• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
20 Tháng Giêng 2025 5:00:43 SA - Mở cửa
Xây dựng chiến lược cho phát triển công nghiệp Đồng Nai
Nguồn tin: Báo Đồng Nai | 30/06/2023 5:10:00 CH
Một trong những điểm trọng tâm của quy hoạch Đồng Nai đến năm 2030, tầm nhìn 2050 là phát triển công nghiệp. Theo đó, Đồng Nai phấn đấu trở thành một trong những cực tăng trưởng quan trọng của cả nước, ngang hàng với các đô thị lớn như: Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng...
 
 
Khu công nghiệp Long Đức (H.Long Thành) sẽ được mở rộng giai đoạn 2. Ảnh: V.Gia
 
Vừa qua, tại hội thảo đóng góp ý kiến về quy hoạch do UBND tỉnh tổ chức, nhiều ý kiến tâm huyết đóng góp để Đồng Nai định hướng phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại.
 
* Phát triển 5 ngành công nghiệp chủ lực
 
Trong Đề án Quy hoạch của tỉnh xác định Đồng Nai định hướng phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, là động lực tăng trưởng chính trong những năm tới của nền kinh tế. Trong đó, tỉnh chú trọng vào công nghiệp hỗ trợ cho nhóm ngành giá trị cao trong nước và trên thế giới, đồng thời duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ các nhóm ngành chủ lực còn lại. Nền tảng cho ngành công nghiệp của tỉnh bứt phá là các bước tiến trong khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ 4.0, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững và hướng tới hoàn thiện chuỗi giá trị của các ngành nghề, lĩnh vực thế mạnh.
 
Trong lộ trình đến năm 2050, giai đoạn 2022-2025 là thời kỳ đẩy mạnh việc triển khai và thu hút đầu tư có chọn lọc các ngành nghề, lĩnh vực vào các khu công nghiệp (KCN) hiện hữu và mới thành lập trên địa bàn tỉnh, từng bước hình thành các KCN hỗ trợ, KCN công nghệ cao trên địa bàn.
 
Theo Đề án Quy hoạch của tỉnh, Đồng Nai hướng đến xây dựng nền công nghiệp và các dịch vụ hỗ trợ hiện đại, đặt nền tảng cho các chuỗi giá trị công nghiệp chuyên sâu. Tỉnh sẽ đẩy mạnh phát triển các nhóm ngành chủ lực, có giá trị cao và tạo điều kiện cho nhóm ngành công nghệ mới, nhiều tiềm năng.
 
Để phát triển công nghiệp hiện đại, Đồng Nai xác định tập trung vào 5 nhóm ngành chính là: công nghiệp chế tạo máy và cơ khí chính xác; điện, điện tử; sản xuất phương tiện vận tải; hóa chất và nhóm ngành sản xuất, chế biến thực phẩm. Đây được coi là thỏi nam châm thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong và ngoài nước, đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia.
 
Cụ thể, ngành công nghiệp chế tạo máy và cơ khí chính xác phấn đấu đóng góp vào tăng trưởng thuộc nhóm đầu cả nước. Tập trung nâng cao giá trị khâu sản xuất, lắp ráp và hình thành trung tâm nghiên cứu, phát triển chuyên biệt để có thể phát huy hết tiềm năng và giá trị của ngành. Ngành điện, điện tử phấn đấu đến năm 2030 lọt vào tốp 3 cả nước; ngành sản xuất phương tiện vận tải tập trung thu hút các doanh nghiệp lớn lĩnh vực sản xuất linh kiện ô tô, xe tải, xe thế hệ mới (xe điện) và linh kiện máy bay. Đồng Nai sẽ từng bước tham gia sâu nghiên cứu, phát triển và trở thành trung tâm sản xuất linh kiện phương tiện vận tải của vùng.
 
Đánh giá về tiềm năng công nghiệp của Đồng Nai, PGS-TS Trần Đình Thiên (nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam) cho rằng, từ cái nôi công nghiệp lâu đời, Đồng Nai đã khẳng định được vị thế của mình. Tuy nhiên, để phát triển một cách bền vững, tỉnh cần chuyển hướng mạnh mẽ sang các lĩnh vực hiện đại, thông minh, thậm chí là phát triển sáng tạo. Đây cũng là xu hướng của tương lai mà không chỉ Đồng Nai, các địa phương khác cũng phải tính toán tới.
 
* Cần hàng chục ngàn ha đất công nghiệp
 
Theo tổng hợp hiện trạng và đề xuất phát triển bổ sung, tổng nhu cầu đất KCN đến năm 2030 của Đồng Nai là hơn 22,4 ngàn ha. Trong đó, diện tích các KCN hiện hữu hơn 10,2 ngàn ha; diện tích 13 KCN được đề xuất mở mới và bổ sung là 8,6 ngàn ha. Ngoài ra, các huyện và đơn vị tư vấn đề xuất bổ sung 12 KCN với tổng diện tích khoảng 4 ngàn ha.
 
Các KCN mở mới phần lớn được xây dựng tại vùng ven 4 đô thị trọng điểm, mở rộng về phía Tây Nam các KCN hiện hữu. Các KCN này được đặt tại những khu có hạ tầng giao thông kết nối hoàn thiện bao gồm: quốc lộ 51, quốc lộ 1, quốc lộ 20, đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây...
 
Hiện nay, những hạn chế trong thu hút công nghiệp của địa phương là quỹ đất công nghiệp không còn nhiều, đặc biệt với những nhà đầu tư cần diện tích lớn. Mặc dù tỉnh đã có định hướng bổ sung quỹ đất công nghiệp nhưng vẫn đang trong giai đoạn triển khai, chưa có đất giao cho nhà đầu tư. Việc giải phóng mặt bằng còn nhiều bất cập do thủ tục, hồ sơ pháp lý không theo kịp biến động thực tế của thị trường.
 
TS khoa học, kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn (Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Tư vấn thiết kế Ngô Viết, TP.HCM) cho rằng, hiện trạng của Đồng Nai là các KCN đang trải dài, phân tán ra toàn tỉnh sẽ tạo ra những vấn đề cần giải quyết trong tương lai. Để dễ quản lý và thuận lợi trong quy hoạch, thu hút đầu tư, tỉnh cần tập trung công nghiệp lại, phát triển thành các cụm lớn, gắn kết với logistics đa phương tiện, tăng hiệu quả của sản xuất và kinh tế nói chung.