• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.250,17 +1,06/+0,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 12:15:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.250,17   +1,06/+0,08%  |   HNX-INDEX   222,60   +0,12/+0,06%  |   UPCOM-INDEX   92,99   -0,12/-0,13%  |   VN30   1.315,94   +2,46/+0,19%  |   HNX30   462,84   +0,65/+0,14%
20 Tháng Giêng 2025 12:24:01 CH - Mở cửa
Cổ phiếu chứng khoán khó có khả năng tạo sóng?
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 13/03/2023 8:49:29 SA
Thị trường ngày càng khó đoán khiến các công ty chứng khoán khó khăn hơn trong việc đặt ra mục tiêu kinh doanh năm 2023. Cùng với đó, thanh khoản – yếu tố quan trọng nhất, vẫn còn “nút thắt” dẫn tới khó có thể kỳ vọng vào "con sóng" lớn đối với cổ phiếu nhóm ngành này.
 
Tính đến thời điểm hiện tại, số công ty chứng khoán (CTCK) công bố đặt mục tiêu... đi lùi đang vượt hơn số lên kế hoạch lợi nhuận tăng.
 
Trái chiều kế hoạch kinh doanh
 
Cụ thể, năm 2023, Chứng khoán FPT (FTS) đề ra mục tiêu lãi trước thuế 420 tỷ đồng, giảm 34% so với năm trước. Trong đó, chỉ tiêu tổng doanh thu hoạt động và doanh thu tài chính ở mức 770 tỷ đồng, giảm 26,5% so với năm trước. Lãi trước thuế đã thực hiện đạt 420 tỷ đồng, giảm 34%.
 
 
Tính đến thời điểm hiện tại, số CTCK công bố đặt mục tiêu đi lùi đang vượt hơn số lên kế hoạch lợi nhuận tăng. 
 
Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam (CSI) cũng đặt mục tiêu doanh thu hoạt động 23,5 tỷ đồng, giảm mạnh so với con số thực hiện được năm 2022 là 38%. Trong đó, nghiệp vụ tự doanh giảm một nửa còn 12 tỷ dồng, môi giới giảm một nửa còn 3,5 tỷ đồng; hoạt động khác giữ nguyên, nên lợi nhuận sau thuế giảm nhẹ còn 12 tỷ đồng so với thực hiện năm 2022 là 12,7 tỷ đồng.
 
Chứng khoán Bản Việt (VCI) đưa ra kế hoạch năm 2023 với chỉ tiêu doanh thu đạt 3.246 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 1.000 tỷ đồng – giảm nhẹ 5,6% so với kết quả thực hiện năm 2022.
 
Trước đó, năm 2022, VCI đạt doanh thu hoạt động 3.156,24 tỷ đồng, lãi trước thuế 1.059,74 tỷ đồng và lãi sau thuế 869 tỷ đồng, lần lượt giảm 15%, 43% và 42% so với năm trước. Với kết quả này, công ty chỉ thực hiện được gần 56% kế hoạch lãi trước thuế năm.
 
Chiều ngược lại, Chứng khoán MB (MBS) thông báo kế hoạch tổng doanh thu và lãi trước thuế năm 2023 lần lượt là 2.700 tỷ đồng và 900 tỷ đồng, tăng 37% và 36% so với năm trước.
 
HĐQT MBS cũng đã thông qua kế hoạch tăng vốn thêm 15% trong năm 2023, lên mức gần 4.377 tỷ đồng; đồng thời lên kế hoạch duy trì và mở rộng hạn mức tín dụng tại các tổ chức tín dụng trong nước và duy trì đối với các đối tác vay vốn nước ngoài.
 
Còn Chứng khoán Phú Hưng (PHS) đặt kế hoạch tổng doanh thu 788 tỷ đồng, tổng chi phí 643 tỷ đồng. Qua đó, dự kiến thu về 145 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế và khoảng 116 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế - gần gấp 2 lần kết quả ước đạt năm 2022 (gần 61,3 tỷ đồng).
 
Nhìn chung, các CTCK đặt kế hoạch lãi giảm hầu hết đều xuất phát từ nhận định chung thị trường chứng khoán năm 2023 biến động khó lường trong bối cảnh gam màu xám vẫn bao phủ nền kinh tế và các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức.
 
Mặt khác, thanh khoản giảm sút do giao dịch trên thị trường chứng khoán hạ nhiệt phần nào đã làm thu hẹp đáng kể doanh thu từ mảng môi giới và hoạt động cho vay ký quỹ của các CTCK. Hơn nữa, cạnh tranh về phí giao dịch giữa các CTCK đang ngày càng khốc liệt hơn.
 
Thực tế, chỉ trong 3 tháng cuối năm 2022, nhiều CTCK đã giảm hàng nghìn tỷ đồng dư nợ margin. Cùng với nghiệp vụ môi giới, lãi từ các khoản cho vay và phải thu cũng đóng góp tỷ trọng lớn ở các CTCK đều ghi nhận sự sụt giảm đáng kể ở quý IV/2022.
 
