Dệt may là ngành sản xuất chịu tác động tiêu cực bởi dịch COVID-19. Do thiếu nguyên liệu, nhiều doanh nghiệp phải tái tổ chức dây chuyền sản xuất và loay hoay trong việc xử lý các đơn hàng xuất khẩu.
Giai đoạn hậu COVID-19, cũng như nhiều nền kinh tế mới nổi trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam vướng vào vòng khủng hoảng vì đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu. Trong số những ngành sản xuất chịu tác động tiêu cực và bị ảnh hưởng nặng nề nhất, chính là ngành dệt may. Do thiếu nguyên liệu, rất nhiều doanh nghiệp đã phải tái tổ chức dây chuyền sản xuất và loay hoay trong việc xử lý các đơn hàng xuất khẩu.
Dây chuyền sản xuất tại Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Xuất nhập khẩu Trịnh Trung.
Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) Trương Văn Cẩm chia sẻ, hiện tại, nhiều nhà máy may đang phải đối mặt với vấn đề thiếu nguyên liệu, gây tổn hại đến sản xuất, xuất khẩu và gia tăng nguy cơ chậm trễ việc giao hàng cho khách hàng.
Để giải quyết thực trạng này, ngày 29/12/2022, Chính phủ đã ban hành Quyết định 1643/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035.
Theo đó, định hướng thúc đẩy đầu tư sản xuất nguyên, phụ liệu, công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may, da giầy; chú trọng sản xuất vải, vải nhân tạo, da thuộc, khuyến khích sản xuất vải từ sợi sản xuất trong nước nhằm giảm nhập khẩu, tác động tích cực đến mối liên kết, hình thành chuỗi giá trị và cung ứng hoàn chỉnh trong ngành dệt may, da giầy, đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; cũng như đẩy mạnh quá trình nội địa hóa, cải thiện và giảm nhanh khoảng cách chênh lệch về trình độ và năng suất với các nước có nền kinh tế phát triển cao hơn....
Trong bối cảnh đó, nhiều doanh nghiệp ngành này đang tập trung đa dạng nguồn cung nguyên phụ liệu, xây dựng kết nối với hàng trăm nhà cung cấp trên toàn thế giới để linh hoạt đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, thích ứng với những tình huống bất lợi có thể xảy ra nhằm duy trì và giữ vững sự ổn định hoạt động của doanh nghiệp.
Trong số đó, có thể kể tới Công ty TNHH Trịnh Trung L.A - doanh nghiệp dệt may với gần 10 năm hình thành và phát triển, đang được đánh giá là một "hiện tượng" của ngành may mặc Việt Nam với việc áp dụng công nghệ sử dụng nguyên liệu tái chế trong sản xuất, nhằm tạo lợi thế cạnh tranh tốt nhất, hướng tới việc tự cung cấp nguyên liệu cho ngành may trong nước và giảm thiểu sự lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài.
Tiền thân là từ nhà máy của Doanh nghiệp tư nhân Trịnh Chung tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, được thành lập vào tháng 4 năm 2004, với sản phẩm chính là sản xuất và cung cấp tất vớ, năm 2018, công ty bắt đầu mở rộng quy mô hoạt động vào phía Nam với việc phát triển nhà máy thứ 2 chuyên về sản xuất xơ sợi, khẩu trang y tế.
Cũng trong năm này, công ty tiếp tục phát triển và mở rộng thêm nhà máy thứ 3 chuyên sản xuất và cung ứng sản phẩm vải không dệt. Năm 2019, công ty đầu tư góp vốn và mở thêm nhà máy thứ 4 cho ngành hàng mới là vải xăm kim.
Không dừng lại ở đó, tháng 5/2021, hai công ty con khác của Trịnh Trung ra đời đó là Công ty cổ phần Trịnh Trung Greennow lấy thương hiệu Greennow đại diện cho các dòng sản phẩm vải xăm kim và vải không dệt; cùng với Công ty cổ phần Trịnh Trung Alumi chuyên về sản xuất và cung cấp phôi nhôm nguyên liệu.
Gần đây nhất, tháng 1/2023, Công ty TNHH Thương mại Dịch Vụ Xuất nhập khẩu Trịnh Trung được thành lập, đóng vai trò quan trọng trong việc thương mại, kinh doanh các sản phẩm của Trịnh Trung gồm tất vớ, áo thun, khẩu trang, vải xăm kim, vải không dệt, phôi nhôm cùng nhiều sản phẩm khác trong tương lai.
