• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 3:29:08 CH - Mở cửa
Dấu hỏi về triển vọng cổ phiếu ngành xây dựng
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 18/05/2023 8:59:36 SA
Hầu hết các doanh nghiệp xây dựng đã công bố báo cáo tài chính quý I/2023 đều không được như kỳ vọng của giới đầu tư và đi ngược với diễn biến giá cổ phiếu. Tuy nhiên, việc cổ phiếu nhóm ngành này đã tăng tương đối nhanh và đủ dài khiến định giá trở nên bớt hấp dẫn hơn. Do đó, cần có thêm “chất xúc tác” để bù đắp cho việc tăng giá, trước khi cổ phiếu di chuyển đến một vùng giá cao hơn.
 
Báo cáo tài chính quý I/2023 của 98 công ty trong ngành xây dựng cho thấy kết quả kinh doanh đang ở mức tăng trưởng yếu hoặc thậm chí âm.
 
“Nốt trầm” trong bức tranh kinh doanh
 
Đáng chú ý, trong 8 doanh nghiệp đầu ngành chỉ có Giao thông Đèo Cả (HHV) và Cienco4 (C4G) ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng trong quý I/2023 lần lượt là 7,4% và 29%.
 
 
Tình hình kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp xây dựng đang đi ngược với diễn biến giá cổ phiếu (Ảnh minh họa: Int)
 
Nặng nhất là Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) với doanh thu thuần giảm mạnh tới 60% xuống còn 1.194 tỷ đồng, là mức doanh thu thấp nhất kể từ quý II/2015. Kết quả, kinh doanh dưới giá vốn khiến Hoà Bình báo lỗ gần 445 tỷ đồng trong quý đầu tiên của năm 2023, trong khi cùng kỳ đang lãi hơn 10 tỷ đồng. Theo đó, khoản lỗ luỹ kế của công ty cũng bị nâng lên thành hơn 1.137 tỷ đồng.
 
Hay như Fecon (FCN) tiếp tục duy trì kết quả thua lỗ 7 tỷ đồng như cùng kỳ dù doanh thu tăng 21%.
 
Vinaconex (VCG) cũng “thê thảm” không kém khi doanh thu tăng 47% lên 1.965 tỷ đồng nhưng lợi nhuận lại lao dốc 98% về vỏn vẹn còn 16 tỷ đồng do giá trị hàng tồn kho lớn và chi phí tài chính tăng cao.
 
Cùng cảnh ngộ, Lizen (LCG) báo cáo doanh thu đạt 242,27 tỷ đồng, tăng 33,6% nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ là 10,31 tỷ đồng, giảm 80,1% so với cùng kỳ.
 
Trong khi đó, Coteccons (CTD) công bố báo cáo tài chính quý I/2023 với doanh thu thuần đạt 3.130 tỷ đồng, tăng gần 64% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, Coteccons vẫn báo lãi sau thuế chỉ đạt 22 tỷ đồng, giảm 25% so với cùng kỳ năm trước.
 
Trái với kết quả kinh doanh ảm đạm, trên sàn chứng khoán, nhờ làn sóng đầu tư cơ sở hạ tầng từ Chính phủ, cổ phiếu ngành xây dựng lại ghi nhận một đợt phục hồi ấn tượng trong quý I/2023.
 
Đáng chú ý, một số cổ phiếu đầu ngành nêu trên đã tăng giá vượt trội hoàn toàn VN-Index, với mức giá tăng từ 20% - 60% do kỳ vọng nguồn vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng từ Chính phủ sẽ tiếp tục gia tăng.
 
Trong đó, HBCFCN đang hút tiền khá mạnh khi ghi nhận mức thanh khoản khá cao, thậm chí FCN còn lập kỷ lục thanh khoản kể từ đầu năm 2023.
 
Có thể nói, đà tăng của nhóm cổ phiếu xây dựng đang mang lại niềm vui lớn cho các cổ đông mới cũng như cổ đông đang bị “kẹp hàng” mong "ngày về bờ".
 
Dù vậy, Mirare Asset cho rằng, việc cổ phiếu nhóm ngành này đã tăng tương đối nhanh và đủ dài, trong khi thu nhập chưa bắt kịp diễn biến thị trường, khiến định giá trở nên bớt hấp dẫn hơn, đồng nghĩa với việc cổ phiếu không còn rẻ. Cho nên cần có thêm chất xúc tác/yếu tố thuận lợi để bù đắp cho việc tăng giá, trước khi cổ phiếu di chuyển đến một vùng giá cao hơn.
 
“Các nhà đầu tư nên chờ đợi sự cải thiện về thu nhập", Mirae Asset khuyến nghị.
 
Kỳ vọng “chất xúc tác” trơn tru
 
Có thể nói, ngành xây dựng trải qua một năm 2022 với nhiều khó khăn khi doanh thu và lợi nhuận sụt giảm đáng kể. Các nhà phát triển bất động sản bị ảnh hưởng khá nặng từ những biến động thị trường trái phiếu doanh nghiệp, khiến thanh khoản suy giảm và làm trì trệ quá trình phát triển dự án.
 
