Dù tình hình chung vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng tại một số doanh nghiệp dệt may đã bắt đầu ghi nhận tín hiệu tích cực về doanh thu cũng như đơn hàng.
Bối cảnh chung của thị trường dệt may vẫn rất ảm đạm. Ảnh: N.H
Kết quả kinh doanh 4 tháng đầu năm 2023 của Công ty CP Dệt may đầu tư thương mại Thành Công (
TCM) cũng ghi nhận mức giảm 27% về doanh thu so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 47,26 triệu USD.
Thị trường xuất khẩu của
TCM tập trung ở châu Á, châu Mỹ, châu Âu… Theo ban lãnh đạo
TCM, lạm phát đã khiến người tiêu dùng tại Mỹ và EU giảm tiêu dùng cho những mặt hàng không thiết yếu, trong đó có hàng dệt may. Do đó, tình hình xuất khẩu của công ty sang các thị trường này giảm sút so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, rủi ro đã được giảm thiểu đáng kể nhờ chiến lược đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, trong đó có thị trường châu Á mà chủ lực là Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc, đồng thời chú trọng phát triển thị trường nội địa đối với mảng vải, sợi để giảm thiểu rủi ro và gia tăng tỷ trọng xuất khẩu.
Tình hình đơn hàng của
TCM cũng khá tích cực khi công ty đã nhận khoảng 80% đơn hàng cho quý 2 và khoảng 65% đơn hàng cho quý 3/2023. Công ty dự báo, đơn hàng quý 3 và quý 4 sẽ khả quan hơn, người dân tại Mỹ và các nước sẽ chi tiêu, mua sắm nhiều hơn cho mùa lễ hội nên kỳ vọng đơn hàng sẽ tốt hơn.
Tương tự
TCM, tình hình tại Công ty CP Đầu tư và thương mại
TNG cũng bắt đầu cho thấy tín hiệu tích cực. Doanh thu lũy kế 4 tháng đạt 1.962 tỷ đồng, tăng 147 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước, tương đương mức tăng 8%. Lợi nhuận 4 tháng đạt trên 61%, tăng 9% so với 4 tháng năm 2022.
Tuy nhiên, bình diện chung ngành dệt may vẫn rất ảm đạm. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong 4 tháng đầu năm 2023 đạt 9,72 tỷ USD, giảm 18% so với cùng kỳ năm 2022. Bên cạnh tác động của lạm phát khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, doanh nghiệp còn phải đáp ứng những yêu cầu khắt khe từ các nhãn hàng như giảm giá bán, đơn hàng nhỏ, thời gian giao hàng nhanh, chất lượng đòi hỏi cao hơn, sử dụng vải có thành phần sợi tái chế...
Ngoài ra, các nhãn hàng còn yêu cầu doanh nghiệp phải tuân thủ các chính sách như xanh hóa và phát triển bền vững trong các khâu sản xuất như tiết kiệm năng lượng, năng lượng tái tạo, giảm phát thải… đặt ra không ít thách thức cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.
Theo ông Trương Văn Cẩm, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), dự báo phải đến quý 4 năm nay, thị trường mới có thể ấm trở lại. Dự báo này đã được nới thêm đáng kể so với dự báo trước đó là vào khoảng hết quý 2/2023.