• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ

Trước sự mạnh lên của đồng USD và những căng thẳng địa chính trị gần đây, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang đối mặt với áp lực...

Tin mới nhận

VN-INDEX 1.276,08 +5,73/+0,45%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.276,08   +5,73/+0,45%  |   HNX-INDEX   231,22   +1,70/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   98,35   +0,61/+0,63%  |   VN30   1.340,52   +2,74/+0,20%  |   HNX30   479,18   +7,29/+1,55%
17 Tháng Hai 2025 8:19:14 SA - Mở cửa
Hàn Quốc: Giá thực phẩm và ăn uống có xu hướng tăng mạnh
Nguồn tin: Vietnam+ | 18/07/2023 7:35:00 SA
Trong khi đó, giá nông sản cũng biến động do mưa lũ lớn khiến các dự báo của giới phân tích cho rằng tình hình thời tiêt không thuận lợi cũng sẽ là yếu tố gây khó khăn cho việc ổn định giá cả.
 
 
Theo số liệu công bố ngày 17/7, tỷ lệ lạm phát giá tiêu dùng năm nay có xu hướng giảm trong 5 tháng liên tiếp và tiếp tục xu hướng ổn định. Tháng trước, lạm phát giá tiêu dùng đã giảm xuống mức 2,7%, lần đầu tiên trở lại mức 2% sau 21 tháng.
 
Mặc dù xu hướng lạm phát cao rõ ràng đã được kiềm chế nhờ tác động của việc giá dầu thế giới giảm, nhưng giá thực phẩm và nhà hàng đang có xu tăng. Trong tháng Sáu, giá thực phẩm chế biến đã tăng hơn 7%, vượt xa tốc độ tăng giá tiêu dùng. Mì ramen tăng 13,4%, bánh mì tăng 11,5% và sữa tăng 9%, ghi nhận mức tăng cao khoảng hai con số. Giá thực phẩm đã tăng trong 30 tháng liên tiếp bất chấp các biện pháp bình ổn giá của cơ quan chức năng.
 
Trong khi giá thực phẩm chế biến và nhà hàng cũng đang tăng mạnh. Giá nông sản dự kiến sẽ tăng cao khi Hàn Quốc đang liên tục hứng chịu các đợt mưa lũ lớn trên toàn quốc. Giới phân tích lo ngại rằng nếu tình hình diễn biến không thuận lợi, nhiều khả năng giá cả tiêu dùng sẽ không thể bước vào giai đoạn ổn định mà sẽ có các biến động  rất lớn.
 
Để hạn chế tình trạng tăng giá lương thực, chính phủ Hàn Quốc đã có những biện pháp quản lý tích cực như triệu tập các công ty cung ứng và yêu cầu 'không tăng giá'. Trong bối cảnh phải điều hành giá ổn định trước đà phục hồi của kinh tế trong nửa cuối năm, việc giải quyết ổn định giá lương thực được cho là vấn đề cấp thiết của Chính phủ. Khi công bố định hướng chính sách kinh tế trong nửa cuối năm, Phó Thủ tướng phụ trách Kinh tế kiêm Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Tài chính Choo Kyung-ho nhấn mạnh nước này sẽ điều hành nền kinh tế vĩ mô một cách linh hoạt thông qua việc củng cố các điều kiện kinh tế vĩ mô, thị trường tài chính đồng thời chú trọng đến sự ổn định giá cả”.
 
Việc chính phủ Hàn Quốc gần đây đã tiến hành các cuộc họp liên ngành nhằm yêu cầu kiềm chế tăng giá được cho là một phần mở rộng của lập trường điều hành giá thông qua chính sách. Tuy nhiên, cũng có lo ngại rằng ảnh hưởng quá mức của chính phủ sẽ phá vỡ trật tự thị trường.
 
Các mặt hàng nông phẩm, thực phẩm, sữa đã bắt đầu giảm giá đôi chút song các phân tích cho rằng biện pháp điều hành giảm giá khó có khả năng kéo dài do chi phí nguyên liệu đầu vào và chi phí sản xuất đang tăng.
 
Ông Sung Tae-yoon, Giáo sư kinh tế tại Đại học Yonsei, cho biết: "Nỗ lực của chính phủ nhằm quản lý giá cả ổn định là cần thiết, nhưng việc thảo luận về quyết định giá cho từng mặt hàng riêng lẻ là điều không nên”. Các chuyên gia kinh tế chỉ ra rằng cần chuẩn bị các biện pháp căn cơ hơn như hỗ trợ chính sách để giảm gánh nặng giá nguyên liệu, kiểm soát cung cầu và cải thiện cơ cấu phân phối hiện nay.
 
Một quan chức của Bộ Kế hoạch và Tài chính cho biết giá cả trong nước sẽ tiếp tục giảm trong tương lai do giá nguyên liệu thô quốc tế ổn định, nhưng những bất ổn do biến động nguyên liệu quốc tế và điều kiện khí hậu vẫn còn. Đây chính là các yếu tố rủi ro khó kiểm soát trong thời gian tới./.