Chuyên gia thị trường Nguyễn Thị Ngọc Thanh, CEO Công ty TNHH Một thành viên Nghiên cứu thị trường AAA cho hay, Trịnh Trung L.A là một trong những đơn vị hàng đầu trên thị trường về lĩnh vực cung cấp bông, xơ, sợi, khẩu trang, tất vớ cùng đội ngũ chuyên gia ngành may mặc hơn 10 năm kinh nghiệm. Các nhà máy sản xuất hiện tại đều có quy mô và năng lực sản xuất lớn; hệ thống móc máy, nhà xưởng hiện đại, ứng dụng công nghệ sản xuất tiên tiến đáp ứng số lượng lớn và đều đặn của mọi đơn hàng.
Chính vì định hướng ban đầu là nghiên cứu phát triển nguồn nguyên phụ liệu để tạo sự chủ động trong sản xuất nên đa số nguyên liệu đầu vào của Trịnh Trung L.A đều có thể tự sản xuất được; thậm chí có thể đảm bảo cung ứng hàng hóa liên tục, sản phẩm đạt chất lượng cao với chi phí tối ưu nhất. Qua tiến trình duyệt thu mua sản phẩm đưa vào hệ thống các kênh siêu thị, các mặt hàng sản phẩm của Trịnh Trung L.A đạt tiêu chuẩn chất lượng châu Âu, Mỹ và có nhiều chứng chỉ xuất khẩu CE, FDA, ISO13485, ISO9001, EN14683, ASTM 2100,..
Theo ông Nguyễn Hoàng Anh, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Xuất nhập khẩu Trịnh Trung, với tham vọng thúc đẩy và phát triển ngành dệt may Việt Nam lên tầm cao mới là tự cung cấp nguyên liệu trong nước và giảm thiểu vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu nước ngoài; đặc biệt là Trung Quốc, công ty đã cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao, tiêu chuẩn quốc tế do người Việt sản xuất, với giá cả hợp lý, dễ dàng tiếp cận với số đông người Việt.
Nỗ lực này không chỉ nhắm tới mục tiêu tối ưu hóa hiệu quả sản xuất kinh doanh, tiết kiệm chi phí và tạo thế chủ động cho doanh nghiệp, mà còn góp phần tích cực vào công cuộc bảo vệ môi trường thông qua việc sử dụng nguyên liệu tái chế từ các chai lọ phế phẩm nhựa để sản xuất dòng sản phẩm vải xăm kim. Công nghệ này cũng là phù hợp với xu thế phát triển chung của trên toàn cầu hiện nay.
Sản phẩm tất vớ của Dây chuyền sản xuất tại Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Xuất nhập khẩu Trịnh Trung.
Giai đoạn diễn ra đại dịch COVID-19 vừa qua, cũng là thời điểm, doanh nghiệp đã đưa nhiều dòng sản phẩm ra thị trường. Bên cạnh những thuận lợi và sự đón nhận tích cực của các đối tác với dòng sản phẩm chủ lực là khẩu trang y tế, doanh nghiệp đã hỗ trợ các đối tác giải quyết bài toán về nguồn nguyên liệu - vốn rất khan hiếm và đắt đỏ ở thời điểm ấy.
Dù cũng ít nhiều bị ảnh hưởng bởi chính sách "lockdown" để kiểm soát dịch bệnh, song nhờ nội lực vốn có và sự tuân thủ nghiêm túc chủ trương sản xuất 3 tại chỗ mà Chính phủ ban hành, Công ty Trịnh Trung vẫn quyết tâm duy trì hoạt động sản xuất, để có thể đáp ứng đủ nhu cầu về nguồn khẩu trang liên tục cho người dân trong suốt mùa dịch; tạo tiền đề cho sự thành công to lớn của thương hiệu TTCare sau này. Đây cũng là bước tạo đà cho sự phát triển và chiến lược mở rộng. đa dạng hóa các sản phẩm và ngành hàng khác mà Trịnh Trung đang bền bỉ thực hiện trong giai đoạn này.
Không chỉ dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất khẩu trang y tế, Trịnh Trung L.A hiện còn sở hữu thương hiệu thời trang Upper You gồm áo thun và tất vớ thời trang. Ông Hoàng Anh chia sẻ, định hướng phát triển lâu dài mà Trịnh Trung kỳ vọng là phát triển Upper You trở thành một trong những thương hiệu thời trang hàng đầu Việt Nam, cung cấp các sản phẩm thời trang chất lượng cao, thiết kế trẻ trung, bắt trend với giá cả phù hợp nhất với mọi đối tượng và mọi phân khúc khách hàng; từ đó tiến tới xuất khẩu sang nhiều quốc gia trong khu vực và trên toàn thế giới./.