• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,33 +11,79/+0,97%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,33   +11,79/+0,97%  |   HNX-INDEX   221,76   +0,47/+0,21%  |   UPCOM-INDEX   91,50   +0,41/+0,45%  |   VN30   1.286,67   +14,94/+1,17%  |   HNX30   469,81   +2,48/+0,53%
22 Tháng Mười Một 2024 7:08:22 SA - Mở cửa
Xuất khẩu dệt may sẽ đạt 41 tỷ USD
Nguồn tin: Báo Hải quan | 01/08/2023 9:25:00 CH
Trước những biến động đầy thách thức của thị trường, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, các DN dệt may Việt Nam đã thích ứng rất nhanh chóng đối với các vấn đề về thị trường, sản phẩm, đơn hàng, đặc biệt là yêu cầu về xanh hóa để giữ được sự ổn định tương đối trong sản xuất và xuất khẩu.
 
 
Thưa ông, trước những khó khăn của thị trường thời gian qua, ngành dệt may Việt Nam đã xoay xở ra sao và ông đánh giá thế nào về triển vọng xuất khẩu của ngành trong năm nay?
 
Trong 7 tháng đầu năm 2003, toàn ngành dệt may Việt Nam đã xuất khẩu được 22,7 tỷ USD, giảm 14 % so với cùng kỳ năm trước. Mức giảm này thấp hơn đáng kể so với mức 17% hồi cuối tháng 6. Kết quả này là rất đáng khích lệ trong tình hình hiện nay và đã cho thấy sự nỗ lực của các DN trong ngành. Bởi các DN đã phải đối mặt với những áp lực, thách thức rất lớn trong 6 tháng cuối năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023, nhưng ngành dệt may Việt Nam đã tìm ra nút thắt và nhanh chóng thích ứng.
 
Theo đó, các DN thực hiện đa dạng hóa thị trường, đưa hàng dệt may Việt Nam đến 77 thị trường trên toàn cầu. Bên cạnh đó là việc đa dạng hóa dòng sản phẩm thay cho việc chuyên môn hóa như trước đây. Các DN dệt may Việt Nam cũng đã thích ứng rất nhanh với các đơn hàng nhỏ, thời gian giao hàng ngắn và yêu cầu chất lượng khắt khe hơn. Ngoài ra, những vấn đề về xanh hóa là điểm cộng cho sự phát triển bền vững của ngành dệt may Việt Nam trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, tôi kỳ vọng năm nay chúng ta sẽ đạt được kim ngạch xuất khẩu 40-41 tỷ USD.
 
Chuyển đổi xanh đang là chiến lược trọng tâm của ngành dệt may Việt Nam hướng tới sự phát triển bền vững trong tương lai, trong quá trình thực hiện chiến lược này, các DN đã gặp phải những thách thức nào, thưa ông?
 
Ngành dệt may Việt Nam đã đầu tư vào các vấn đề phát triển bền vững, xanh hóa, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, môi trường làm việc cho người lao động và công nghệ trong suốt 7 năm vừa qua, đặc biệt là trong 5 năm gần đây. Trong quá trình đó đã đặt ra không ít thách thức liên quan đến vấn đề tài chính cho đầu tư phát triển bền vững. Bên cạnh đó là thách thức về đảm bảo khả năng thích ứng Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam cũng như những điều khoản trong các hiệp định thương mại của nước nhập khẩu. Một thách thức nữa là những rào cản kỹ thuật mà một số nước đưa ra sau Hiệp định thương mại. Đây mới chính là vấn đề khó khăn, đặc biệt là liên quan đến vấn đề các dòng sản phẩm tái chế. Hiện các nước đặt ra yêu cầu phải đưa ra tỷ lệ phần trăm tái chế trong sản phẩm sẽ xuất khẩu vào thị trường của họ.
 
Xin ông chia sẻ đôi nét về mức độ đáp ứng của dệt may Việt Nam về vấn đề tái chế hiện nay?
 
