• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
21 Tháng Giêng 2025 8:00:27 SA - Mở cửa
VNZ: 'Siêu' cổ phiếu VNZ: Từ kỳ vọng đến... ảo vọng
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 20/02/2023 8:51:37 SA
Sau khi xô đổ kỷ lục về mức giá cổ phiếu, trở thành cổ phiếu đắt đỏ nhất sàn chứng khoán, "siêu cổ phiếu" VNZ của kỳ lân công nghệ VNG chính thức đáp sàn. Với kết quả kinh doanh “cài số lùi” cùng thị giá cổ phiếu có hiện tượng tạo mô hình “cây thông”, dự báo cổ phiếu VNZ khó có thể tiếp tục gây sóng gió trở lại lần nữa.
 
Đóng cửa phiên cuối tuần (17/2), cổ phiếu VNZ giảm sàn về mức hơn 1,2 triệu đồng/cp. Trước đó, trong phiên 16/12, cổ phiếu VNZ đã không còn giữ được mạch tăng trần như “kịch bản”. Sau khi vượt ngưỡng 1,5 triệu đồng/cp, VNZ bắt đầu đảo chiều. Chốt phiên dừng ở mức giá 1,3 triệu đồng/cp, cao gấp 4,6 lần so với thời điểm lên sàn.
 
Trái chiều kết quả kinh doanh và đà tăng cổ phiếu
 
Thời gian qua, cổ phiếu VNZ trở thành tâm điểm của thị trường với chuỗi 11 phiên tăng trần không ngừng nghỉ sau 1 tháng “bất động” khi lên sàn, đưa cổ phiếu này trở thành cổ phiếu có thị giá cao nhất lịch sử chứng khoán Việt Nam. Theo đó, vốn hóa của VNG đạt gần 39 nghìn tỷ đồng (khoảng 1,7 tỷ USD).
 
Với đà tăng mạnh của cổ phiếu, tài sản của ông Lê Hồng Minh – CEO và là cổ đông lớn sở hữu hơn 3,5 triệu cổ phiếu VNZ cùng những cán bộ nhân viên làm việc tại công ty được mua cổ phiếu ESOP II, III đã nhân giá trị tài sản của mình tới 68 lần.

 
Sau khi xô đổ kỷ lục về mức giá cổ phiếu, "siêu cổ phiếu" VNZ chính thức đáp sàn. (Ảnh: Int)
 
Đáng chú ý, sự tăng giảm của cổ phiếu hầu như luôn diễn ra ngược diễn biến thị trường. Nếu như những ngày qua, cổ phiếu này tăng trần liên tục bất chấp VN-Index chìm trong sắc đỏ và cổ phiếu nhóm công nghệ chịu áp lực điều chỉnh mạnh như FPT, CMC, ICT... cùng dòng tiền thận trọng, thì nay đà giảm của cổ phiếu này diễn biến theo chiều ngược lại.
 
Không chỉ xô đổ kỷ lục về mức giá cổ phiếu, VNG còn lập kỷ lục về một doanh nghiệp thua lỗ nhưng được thị trường trả mức giá lên tới 1,3 triệu đồng/cp kể từ khi lên sàn - kỷ lục lạ thường trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
 
Cụ thể, do các chi phí đều âm mạnh khiến cho VNG lỗ đậm 547 tỷ đồng quý IV vừa qua, lỗ gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
 
Lũy kế cả năm năm 2022, VNG lỗ trước thuế 943 tỷ đồng, lỗ sau thuế 1.315 tỷ đồng, lỗ sau thuế cổ đông công ty mẹ 858 tỷ đồng. Đây không những là số lỗ kỷ lục mà còn là lần đầu tiên cả 3 chỉ tiêu này đều ở mức âm trong lịch sử hoạt động của VNG. Đây cũng là năm đánh dấu năm thứ 4 liên tiếp lợi nhuận của doanh nghiệp giảm sút.
 
Trước đó, từ năm 2018, do đầu tư vào Tiki và ZaloPay, giá vốn hàng bán và chi phí quản lý tăng mạnh khiến tỷ suất lợi nhuận gộp, tỷ suất lợi nhuận trước thuế và tỷ suất EBITDA giảm xuống.
 
SSI Research cho rằng, việc tiếp tục đầu tư vào ZaloPay có thể dẫn đến kết quả không tích cực cho công ty.
 
Nhìn chung, việc cổ phiếu duy trì đà tăng nóng tới mức giá cao nhất trong lịch sử trên thị trường từ khi lên sàn vẫn còn cách rất xa so với những đỉnh cao về mức định giá mà công ty từng chạm tới trong quá khứ như giá 1,86 triệu đồng/cp hồi năm 2019 hay 1,7 triệu đồng/cp vào năm 2021.
 
