• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.250,17 +1,06/+0,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 12:15:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.250,17   +1,06/+0,08%  |   HNX-INDEX   222,60   +0,12/+0,06%  |   UPCOM-INDEX   92,99   -0,12/-0,13%  |   VN30   1.315,94   +2,46/+0,19%  |   HNX30   462,84   +0,65/+0,14%
20 Tháng Giêng 2025 12:24:37 CH - Mở cửa
Ngân hàng trả cổ tức tiền mặt: xu thế lâu dài hay chỉ tạm thời?
Nguồn tin: BizLive | 11/04/2023 8:31:23 SA

Thông tin nhiều ngân hàng sẽ trả cổ tức bằng tiền mặt như nắng hạn gặp mưa rào, giúp nhà đầu tư “giải nhiệt” sau nhiều năm kiên nhẫn chờ đợi trái ngọt từ những khoản đầu tư rót vào các mã cổ phiếu ngân hàng. Nhưng liệu xu hướng này có bền lâu?

Tiền tươi thóc thật

Sau nhiều năm nhận cổ tức bằng cổ phiếu, cổ đông ngân hàng đang nóng lòng chờ đón những món cổ tức bằng tiền mặt – với nhiều cổ đông có lẽ là những đồng cổ tức bằng tiền mặt đầu tiên – trong năm 2023, sau thời gian “nằm gai nếm mật” cùng ngân hàng.

Mùa đại hội cổ đông thường niên năm nay sôi động hơn mọi năm khi các ngân hàng công bố lịch họp, chốt danh sách cổ đông và lên kế hoạch lấy ý kiến cổ đông cho các vấn đề trọng yếu của ngân hàng trong năm 2023, trong đó có vấn đề cổ đông quan tâm nhất: kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2022.

VPBank mới đây đã trình Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) kế hoạch chi trả cổ tức bằng tiền mặt hơn 7,93 nghìn tỷ từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối của ngân hàng, tương ứng 10%/cổ phiếu (mỗi cổ phiếu nhận 1.000 đồng).

Như vậy toàn bộ cổ đông của ngân hàng này sẽ lần đầu tiên nhận cổ tức bằng tiền mặt kể từ khi ngân hàng này chính thức niêm yết trên sàn HOSE từ năm 2017.

Tương tự, những ngân hàng khác như VIB đã thông qua phương án tạm ứng cổ tức tiền mặt năm 2022 cho cổ đông hiện hữu với số tiền lên tới 2,11 nghìn tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ 10% vốn điều lệ tháng 3 vừa qua. Ngân hàng này sẽ thực hiện chi trả cổ tức năm 2022 bằng tiền còn lại (tương ứng với tỷ lệ 5%) vào tháng 5 tới.

HDBank là một ngân hàng khác có kế hoạch chia cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 10% bên cạnh cổ tức bằng cổ phiếu chi trả với tỷ lệ 15% trong năm 2023. TPBank cũng dự kiến chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 25%, tương ứng 2,500 đồng/cổ phiếu. Còn tại ACB, ngân hàng này dự kiến chi cổ tức bằng tiền mặt và cổ phiếu với tổng tỷ lệ 25% trong năm 2023.

Bật đèn xanh cho hoạt động chi trả cổ tức bằng tiền mặt năm nay đến từ việc cơ quan chủ quản nới lỏng yêu cầu chi trả cổ tức bằng cổ phiếu nhằm mục đích tăng vốn và nâng cao năng lực cung ứng vốn cho thị trường tại các tổ chức tín dụng trong thời gian dịch COVID-19 diễn ra. Các ngân hàng có kết quả kinh doanh tích cực trong năm 2022, theo đó, có thể phân phối lợi nhuận bằng cả cổ phiếu và tiền mặt cho cổ đông.

Tầm nhìn dài hơi

Với kết quả kinh doanh khả quan trong năm 2022, việc chia cổ tức bằng tiền mặt nằm trong tầm tay của nhiều ngân hàng, nhưng để việc nhận cổ tức tiền mặt trở thành một hoạt động bền vững cho nhà đầu tư, các ngân hàng cần nhiều hơn một kết quả kinh doanh sáng sủa.

Cổ đông của VPBank có lẽ cũng không quá bất ngờ khi ngay từ ĐHĐCĐ năm ngoái, vị lãnh đạo cao cấp của ngân hàng này đến những phút cuối đã bật mí VPBank từ năm 2023 sẽ bắt đầu chia cổ tức bằng tiền mặt lên tới 30% lợi nhuận sau thuế hàng năm.

Có thể tự tin công bố thông tin này với các cổ đông, vị lãnh đạo này lúc đó có lẽ đã sớm phác họa được bức tranh toàn cảnh của VPBank một năm sau đó: trở thành ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn thứ 2 hệ thống sau ông lớn quốc doanh Vietcombank trước thềm tổ chức ĐHĐCĐ năm nay.

Đạt được vị thế về vốn mới này là công sức bỏ ra trong 2 năm vừa qua của VPBank, nhằm đi tới cái kết có hậu cho thương vụ phát hành riêng lẻ 15% cổ phần cho đối tác SMBC (Nhật Bản) ký kết cuối tháng 3 vừa qua. Với giá trị kỷ lục gần 1,5 tỷ USD, thương vụ đã giúp nâng vốn chủ sở hữu của ngân hàng lên 140,000 tỷ đồng.

Vốn điều lệ của VPBank hiện đang đứng đầu hệ thống với 67 nghìn tỷ đồng. Giá trị vốn hóa của ngân hàng này đã tăng lên hơn 140 nghìn tỷ tại thời điểm 31/03/2023. Tổng tài sản hợp nhất ghi nhận ở mức hơn 630 nghìn tỷ đồng trong khi lợi nhuận trước thuế đạt hơn 21 nghìn tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2022. Hệ số an toàn vốn (CAR) của ngân hàng tăng lên gần 15%.

Theo đánh giá của giới chuyên môn, với nền tảng vốn hiện tại, đi đôi với kết quả kinh doanh tích cực trong năm 2022 và các năm trước đó, VPBank có cơ sở đảm bảo cho tăng trưởng cao theo kế hoạch trong 4-5 năm tới, và Hội đồng Quản trị của ngân hàng này có thể “thuận buồm xuôi gió” trình ĐHĐCĐ chia cổ tức tiền mặt trong năm nay và các năm tiếp theo.

Xét trên tiêu chí kết quả kinh doanh, có lẽ các ngân hàng thông báo trả cổ tức bằng tiền mặt đều ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận khả quan trong năm 2022 – là điều kiện tiên quyết để phân phối lợi nhuận cho cổ đông khi Ngân hàng Nhà nước không còn siết việc chia cổ tức bằng tiền mặt.

Tuy nhiên, để duy trì hoạt động trả cổ tức bằng tiền mặt trong dài hạn, lợi thế sẽ nghiêng về các ngân hàng có vốn mạnh và triển vọng tăng trưởng cao.

Hải Anh