• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.244,20 -0,62/-0,05%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 9:35:00 SA

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.244,20   -0,62/-0,05%  |   HNX-INDEX   226,03   -0,66/-0,29%  |   UPCOM-INDEX   92,32   -0,07/-0,08%  |   VN30   1.299,96   -1,99/-0,15%  |   HNX30   483,68   -2,87/-0,59%
13 Tháng Mười Một 2024 9:39:02 SA - Mở cửa
Tương lai mờ mịt của các cổ phiếu vừa bị chuyển sang hạn chế giao dịch
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 19/05/2023 9:00:30 SA

Do chậm trễ nộp báo cáo tài chính kiểm toán đã khiến nhiều cái tên quen thuộc bị đưa vào danh sách hạn chế giao dịch. Trong trường hợp doanh nghiệp liên tục vi phạm các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, sau khi đã bị “tuýt còi” sẽ bị đưa vào diện đình chỉ giao dịch, mang tới dự báo kém sáng cho cổ phiếu.

Trong thông báo mới nhất, Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HoSE) vừa công bố quyết định chuyển hàng loạt mã cổ phiếu từ kiểm soát sang diện hạn chế giao dịch.

Cổ phiếu đều giao dịch dưới mệnh giá

Theo đó, các cổ phiếu gồm TVB của Chứng khoán Trí Việt, HBC của Xây dựng Hoà Bình, AGM của Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex), HPX của Đầu tư Hải Phát, IBC của Apax Holdings, TTB của CTCP Tập đoàn Tiến Bộ chỉ còn được giao dịch phiên chiều, kể từ ngày 23/5.

Trong trường hợp doanh nghiệp liên tục vi phạm các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán sau khi bị hạn chế giao dịch sẽ bị đưa vào diện đình chỉ giao dịch. 

Nguyên nhân là có các công ty nói trên chậm nộp báo cáo tài chính 2022 đã được kiểm toán quá 45 ngày so với thời hạn quy định thuộc trường hợp chứng khoán bị hạn chế giao dịch, theo quy định của Quy chế niêm và giao dịch chứng khoán. Trước đó, HoSE đã liên tục có thông báo nhắc nhở và đưa vào diện kiểm soát với các công ty này cũng vì chậm nộp báo cáo tài chính 2022.

Được biết, Hải Phát đã đề nghị được hoãn nộp báo cáo tài chính kiểm toán 2022 đến ngày 20/5/2023, tức là quá 50 ngày so với hạn chót thông thường. Tương tự, Đầu tư Apax Holdings cũng từng có văn bản muốn được hoãn công bố BCTC kiểm toán tới ngày 30/6/2023, tức 3 tháng sau hạn chót thông thường và 6 tháng sau khi kết thúc năm tài chính. Trong khi đó, Xây dựng Hòa Bình cũng “khất lần” sẽ nộp chậm nhất trong tháng 6/2023…

Tuy nhiên, tất cả các trường hợp trên đều không được UBCKNN đồng ý và buộc phải thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định. Dù vậy đến nay, các doanh nghiệp vẫn “chây ì” nên dẫn đến tình trạng cổ phiếu bị chuyển sang diện hạn chế giao dịch.

Trên thị trường, các cổ phiếu trên đã “hẻo” nay càng thê thảm hơn. Đơn cử, sau thông tin cổ phiếu bị đưa vào diện hạn chế giao dịch, cổ phiếu HBC vội vã giảm sàn trước lực cung quá lớn, kết phiên còn dư bán sàn. Thanh khoản đạt 14,11 triệu đơn vị, trong đó riêng đợt ATC khớp 1,12 triệu đơn vị.

Các mã khác như TVB, HPX, TTB, IBC cũng đồng loạt chìm trong “sắc đỏ”. Riêng AGM đột ngột tăng trần nhưng thanh khoản lại “lèo tèo” khiến thị trường không khỏi hoài nghi. Đến nay, trong danh sách trên, một số mã thậm chí đã lùi về chỉ còn ở mức giá "trà đá", như: IBC 2.500 đồng/cp, HPX 4.150 đồng/cp, TVB 5.060 đồng/cp...

Ngược thời gian, các mã như HBC, HPX hoặc IBC đều từng có thời "dậy sóng" trên thị trường - gắn với thời kỳ ăn nên làm ra của các ông chủ doanh nghiệp kể trên. Tuy nhiên, thời gian qua, do liên tục gặp vấn đề khiến giá cổ phiếu này lao dốc không phanh và đều đang giao dịch dưới mệnh giá.