Vì vậy, giới đầu tư kỳ vọng cổ phiếu còn có thể duy trì đà tăng mạnh, bất chấp tăng trưởng về kết quả kinh doanh – yếu tố tiên quyết là thước đo quan trọng nhất trong việc định giá doanh nghiệp lại “cài số lùi”. Tuy nhiên, việc cổ phiếu đang quay đầu giảm sau chuỗi tăng nóng dấy lên lo ngại về việc cổ phiếu đang thiết lập mô hình “cây thông”.
 
Dấu hiệu “phân phối đỉnh”
 
Trong quá khứ, trên thế giới đã có những thương vụ niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ của các gã khổng lồ công nghệ Đông Nam Á như Grab hay Sea Limited (công ty mẹ của Shopee, Garena) gây chấn động với mức định giá ngất ngưởng. Tuy nhiên, sau hào quang ban đầu, hiện thực dần được phản ánh rõ ràng với những khoản thua lỗ trong kinh doanh. Grab ghi nhận lỗ ròng tới 1,3 tỷ USD trong 9 tháng năm 2022, trước đó đã lỗ ròng hai năm liên tục 2020 và 2021, lần lượt 2,6 tỷ USD và 3,4 tỷ USD. Tương tự, Sea Limited cũng báo lỗ ròng tới 2 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2022.
 
Hậu quả, giá cổ phiếu theo đó "rơi" mạnh từ đỉnh cao cũ do niềm tin nhà đầu tư dần mất đi. So với thời điểm hoàng kim vào tháng 11 năm 2021, giá cổ phiếu công ty mẹ Shopee đã giảm hơn 80% giá trị. Không khá khẩm hơn, vốn hóa của Grab đã giảm gần 60% giá trị kể từ thời điểm IPO cuối năm 2021.
 
Trở lại với cổ phiếu VNZ, Theo quan sát, hầu hết những phiên tăng trần của VNZ đều có chung “kịch bản” chỉ có 100-300 đơn vị được giao dịch, bởi lượng lớn cổ phiếu đang nằm trong tay các cổ đông nước ngoài cũng như các lãnh đạo cao cấp, dẫn tới tỷ lệ freefloat (cổ phiếu trôi nổi tự do) của VNZ tương đối thấp, cho nên thanh khoản gần như rất hiếm.
 
Tuy nhiên, khối lượng giao dịch của VNZ tăng dần qua 4 phiên gần đây, đều trên dưới 6.000 cổ phiếu/phiên. Việc cổ phiếu đang trong xu hướng tăng, nhưng đột ngột có phiên diễn biến không đồng thuận giữa giá và khối lượng giao dịch khiến giới đầu tư lo ngại về hiện tượng “phân phối đỉnh”.
 
Theo ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích Chứng khoán Yuanta, bản chất thị trường chứng khoán là cung cầu, phản ánh vào thanh khoản. Với VNZ, cổ phiếu đi lên không có thanh khoản, thì rủi ro cho người mua là không biết bán cho ai.
 
“Nếu cổ phiếu cứ giảm giá mà thanh khoản không có, mẫu hình cây thông sẽ xuất hiện. Đây là mẫu hình đã xuất hiện ở nhiều cổ phiếu từng "làm mưa, làm gió" trên thị trường. Đến giai đoạn phân phối tạo đỉnh, người mua lướt sóng vội vàng bán ra thì không có thanh khoản”, ông Minh nói.
 
Đáng chú ý, trong quá khứ một số tổ chức đã từng lỗ rất lớn khi mua cổ phiếu VNZ (so với giá mới lên sàn). Cụ thể, năm 2021, Công ty Quản lý quỹ Mirae Asset đã chi 1.228 tỷ đồng để mua cổ phiếu VNG với mức giá 1,7 triệu đồng/cp. Trước đó, VNG đã bán ra 355.820 cổ phiếu quỹ với giá 1,8 triệu đồng/cp cho Temasek, thu về gần 662 tỷ đồng.
 
Mặc dù hiện giờ nhà đầu tư đã kinh nghiệm hơn qua những cú sập mạnh, lại là giai đoạn thị trường nhiều khó khăn, việc cổ phiếu VNZ tăng không thanh khoản rồi tụt dốc bất ngờ cũng khiến nhiều nhà đầu tư nghi ngờ.
 
Tuy nhiên, 3 năm gần đây, nhà đầu tư cá nhân lẫn tổ chức luôn bị mù quáng bởi định giá niềm tin vào các công ty công nghệ và khởi nghiệp. Trên thế giới, bài học về đầu tư vào công ty công nghệ là quỹ Softbank. Ông chủ SoftBank “bỗng dưng” mắc nợ gần 5 tỷ USD vì đầu tư cổ phiếu công nghệ. Cho nên, giới phân tích lưu ý, nhà đầu tư vẫn nên cẩn trọng khi quyết định “bắt đáy” cổ phiếu VNZ.
 

Cổ phiếu liên quan