• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.234,70 +6,60/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.234,70   +6,60/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,25   +0,96/+0,43%  |   UPCOM-INDEX   91,82   +0,12/+0,13%  |   VN30   1.291,94   +5,87/+0,46%  |   HNX30   471,74   +3,77/+0,81%
25 Tháng Mười Một 2024 3:15:16 CH - Mở cửa
Các công ty dầu khí lớn "lơ là" cam kết giảm khí thải
Nguồn tin: Vietnam+ | 13/09/2023 5:05:00 CH
Khoảng 16 công ty chỉ nhắm đến lượng khí thải từ hoạt động của công ty mà không xem xét cả lượng khí thải gián tiếp liên quan đến việc sử dụng và toàn bộ vòng đời của sản phẩm mà họ tạo ra.
 
Theo báo cáo của Carbon Tracker, một tổ chức phi lợi nhuận nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến thị trường tài chính, các cam kết giảm khí thải của lĩnh vực dầu khí đang không có tiến triển và trong một số trường hợp thậm chí còn thụt lùi.
 
 
Báo cáo của Carbon Tracker đánh giá và xếp hạng các cam kết giảm khí thải của 25 trong số các công ty dầu khí lớn nhất thế giới. Theo các tiêu chí của tổ chức này, mục tiêu khí thải của 24/25 công ty này đều không phù hợp với mục tiêu hạn chế mức độ ấm lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với mức của thời kỳ tiền công nghiệp được đưa ra trong Hiệp định Paris năm 2015.
 
Cam kết yếu nhất đến từ tập đoàn ExxonMobil của Mỹ và năm công ty dầu quốc doanh lớn là Saudi Aramco của Saudi Arabia, Petrobras của Brazil và các công ty Sinopec, PetroChina và CNOOC của Trung Quốc. Trong đó, Aramco đứng cuối bảng vì đây là công ty duy nhất chỉ áp dụng các mục tiêu về giảm khí thải với các tài sản mà Aramco nắm quyền sở hữu và vận hành hoàn toàn.
 
Khoảng 16 công ty chỉ nhắm đến lượng khí thải từ hoạt động của công ty mà không xem xét cả lượng khí thải gián tiếp liên quan đến việc sử dụng và toàn bộ vòng đời của sản phẩm mà họ tạo ra. Cam kết của nhiều công ty đã đi thụt lùi kể từ phân tích năm 2022 của Carbon Tracker. BP đã hạ một mục tiêu cắt giảm sản lượng đến năm 2030 được đưa ra trước đó, còn Shell cho biết sẽ giữ nguyên sản lượng các sản phẩm “dạng lỏng” đến hết thập kỷ này.
 
Công ty Eni của Italy là một điểm sáng ngoại lệ, nhưng kể cả các mục tiêu khí thải của công ty này cũng có vấn đề, vì chúng phụ thuộc nhiều vào việc bán tài sản, các giải pháp dựa vào tự nhiên, các biện pháp đền bù carbon (Carbon offset - được hiểu đơn giản là việc cân bằng lượng khí thải carbon tạo ra bằng cách tài trợ cho các dự án môi trường làm giảm khí nhà kính), và các công nghệ thu giữ và lưu trữ carbon chưa được kiểm chứng. Đồng tác giả của báo cáo nói trên Saidrasul Ashrafkhanov cho rằng thoái vốn hay bán bớt tài sản không phải lúc nào cũng làm giảm lượng khí thải, và việc phụ thuộc vào sự đền bù carbon từ bên thứ ba và các công nghệ chưa được kiểm chứng sẽ làm giảm sự đáng tin các các kế hoạch khí hậu./.