Câu hỏi về con đường trở lại thời “hoàng kim”

Có thể thấy, việc cổ phiếu chuyển sang diện hạn chế giao dịch là một trong những biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Song, do bị hạn chế về thời gian giao dịch sẽ hạn chế việc mua/bán cổ phiếu, cho nên sẽ gây trở ngại đến giao dịch của nhà đầu tư.

Tất nhiên, cổ phiếu sẽ được “thoát án” nếu như công ty khắc phục được hoàn toàn các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Cho dù vậy, tâm lý cổ đông chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng và sẽ có tâm lý nhanh chóng muốn “thoát hàng” để tránh “đêm dài lắm mộng”. Bởi thực tế, trên thị trường, thời gian qua, hầu hết các mã chứng khoán của doanh nghiệp chỉ còn được giao dịch phiên liên tục gặp vấn đề, khiến giá cổ phiếu lao dốc không phanh và đều đang giao dịch dưới mệnh giá.

Trong khi đó, nhìn về các cổ phiếu vừa bị đưa vào danh sách hạn chế giao dịch nêu trên có thể thấy, tình hình kinh doanh đang gặp phải vấn đề lớn cũng như doanh nghiệp gặp phải vấn đề nội tại.

Chẳng hạn, đối với Xây dựng Hòa Bình, theo ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT, thời gian vừa qua, công tác quản trị nội bộ của công ty phát sinh một số vấn đề. Bên cạnh đó, tình hình thị trường bất động sản và tài chính biến động mạnh dẫn đến hàng loạt công trình phải tạm ngừng thi công. Điều này dẫn đến việc xác định khối lượng, giá trị hoàn thành từ chủ đầu tư gặp khó khăn, ảnh hưởng đến vấn đề thanh - quyết toán.

Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận, tình hình kinh doanh của công ty cũng đang thực sự gặp vấn đề và rất có thể điều này làm cho việc báo cáo bị chậm trễ và những vấn đề ông Hải nêu trên chỉ là bề nổi. Trước đó, ông Nguyễn Công Phú (người đã xảy ra tranh chấp nội bộ với ông Hải) từng hé lộ tình hình kinh doanh của xây dựng Hòa Bình đang gặp phải vấn đề cốt lõi. Theo báo cáo tự lập, lợi nhuận cả năm 2022 của Hòa Bình âm 1.140 tỷ đồng.

Sang đến quý I/2023, công ty ghi nhận doanh thu thuần giảm 60% so cùng kỳ về còn 1.194 tỷ đồng. Kinh doanh dưới giá vốn khiến công ty lỗ ròng gần 444 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước có lãi 13 tỷ đồng.

Còn trong báo cáo tự lập, Apax Holdings báo lỗ sau thuế hơn 81 tỷ đồng - mức lỗ kỷ lục trong lịch sử hoạt động của công ty.

Không chỉ vậy, công ty của Shark Thủy còn là một trong những cổ phiếu biến động tiêu cực nhất do công ty vướng vào hàng loạt lùm xùm liên quan đến tình trạng chậm trả lương, nợ lương, chất lượng dạy học và không có tiền bồi hoàn cho phụ huynh học sinh. Cổ phiếu này từng có chuỗi giảm sàn 25 phiên liên tiếp. So với thời điểm cách đây một năm, cổ phiếu IBC đã giảm khoảng 87%.

Trong khi đó, Angimex và Chứng khoán Trí Việt cũng là những doanh nghiệp liên quan đến Đỗ Thành Nhân – Cựu Chủ tịch Louis Holdings đã bị truy tố do thao túng cổ phiếu.

Nhìn chung, vấn đề của các doanh nghiệp nêu trên không dễ giải quyết ổn thỏa “một sớm một chiều” khi mà niềm tin của nhà đầu tư đang dần bị lung lay. Mặt khác, trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn còn gặp khó, dự báo kết quả kinh doanh của những doanh nghiệp xây dựng, bất động sản chưa thể vực dậy ngay được.

Cần lưu ý, trường hợp doanh nghiệp liên tục vi phạm các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán sau khi đã bị đưa vào diện hạn chế giao dịch sẽ bị đưa vào diện đình chỉ giao dịch. Như vậy, dự báo cổ phiếu sẽ còn “đi về nơi xa lắm”.

Hải Giang

Cổ phiếu liên quan

Công ty
Giá
Tin tức