Bên cạnh đó, giá nguyên vật liệu xây dựng như sắt thép, xi măng, bê tông, cát, gạch… tăng mạnh từ thời điểm cuối 2021 đến quý III/2022. Trong khi đó, các gói thầu được ký kết trước và có độ trễ kể từ lúc ký hợp đồng cho đến lúc thi công khiến cho giá trúng thầu và giá thi công chênh lệch ngày càng lớn, xói mòn biên lợi nhuận và gây lỗ ở một số dự án.
 
Sang năm 2023, trong bối cảnh nhiều thách thức phía trước đối với thị trường bất động sản, giới phân tích cho rằng, phân khúc nhà ở sẽ tiếp tục ở mức yếu, chỉ một số nhà phát triển bất động sản có quản lý chất lượng cao và nền tảng tài chính vững mạnh mới có thể đưa ra các dự án mới, dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn nữa giữa các công ty xây dựng. Do đó, chỉ một số ít nhà thầu có uy tín và thương hiệu mới có thể tiếp tục đảm nhận phân khúc khó khăn này.
 
Mặt khác, một số doanh nghiệp trong mảng hạ tầng đang triển khai các cao tốc trong giai đoạn 1 hoặc các nhà máy công nghiệp, dự án hạ tầng khác được kỳ vọng hưởng lợi từ làn sóng đầu tư công.
 
Theo đó, cổ phiếu của các doanh nghiệp liên quan đến những thông tin trên được kỳ vọng là “bến đỗ” an toàn cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, đến nay, giải ngân vốn đầu tư công vẫn trì trệ không được như kỳ vọng.
 
Đến cuối tháng 4/2023, ước tính giải ngân vốn đầu tư công của Việt Nam là 112.786 tỷ đồng, đạt 14,63% mục tiêu năm 2023. So với mục tiêu Thủ tướng Chính phủ giao, tỷ lệ giải ngân đạt 15,65%; trong đó, giải ngân trong nước đạt 16,03% và giải ngân nước ngoài đạt 6,28%.
 
Cập nhật tiến độ cao tốc Bắc Nam trong giai đoạn 1 (2017–2020): Đến hết tháng 4/2023, ước lũy kế giải ngân 49.144 tỷ đồng, đạt 78,7% kế hoạch; trong đó, năm 2023 là 4.029 tỷ đồng, đạt 23,8% kế hoạch năm 2023.
 
Trong giai đoạn 2 (2021–2025): Đến hết tháng 4/2023, lũy kế ước giải ngân là 25.687 tỷ đồng, đạt 46,9% kế hoạch; trong đó, năm 2023 là 16.545 tỷ đồng, đạt 36,4% kế hoạch năm 2023.
 
Dù vậy, một số thông tin đáng chú ý như đầu năm nay, Bộ Giao thông Vận tải đã lên kế hoạch với 7 hợp phần và cầu Mỹ Thuận 2 của giai đoạn 1 sẽ đi vào hoạt động vào năm 2023. Ba trong số đó đã hoàn thành vào cuối tháng 4, với 5 hợp phần khác sẽ hoàn thành vào cuối năm. Với kinh nghiệm thu được từ giai đoạn 1, kỳ vọng Bộ Giao thông Vận tải sẽ điều hành các công việc và thủ tục trong giai đoạn 2 một cách hợp lý, đẩy nhanh tiến độ ngay từ đầu và rút ngắn thời gian thi công.
 
Đồng thời, với những công việc đang được triển khai, Mirae Asset kỳ vọng đến cuối năm 2025, tuyến đường cao tốc Bắc Nam sẽ được kết nối hoàn chỉnh, vận chuyển hàng hóa, dịch vụ và hành khách xuyên suốt trục Bắc - Nam.
 
Mặt khác, đà giảm của giá sắt trong thời gian gần đây sẽ giúp hạ nhiệt giá vật liệu xây dựng, mang tới hi vọng thắp sáng ngành xây dựng.
 
“Bên cạnh lĩnh vực bất động sản nhà ở, các hoạt động đầu tư công vốn đang được kỳ vọng sẽ tạo động lực tăng trưởng trong năm nay, vì thế, giá sắt thép giảm sẽ giúp cho các doanh nghiệp giảm áp lực về chi phí. Ngoài ra, các dự án đường cao tốc thường đòi hỏi nhiều thời gian với khối lượng nguyên vật liệu xây dựng lớn, nên đà giảm hiện nay của giá sắt có thể sẽ là cơ hội tốt để các doanh nghiệp tích lũy lượng hàng tồn kho giá rẻ”, ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng hóa Việt Nam đánh giá.
 

Cổ phiếu liên quan

Công ty
Giá
Tin tức