• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
20 Tháng Giêng 2025 2:45:18 SA - Mở cửa
Đồng Nai: Nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư các dự án đầu tư công
Nguồn tin: Báo Đồng Nai | 26/03/2023 9:05:00 CH
Chủ đầu tư đóng vai trò quyết định đến tiến độ thực hiện của các dự án đầu tư công. Tuy nhiên, thời gian qua, năng lực hạn chế của một số chủ đầu tư đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ giải ngân nguồn vốn đầu tư công.
 
 
Năng lực hạn chế của một số chủ đầu tư đã ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân nguồn vốn đầu tư công. Trong ảnh: Thi công dự án Đường ven sông Đồng Nai đoạn từ cầu Hóa An (TP.Biên Hòa) đến giáp ranh H.Vĩnh Cửu. Ảnh: P.Tùng
 
Năm 2022, kết quả giải ngân nguồn vốn đầu tư công từ nguồn ngân sách tỉnh tính theo chủ đầu tư cho thấy, có đến 18/35 đơn vị có tỷ lệ giải ngân nguồn vốn đạt dưới 50% kế hoạch được giao.
 
* Dự án khởi công nhưng không biết ngày kết thúc
 
Theo Sở KH-ĐT, năm 2022, tổng nguồn vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh là hơn 13,6 ngàn tỷ đồng. Tính đến hết ngày 31-1-2023, tổng nguồn vốn đầu tư công đã được giải ngân trên địa bàn tỉnh là hơn 10,1 ngàn tỷ đồng, đạt 74% kế hoạch. Tuy nhiên, nếu tính cả nguồn vốn trung ương thưởng vượt thu năm 2021 là 1 ngàn tỷ đồng thì tỷ lệ giải ngân nguồn vốn đầu tư công năm 2022 đạt gần 68% kế hoạch. Đây là tỷ lệ cách khá xa so với mục tiêu đề ra ban đầu là giải ngân đạt trên 95% tổng nguồn vốn đầu tư công.
 
Đánh giá về các nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ giải ngân nguồn vốn đầu tư công năm 2022 đạt thấp, Giám đốc Sở KH-ĐT Nguyễn Hữu Nguyên cho rằng, nguyên nhân chủ quan là nguyên nhân chính. Trong nguyên nhân chủ quan, có nguyên nhân đến từ sự hạn chế về năng lực của các chủ đầu tư. Thực tế, đây là nguyên nhân đã phát sinh từ lâu chứ không chỉ xuất hiện trong năm 2022.
 
Tại buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và các cơ quan liên quan về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và thúc đẩy các dự án đầu tư công năm 2023 diễn ra vào đầu tháng 3 vừa qua, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy NGUYỄN HỒNG LĨNH yêu cầu các chủ đầu tư phải phối hợp để thẩm định năng lực các nhà thầu, các đơn vị tư vấn tránh tình trạng làm đi làm lại mất thời gian.
 
Lấy dẫn chứng về sự hạn chế năng lực, ông Nguyên cho biết, việc chuẩn bị hồ sơ đầu tư dự án của các chủ đầu tư hiện rất chậm, dẫn đến việc bố trí vốn cũng bị ảnh hưởng. Khi đã bố trí vốn, việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hoàn thiện hồ sơ mời thầu, tổ chức đấu thầu cũng chưa đạt được tiến độ đã đề ra, dẫn đến việc khởi công, triển khai đầu tư, lập thủ tục để giải ngân nguồn vốn bị ảnh hưởng.
 
Sau khi ký kết hợp đồng thi công dự án, một số chủ đầu tư chưa quyết liệt yêu cầu nhà thầu lập kế hoạch triển khai cụ thể làm cơ sở theo dõi, đôn đốc kịp thời, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân dự án theo kế hoạch được giao. “Đây là trách nhiệm của chủ đầu tư. Một số chủ đầu tư khi đăng ký vốn thì cam kết đủ năng lực để làm chủ đầu tư đối với dự án, trong đó có việc theo dõi đôn đốc, giám sát các nhà thầu thực hiện theo kế hoạch đã được phê duyệt. Nhưng trên thực tế, một số chủ đầu tư không hiểu về quy trình đầu tư công, không theo dõi sát sao, việc đôn đốc thực hiện theo tiến độ cũng như lập các hồ sơ để thanh quyết toán không kịp thời” - ông Nguyễn Hữu Nguyên cho biết.
 
Đối với các dự án giao thông, Giám đốc Sở GT-VT Lê Quang Bình cho hay, qua theo dõi hầu như không có dự án nào về đích đúng thời gian. Chính vì vậy, theo ông Bình, đối với các chủ đầu tư, khi công trình được khởi công thì phải xác định được ngày kết thúc. “Hiện nay, chúng ta khởi công các công trình nhưng kết thúc không biết là ngày nào” - ông Lê Quang Bình chia sẻ.
 
