• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
19 Tháng Giêng 2025 3:25:38 CH - Mở cửa
Kế hoạch di dời nhà máy khỏi nội đô vẫn “tắc"
Nguồn tin: Diễn đàn doanh nghiệp | 26/06/2023 8:35:00 CH
Việc di dời trụ sở cơ quan nhà nước, các trường đại học, đặc biệt là các cơ sở sản xuất khỏi đô thị đã được đặt ra từ cách đây hàng chục năm, nhưng thực tế triển khai lại vô cùng chậm chạp.
 
 
9 cơ sở sản xuất công nghiệp tại Hà Nội dự kiến được di dời ra khỏi nội đô giai đoạn 2022-2027. Đồ họa: Duy Anh/Zing
 
Chỉ thị số 23-CT/TW, ngày 25/5/2023 của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông nhấn mạnh phải thực hiện nghiêm lộ trình di dời trụ sở cơ quan, trường đại học, khu sản xuất công nghiệp… ra khỏi trung tâm đô thị.
 
Chưa quyết liệt
 
Thực tế từ đầu năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 130/QĐ-TTg về biện pháp, lộ trình di dời và việc sử dụng quỹ đất sau khi di dời cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ quan, đơn vị trong nội TP Hà Nội.
 
Để triển khai Quyết định 130, UBND TP Hà Nội đã thành lập Ban chỉ đạo công tác di dời; xây dựng danh mục công trình cần di dời cụ thể, thứ tự di dời theo các giai đoạn trên địa bàn 12 quận nội thành... Theo lộ trình từ 2016 - 2020, Thành phố di dời tổng cộng 117 cơ sở ra khỏi nội thành.
 
Theo con số mới nhất từ Sở TN&MT TP Hà Nội, mới có 67 cơ sở sản xuất di dời ra ngoại thành hoặc tỉnh lân cận.
 
Một số cơ sở sản xuất công nghiệp trong diện phải di dời nhưng vẫn hoạt động trên địa bàn có thể kể đến như Nhà máy bia Hà Nội ở Hoàng Hoa Thám, Công ty cổ phần Xây lắp và Cơ khí Cầu đường tại Trần Quý Cáp,…
 
KTS Phạm Thanh Tùng – Chánh văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho biết, việc nằm trong danh sách phải di dời nhưng vẫn chây ỳ là bởi nguyên nhân từ lợi ích vị trí đắc địa của trụ sở cũ. Việc các cơ quan chức năng chưa quyết liệt trong công tác di dời cũng là một phần nguyên do.
 
Theo ông Tùng, cần xây dựng hành lang pháp lý rõ ràng liên quan đến việc các doanh nghiệp phải di dời khi đã có quỹ đất hoặc đã nhận được sự hỗ trợ để di chuyển. Đối với những đơn vị đã được bố trí cơ sở sản xuất mới, Thành phố cần ban hành quyết định hành chính yêu cầu doanh nghiệp đưa ra lộ trình di chuyển rõ ràng và bàn giao lại quỹ đất.
 
Bên cạnh đó, việc làm gì với quỹ đất cần phải được làm rõ bởi nhiều khu đất sau khi di dời trở thành các cao ốc lớn, gây gia tăng tình trạng quá tải cho nội đô, có thể kể đến như dự án 90 Nguyễn Tuân, dự án Thống Nhất 82 Nguyễn Tuân…
 
Thiếu chế tài
 
Các chuyên gia thừa nhận, nguyên nhân lớn nhất khiến công tác di dời còn chậm (bao gồm cả việc xây dựng trường học, nhà máy tại vị trí mới và khai thác, chuyển mục đích sử dụng đất tại cơ sở cũ) là bởi được điều chỉnh bởi hệ thống văn bản pháp luật đồ sộ, dẫn đến quá trình thực hiện phát sinh nhiều vướng mắc.
 
 
Người dân mong muốn đẩy nhanh tiến độ di dời nhà máy xí nghiệp sản xuất, trường đại học, bệnh viện từ khu vực nội thành ra ngoại thành.
 
Chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp, đại diện Bộ Xây dựng cho biết, việc tổ chức triển khai từ khâu lập quy hoạch, đề án di dời cho đến tổ chức thực hiện còn chậm bởi có sự thay đổi về chủ trương, chính sách pháp luật liên quan ảnh hưởng tới tiến độ lập quy hoạch, đề án di dời. Quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn trong huy động nguồn lực, bố trí nguồn vốn thực hiện trong khi công tác di dời đòi hỏi nhu cầu vốn ngân sách rất lớn. Sự chủ động, phối hợp thực hiện của các cơ quan có liên quan chưa cao, chưa thực sự khuyến khích được các cơ sở trong việc thực hiện di dời, đặc biệt chưa có chế tài xử lý đối với việc chậm thực hiện di dời…
 
Hiện nay Bộ Xây dựng đang hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng để tạo hành lang pháp lý trong công tác quản lý, triển khai thực hiện theo quy hoạch. Bộ này cũng đang phối hợp với các Bộ, ngành, UBND trong Vùng Thủ đô trong quá trình hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về xây dựng. Qua đó, các cơ quan có thể kịp thời phát hiện những tồn tại, hạn chế, kiến nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển và điều kiện, tình hình thực tế.
 
“Bộ Xây dựng đang thực hiện quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội, tạo liên kết không gian vùng, chia sẻ chức năng các đô thị, tạo động lực, sức hấp dẫn cho các đô thị vệ tinh để giảm áp lực dân số trong các đô thị lớn, giúp công tác di dời đạt hiệu quả” – đại diện Bộ Xây dựng khẳng định.
 
TS. Lê Quân, Hiệu trưởng đại học Kiến trúc Hà Nội đề xuất, các nhà máy cũ sau khi di dời cần chuyển đổi thành không gian sáng tạo, công viên, cây xanh nhằm cung cấp thêm không gian công cộng cho người dân Hà Nội, giải tỏa bớt sự ngột ngạt của đô thị.
 
Bên cạnh đó, với hơn 100 nhà máy, cơ sở công nghiệp đã và đang được di dời khỏi nội thành Hà Nội từ 2019, trong đó có những công trình có tuổi đời hàng trăm năm với kiến trúc độc đáo, có giá trị lịch sử, những khu vực này rất phù hợp để xây dựng các di tích, không gian văn hóa sống động.