• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.265,05 +5,42/+0,43%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.265,05   +5,42/+0,43%  |   HNX-INDEX   223,01   +0,34/+0,15%  |   UPCOM-INDEX   94,30   +0,42/+0,45%  |   VN30   1.337,59   +5,05/+0,38%  |   HNX30   463,85   -0,44/-0,09%
28 Tháng Giêng 2025 2:24:05 SA - Mở cửa
Cơ hội mới trên thị trường bán lẻ
Nguồn tin: Vietnam Finance | 24/03/2023 11:21:07 SA
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2022 ở Việt Nam đã tăng 21%, vượt mục tiêu kế hoạch của ngành (mục tiêu tăng 8%). Theo Bộ Công Thương, ngành bán lẻ Việt Nam hiện có quy mô thị trường 142 tỷ USD, dự báo tăng lên 350 tỷ USD vào năm 2025, đóng góp 59% tổng ngân sách quốc nội GDP.

 
Cơ hội từ thị trường bán lẻ
 
Kinh tế năm 2023 được nhận định là đối mặt với nhiều khó khăn nhưng dự báo đây sẽ là năm phục hồi của ngành bán lẻ sau dịch Covid-19. Nhiều tín hiệu cho thấy các nhà đầu tư trong lĩnh vực bán lẻ khôi phục, thậm chí mở rộng hệ thống và thị trường kinh doanh. Sức mua của người tiêu dùng được dự kiến tăng, là yếu tố quan trọng để ngành bán lẻ sôi động và tăng trưởng mạnh mẽ.
 
Kết quả khảo sát doanh nghiệp bán lẻ do Vietnam Report thực hiện cho thấy, đến nay trên 53,8% số doanh nghiệp bán lẻ đã đạt hiệu quả kinh doanh bằng và vượt mức trước đại dịch.Trong cuộc đua phục hồi sau dịch Covid-19, thị trường bán lẻ Việt Nam chứng kiến sự tăng tốc của doanh nghiệp trong việc ứng dụng số hóa vào quản trị, vận hành, logistics lẫn phân phối.
 
Kết quả kinh doanh năm 2022, hệ thống siêu thị có doanh thu cao nhất cả nước là Co.opmart thuộc Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP. HCM (Saigon Co.op) đạt doanh số 30.888 tỷ đồng, vượt 216 tỷ đồng so với cùng kỳ. Trong đó, mảng thương mại điện tử đóng góp hơn 1.200 tỷ đồng. Đây là năm thứ 6 liên tiếp doanh thu của Saigon Co.op vượt mốc 30.000 tỷ đồng.
 
Theo công bố báo cáo kết quả kinh doanh năm 2022, doanh thu thuần của WinCommerce (WCM) ghi nhận đạt 29.369 tỷ đồng. Công ty Đầu tư Thế giới di động (MWG) trong báo cáo kết quả kinh doanh quý IV/2022, doanh thu của chuỗi cửa hàng Bách Hóa Xanh là hơn 27.000 tỷ đồng với tổng số 1.728 cửa hàng tính đến cuối năm 2022.
 
Tiềm năng thị trường bán lẻ Việt Nam còn rất lớn ở chỗ kênh bán lẻ hiện đại của Việt Nam hiện mới chiếm 25% trên tổng quy mô thị trường trong khi đó tỷ lệ này ở các nước trong khu vực là khá cao như Thái Lan 48%, Phillipines 75% và Singapore 80%... Do vậy kênh bán lẻ hiện đại còn dư địa rất rộng lớn để phát triển.
 
Số cửa hàng tự chọn như siêu thị mini trên cả nước hiện có 4.000 nhưng nếu so với Nhật Bản hay các quốc gia lân cận khác thì còn rất thấp. Việc tăng quy mô của kênh bán lẻ hiện đại sẽ đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động sản xuất trong nước, chuyển dịch mô hình sản xuất hiện đại, an toàn, đảm bảo kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm, phát triển hàng hóa theo chuỗi giá trị, thương hiệu và bền vững. Theo các chuyên gia, có thể ví 2 năm đại dịch như giai đoạn nghiên cứu thị trường và năm nay chính là thời điểm chín muồi để các thương hiệu bán lẻ tung ra các kế hoạch mở rộng cũng như bứt phá trong cuộc đua. Thói quen tiêu dùng của người Việt đang dần thay đổi khi họ chuyển sang mua sắm cùng tại một địa điểm thay vì đến các cửa hàng nhỏ lẻ truyền thống. Việt Nam cũng được kỳ vọng sẽ mang lại cho các nhà bán lẻ nhiều cơ hội kinh doanh hơn nhờ vào sự gia tăng hiện đại hóa các trải nghiệm mua sắm.
 