* Chủ đầu tư không hoàn thành chỉ tiêu giải ngân thì cắt vốn
 
Theo ông Lê Quang Bình, một trong những giải pháp để đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn đầu tư công là năng lực của các chủ đầu tư cần phải được nâng lên một bước.
 
Đối với các dự án, khi chủ đầu tư phối hợp với đơn vị tư vấn để trình hồ sơ thì cần có cái nhìn tổng quan. Tránh tình trạng trong quá trình thực hiện phải dừng lại để xử lý vấn đề này, vấn đề kia làm kéo dài thời gian. “Trình thời gian hoàn thành dự án phải thật sự khoa học, đảm bảo theo đúng tiến độ về chuyên môn. Cần rà soát lại hết tiến độ các dự án để rút ngắn thời gian thi công, bởi khi rút ngắn thời gian thi công thì công trình sẽ sớm được đưa vào sử dụng, đồng thời có khối lượng để giải ngân” - ông Lê Quang Bình đề xuất.
 
Trong khi đó, để thực hiện nhiệm vụ giải ngân nguồn vốn đầu tư công trong năm 2023, Sở KH-ĐT đã đưa ra một số nhiệm vụ cần tập trung triển khai. Trong đó, đối với các chủ đầu tư cần phải xây dựng đường gantt công việc, xác định tiến độ, lộ trình, thời gian đối với từng công việc cụ thể cho từng dự án để đảm bảo thực hiện giải ngân vốn đầu tư. Cụ thể, đến ngày 30-9-2023 phải đạt từ 60% kế hoạch trở lên và cả năm đạt 95% kế hoạch trở lên. “Chủ đầu tư nào, địa phương nào không hoàn thành việc giải ngân và trong đánh giá thực hiện đường gantt tiến độ bị chậm do nguyên nhân chủ quan thì cắt vốn, chuyển cho đơn vị giải ngân tốt hơn. Đồng thời, sẽ xử lý trách nhiệm người đứng đầu của địa phương hoặc của chủ đầu tư” - ông Nguyễn Hữu Nguyên cho biết.
 
Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Võ Hoàng Phương cho rằng, việc đảm bảo tiến độ giải ngân nguồn vốn đầu tư công đòi hỏi rất lớn từ năng lực dự báo, lập kế hoạch của chủ đầu tư. Theo ông Phương, phần lớn các chủ đầu tư khi dự báo để lập kế hoạch đều dự báo trên nền tảng rất “trơn tru, không gặp vấn đề gì”. Nhưng đến bước thẩm định thì có điều kiện không đạt lại phải trả hồ sơ về để lập lại, quá trình lập đi lập lại hồ sơ mất rất nhiều thời gian và ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân nguồn vốn. “Một hồ sơ điều chỉnh phát sinh thì mất thời gian như lập một hồ sơ mới. Do đó, quá trình thực hiện giải ngân nguồn vốn, chủ đầu tư phải dự báo một kế hoạch thật chi tiết mới làm được” - ông Võ Hoàng Phương nêu quan điểm.
 
Giám đốc Sở Xây dựng HỒ VĂN HÀ: 1 đồng vốn đầu tư công sẽ kéo theo 1,5 đồng vốn đầu tư khác
 
 
Tính toán chỉ số icor (hệ số sử dụng vốn) cho thấy 1 đồng vốn ngân sách sẽ kéo theo 1,5 đồng vốn đầu tư khác. Do đó, giải ngân tốt nguồn vốn đầu tư công mới thúc đẩy phát triển. Giải ngân tốt vốn đầu tư công sẽ kéo theo rất nhiều ngành nghề phát triển như: sản xuất vật liệu, tư vấn, thi công, lao động… Bất động sản kéo theo hơn 70 ngành nghề thì đầu tư công cũng không phải ít.
 
Giám đốc Sở KH-ĐT NGUYỄN HỮU NGUYÊN: Có khối lượng thực hiện nhưng không lập hồ sơ thanh quyết toán
 
 
Có một số dự án đã hoàn thành nhưng chậm hoàn thiện thủ tục thanh toán, quyết toán thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư và đơn vị tư vấn dự án, trách nhiệm nhà thầu thi công khi chưa phối hợp cung cấp hồ sơ thanh toán. Dự án thực hiện nhiều nội dung, thậm chí khối lượng thực hiện vượt khối lượng bố trí vốn nhưng do thủ tục chậm nên không giải ngân được nguồn vốn.