đầu tư giữa hai nước thời gian qua đã đạt được thành quả nổi bật. Theo số liệu Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào, đến nay, doanh nghiệp Việt Nam (DNVN) đã có 417 dự án đầu tư tại Lào, với tổng vốn đăng ký 4,6 tỷ USD, phân bố tại17/18 tỉnh, thành phố của Lào, vốn thực hiện đạt trên 50%. Về thương mại, năm 2023 tính đến tháng 10, xuất nhập khẩu hai nước đạt 1,2 tỷ USD. DNVN tại Lào đã góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội, đóng góp cho ngân sách nhà nước Lào, tạo nhiều việc làm và tăng thu nhập cho hàng ngàn lao động; trong đó, làm ăn có hiệu quả là lĩnh vực viễn thông, ngân hàng, trồng và chế biến cao su, sản xuất chế biến lương thực thực phẩm…” – ông Dương Đình Bảng, cho biết.
 

Cổ phiếu liên quan

Công ty
Giá
Tin tức