Bên cạnh đó, Việt Nam đang chứng kiến sự tăng trưởng đặc biệt ở các kênh mua sắm hiện đại, là một trong những đất nước Đông Nam Á với nền kinh tế số phát triển nhanh nhất (36%), thương mại điện tử tại Việt Nam có tiềm năng phát triển với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm 25% (theo Vietnam E-Commerce White Book 2022- Bộ Công Thương).
 
Cơ hội cho các nhà đầu tư
 
Đón đầu cơ hội năm 2023, Tập đoàn bán lẻ lớn nhất Thái Lan Central Retail Corporation (CRC) công bố khoản đầu tư lớn nhất, trị giá 50 tỷ baht (1,45 tỷ USD) vào Việt Nam giai đoạn 2023-2027. Theo CRC, Việt Nam là một thị trường tiềm năng cao và tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục. Công ty đã đặt ra lộ trình 5 năm để tiếp tục mở rộng, phân bổ 50 tỷ baht. Trong đó sẽ đầu tư khoảng 6 tỷ baht ngay trong năm 2023. CRC có tham vọng đưa Central Retail Việt Nam trở thành nhà bán lẻ số 1 về thực phẩm và số 2 về bất động sản (chủ yếu là trung tâm thương mại) ở Việt Nam vào năm 2027.
 
Nằm trong top những nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam, hiện tại, Central Retail Việt Nam có hơn 340 cửa hàng với tổng diện tích sàn hơn 1,2 triệu m2 trên 40 tỉnh, thành phố. Theo kế hoạch mở rộng, Central Retail Việt Nam đặt mục tiêu tăng gấp đôi số lượng cửa hàng lên 600 trên 57 trong số 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam vào năm 2027, với tổng diện tích sàn dự kiến đạt 2 triệu m2.
 
Nhiều kênh bán lẻ khác cũng dự kiến tăng đầu tư vào thị trường Việt Nam. Tập đoàn Aeon (Nhật Bản) đang lên kế hoạch từ nay đến năm 2025 triển khai thêm 16 dự án tại Việt Nam, trong đó có 3-4 dự án tại Hà Nội; đồng thời sẽ ra mắt các mô hình bán lẻ mới.
 
Những thách thức từ các nhà bán lẻ nước ngoài đang thôi thúc các doanh nghiệp Việt tìm hướng mới để cạnh tranh. Doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đang nỗ lực giữ lợi thế sân nhà, họ không ngừng đổi mới quản trị, nhận diện thương hiệu, tái cơ cấu ngành hàng, ứng dụng công nghệ, cải tiến bán hàng… Nếu các hệ thống bán lẻ nước ngoài có thế mạnh về quy mô thì ưu thế của các doanh nghiệp Việt là có siêu thị, cửa hàng dày đặc trong các khu dân cư với nhiều mô hình hoạt động linh hoạt. Theo thống kê, doanh nghiệp trong nước vẫn chiếm từ 70 – 80% số điểm bán trên cả nước.
 
Hiện các nhà bán lẻ Việt Nam có nhiều cơ hội khi sân chơi bán lẻ đang thuộc về mình, hoàn toàn có thể nâng cấp, biến đổi, đưa ra những chiến lược mới, trải nghiệm mới, tăng doanh thu – lợi nhuận và hướng tới những khách hàng lớn. Chính phủ cũng có nhiều chính sách về vốn, đầu tư mạnh hơn cho hạ tầng thương mại… góp phần thúc đẩy doanh nghiệp bán lẻ nội địa phát triển.
 
Năm 2023, Saigon Co.op đặt mục tiêu doanh số tăng trưởng 4% so với cùng kỳ, triển khai nhóm nhiệm vụ trọng tâm là cải tổ sâu và mạnh mẽ chiến lược hàng hoá - chiến lược giá, nâng cao lợi thế cạnh tranh; số hoá trong hoạt động quản lý, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả quản trị; đẩy mạnh, đa dạng hoá thương mại điện tử…
 
WinCommerce bên cạnh việc duy trì 3.400 siêu thị và cửa hàng tiện ích tại 62 tỉnh, thành phố, đặt mục tiêu mở 800 – 1.200 cửa hàng, tập trung vào mô hình minimart, mini mall ở khu vực thành thị, nông thôn. Đơn vị này cũng dự kiến sẽ đạt doanh thu thuần khoảng 36.000-40.500 tỷ đồng trong năm 2023, tăng 23% đến 38% so với năm 2022. Trong khi đó, Tập đoàn THACO, sau khi mở thêm siêu thị Emart Sala (TP. Thủ Đức), Thiso Retail (thuộc THACO) đặt mục tiêu mở tiếp 20 siêu thị Emart trong 5 năm tới, doanh thu đến năm 2026 dự kiến là 1 tỷ USD. Ngoài kênh bán hàng trực tiếp, Emart Việt Nam cũng sẽ chú trọng và đầu tư vào ứng dụng mua sắm trực tuyến, vận hành hệ thống lấy hàng tự động, giao hàng đến người mua trong vòng 1 giờ trong bán kính 5km.
 

Cổ phiếu liên quan