“Nút thắt” thanh khoản
 
Nhìn lại năm 2022, đi cùng với kết quả kinh doanh kém sáng, thị giá hầu hết các mã cổ phiếu nhóm chứng khoán đều giảm trên 50%, thậm chí nhiều mã còn mất hơn 70%. Kéo theo đó, vốn hóa thị trường “bay” hàng nghìn đến hàng chục nghìn tỷ đồng.
 
Tuy nhiên, cũng chính nhờ đó đã đưa định giá nhóm cổ phiếu chứng khoán giảm về mức thấp và trở nên hấp dẫn hơn, tạo thành “bệ đỡ” cho nhóm cổ phiếu này. Hầu hết cổ phiếu nhóm chứng khoán đều đang có P/B dưới 1,5 lần, thấp hơn nhiều so với giai đoạn bùng nổ cuối năm 2021 - thời điểm một loạt cổ phiếu nhóm này có P/B trên 3 lần.
 
Đồng thời, mức định giá “rẻ” này còn giúp tăng sức đề kháng cho các cổ phiếu chứng khoán trước áp lực điều chỉnh và khó giảm sâu đến mức thủng đáy cũ.
 
Dù vậy, cũng phải nhìn nhận một điều rằng, yếu tố này vẫn chưa đủ khả năng tạo sự “đột biến” cho nhóm cổ phiếu chứng khoán, nhất là là khi dòng tiền vẫn ảm đạm, nhà đầu tư vẫn chần chừ đứng ngoài cuộc chơi.
 
Tính đến tháng 2 vừa qua, thanh khoản đang có xu hướng giảm tháng thứ 4 liên tiếp. Giá trị giao dịch khớp lệnh bình quân trên HoSE trong tháng 2 chỉ đạt khoảng 8.600 tỷ đồng/phiên, giảm 10% so với tháng trước. Con số này tiếp tục giảm mạnh xuống chỉ còn khoảng 6.500 tỷ đồng/phiên kể từ đầu tháng 3 đến nay, mặc dù cũng có phiên ghi nhận thanh khoản cải thiện nhưng vẫn không ảnh hưởng đến xu thế chung của dòng tiền.
 
Thực tế, nhóm chứng khoán được nằm trong “đội ngũ” ngốn thanh khoản bật nhất sàn chứng khoán do đặc thù có lượng cổ phiếu trôi nổi tự do (freefloat) rất lớn. Nhìn chung, trong những năm gần đây, nhóm cổ phiếu này dậy sóng đều diễn ra trong bối cảnh thanh khoản dồi dào, thị trường giao dịch rất sôi động. Cho nên, nút thắt thanh khoản sẽ là một yếu tố quan trọng cần được tính đến khi chờ đợi một "con sóng" thực sự trên cổ phiếu chứng khoán.
 
Chưa kể, thanh khoản thị trường còn có tác động trực tiếp đến các mảng hoạt động chính của các CTCK, đặc biệt là môi giới và cho vay. Trong khi đó, giá trị giao dịch và số lượng tài khoản mở mới vẫn trong mức thấp thời gian qua đã làm hẹp đáng kể nguồn thu từ hoạt động môi giới. Hơn nữa, nhu cầu dùng đòn bẩy của nhà đầu tư chưa trở lại sau làn sóng call margin trên diện rộng tại nhiều thời điểm trong năm ngoái. Điều này sẽ khiến nhóm cổ phiếu chứng khoán trở nên kém hấp dẫn hơn trong bối cảnh nhà đầu tư gặp khó trong việc lựa chọn “hàng”.
 
Mặt khác, sau đợt cao điểm tăng lãi suất năm 2022, đến đầu năm 2023, mặt bằng lãi suất huy động tại các ngân hàng bắt đầu giảm từ 0,5 – 1%, thậm chí một số ngân hàng giảm tới 1,5%. Tuy nhiên, trước việc Fed phát đi thông điệp trong đợt điều hành lãi suất tới đây có thể tăng mạnh lãi suất, nhiều ý kiến cho rằng, điều này sẽ tạo áp lực lên tỷ giá USD/VND. Theo đó, mục tiêu tiếp tục giảm lãi suất hỗ trợ nền kinh tế sẽ trở nên khó khăn hơn.
 
Chuyên gia của WiGroup đánh giá, thông điệp cứng rắn của Fed trong điều hành lãi suất có thể nhanh chóng gây áp lực lên tỷ giá USD/VND trong nước. Và nếu Fed tiếp tục nâng cao lãi suất điều hành, Việt Nam sec tiếp tục phải thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ.
 
Mặt bằng lãi suất tăng cao sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động cho vay của các CTCK khi nhu cầu sử dụng margin hạn chế, đặc biệt trong bối cảnh thị trường còn nhiều biến động khó lường. Thiếu động lực từ margin có thể sẽ khiến nút thắt thanh khoản khó được cởi bỏ trong ngắn hạn. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng đáng kể đến nguồn thu từ hoạt động môi giới của các CTCK.