Các DN dệt may Việt Nam đã bắt đầu triển khai đầu tư vào các sản phẩm tái chế và các nước châu Âu cũng đã đặt ra vấn đề sử dụng sản phẩm tái chế nhưng áp lực chưa phải là quá lớn. Các nước đưa ra lộ trình cho chúng ta để đáp ứng các điều kiện của họ. Hiện các DN dệt may Việt Nam đã đáp ứng được khoảng 15 – 18% về sản phẩm tái chế và tôi cho rằng chúng ta sẽ thích ứng kịp.
 
Hiện tại chúng ta đã có rất nhiều nhà máy đạt các chuẩn mực về phát triển bền vững như môi trường xanh, môi trường sạch, tiết kiệm năng lượng, nguồn nước, năng lượng tái tạo và đặc biệt là môi trường làm việc. Trong đó, có những nhà máy đã đạt các chứng chỉ của Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và các tổ chức quốc tế.
 
Tháng 11 tới, chúng tôi sẽ mời đại sứ các nước EU và các tổ chức, cộng đồng DN EU đi thăm một nhà máy của Việt Nam là Công ty may Tân Đệ ở tỉnh Thái Bình. Nhà máy này có 19.500 lao động nhưng nhìn từ bên ngoài lại giống như một khu rừng. Đây cũng là mô hình mà chúng tôi sẽ tiếp tục nhân rộng ra các DN trong thời gian tới.
 
Tuy nhiên, tôi cho tằng việc các nhãn hàng đặt ra yêu cầu về sản phẩm xanh, sản phẩm bền vững hay sản phẩm tái chế cũng chỉ là một tiêu chuẩn thôi. Bên cạnh đó, các DN dệt may Việt Nam vẫn phải đáp ứng được về vấn đề giá cả, thời gian giao hàng và chất lượng sản phẩm thì mới có được sự ổn định của đơn hàng.
 
Trong bối cảnh như vậy, triển lãm SaigonFabric Summer 2023 diễn ra vào cuối tuần qua có ý nghĩa như thế nào đối với ngành dệt may Việt Nam, thưa ông?
 
Hội chợ SaigonFabric Summer lần này đã giải quyết được 5 vấn đề lớn đối với ngành dệt may Việt Nam.
 
Thứ nhất, đây là hội chợ nguyên phụ liệu đầu tiên chuyên cho thị trường nội địa, qua đó tạo kênh thông tin cho các nhà sản xuất và các nhãn hàng, đặc biệt là các nhà thiết kế thời trang có được những loại nguyên phụ liệu họ đang cần và thị trường Việt Nam đang thiếu.
 
Thứ hai, hội chợ lần này sẽ định hình lại chiến lược phát triển bền vững các sản phẩm tái chế mà các nước nhập khẩu đặt ra đối với ngành dệt may Việt Nam.
 
Thứ ba, hội chợ lần này cũng tạo cơ hội cho những liên kết chuỗi giữa các nhà sản xuất sợi, dệt, nhuộm và những nhà sản xuất may, qua đó mang lại sự phát triển ổn định và bền vững.
 
Thứ tư, hội chợ cũng chính là bước đi trong chiến lược phát triển của Chính phủ đặt ra cho ngành dệt may, da giày Việt Nam. Sang năm 2024, chúng ta sẽ tiếp tục phải triển khai những hội chợ tương đồng như thế này và có thêm một số dòng sản phẩm mới vào thị trường.
 
Thứ năm, tôi cho là hết sức quan trọng, đó là sự nhận diện của các nhãn hàng vào thị trường ngành dệt may Việt Nam, đặc biệt là cách nhìn nhận của các nước nhập khẩu khi họ thấy rằng chúng ta liên tục tổ chức các hội chợ như thế này để đưa ra được kênh thông tin, đưa ra được các dòng sản phẩm nguyên phụ liệu mới. Điều này sẽ góp phần để các nhãn hàng, người mua hàng quyết định chọn thị trường Việt Nam để phát triển một số dòng sản phẩm xuất khẩu vào thị trường của họ.
 
Xin cảm ơn ông!